Hậu trường nghề báo:

Làm báo ở nơi nguy hiểm bậc nhất thế giới

Vân Anh |

Mexico được biết đến là một trong những nước nguy hiểm nhất đối với phóng viên. Làm báo ở quốc gia này không dễ dàng gì, khi mà những lời đe doạ bạo lực luôn bủa vây, khi cái giá phải trả của nhà báo nhiều khi là mạng sống.

Đặt cược cả tính mạng

Isai Lara Bermudez chỉ vừa mới bắt đầu bữa trưa ở Tijuana thì một người lạ mặt tiến đến bàn. “Cẩn thận đấy. Hắn ta đang theo dõi anh” - người lại mặt nói.

Lara là một phóng viên điều tra, anh từng viết một loạt bài hồi tháng hai về vụ cảnh sát trưởng một thành phố lân cận tra tấn tù nhân. Hàng tuần liền sau đó, anh không dám ra ngoài mà không có vệ sĩ. Anh lo lắng về sự an toàn của cô con gái nhỏ, lúc nào cũng sợ liệu những chiếc xe đi trên đường có những tay súng sẵn sàng giết anh hay không. Đó là những gì mà những phóng viên làm mảng điều tra như Lara phải chịu đựng ở Mexico.

Những nhà báo dũng cảm viết bài về các hành vi lừa đảo của những băng đảng ma tuý hay nạn tham nhũng của chính phủ thường phải đối mặt với những lời đe doạ và trả đũa, cái giá họ phải trả nhiều khi là cả tính mạng. Mexico đã trở thành nước nguy hiểm thứ 3 trên thế giới đối với các nhà báo. Nhiều tờ báo trên khắp đất nước này đã phải né tránh những chủ đề gây tranh cãi, hoặc phải đóng cửa hoàn toàn.

Nhưng Lara vẫn miệt mài viết, cùng với các đồng nghiệp ở tờ Zeta, một trong những tờ báo có uy tín nhất Mexico. Zeta cũng là một trong những ấn phẩm thường bị nhằm đến thường xuyên nhất: Trong ba thập kỷ qua, khi tờ tuần báo Tijuana đăng tải các bài viết về nạn tham nhũng của chính phủ và cuộc chiến ma tuý ở Mexico, hai biên tập viên đã bị giết và một người bị thương nặng vì những bài báo họ viết. Trung tâm báo chí Knight ở Mỹ đã có lần nói rằng, các phóng viên và biên tập viên tờ Zeta “làm báo tự sát”. Khẩu hiệu của tờ báo được in trên trang nhất, giữa những tin bài về các vụ giết người và cáo buộc tham nhũng, là: “Tự do như gió”.

May mắn cho Lara, lời cảnh báo của người lạ mặt ở nhà hàng không thành hiện thực. Nhưng điều đó không có nghĩa là anh được thư giãn. Tháng 4 năm nay, lực lượng thực thi pháp luật của Mexico và Mỹ đã chặn được âm mưu đe doạ của một gã trùm ma tuý định đánh bom trụ sở Zeta. Giờ đây, mỗi sáng đến toà báo, Lara lại gật đầu chào một nhóm cảnh sát mang theo súng máy đứng gác trước cổng cơ quan. “Đôi khi tôi tự hỏi liệu điều đó có đáng không. Nhưng chúng tôi đã cam kết với độc giả. Nếu tê liệt vì sợ hãi, sẽ chẳng làm được gì” - Lara, 34 tuổi, nói với tờ Los Angeles Times.

Kể từ năm 2000, 124 nhà báo đã bị giết ở Mexico, theo số liệu của Uỷ ban Nhân quyền Quốc gia, một tổ chức giám sát độc lập của chính phủ. Article 19, một tổ chức phi lợi nhuận bảo vệ truyền thông ở Mexico, đã thống kê có 426 vụ tấn công hoặc đe doạ báo chí trong năm 2016, kể cả đánh đập và tra tấn. Còn theo Tổ chức Phóng viên Không Biên giới, chỉ Syria và Afghanistan là vượt Mexico về số lượng nhà báo bị giết hại.

Kể từ tháng 3.2017 đến nay, đã có 4 nhà báo bị giết và 3 người bị thương trong các vụ tấn công bằng súng ở khắp Mexico. Những nạn nhân mới nhất là Miroslava Breach - phóng viên điều tra kỳ cựu bị bắn chết khi đang lái xe chở con hôm 23.3 ở Chihuahua. Cái chết của cô khiến tờ báo El Norte ở thành phố Juarez nơi cô làm việc phải đóng cửa sau 27 năm hoạt động. Trong một lá thư gửi độc giả, tổng biên tập tờ báo nói rằng ông không thể đảm bảo cho sự an toàn cho các nhân viên của mình nữa.

Đương đầu

Ở một đất nước mà các nhà báo bị cái ác đe dọa hằng ngày, Zeta nổi bật vì sự dũng cảm - Alejandro Hope, một chuyên gia an ninh ở Mexico City cho hay. “Họ đã thực hiện những phóng sự điều tra về bạo lực ma tuý, về tham nhũng. Nhiều khi họ đã đi đến tận cùng địa ngục và bằng cách nào đó sống sót trở về”.

Cùng với việc phanh phui tham nhũng, Zeta ghi nhận sự gia tăng bạo lực với tốc độ khủng khiếp ở Mexico, cụ thể là năm nay đã xảy ra nhiều vụ giết người hơn bất cứ năm nào trước đó. Các vụ đổ máu đặc biệt nghiêm trọng xảy ra ở thành phố Tijuana và bang Baja California. Theo các con số thống kê, 181 người bị giết trong tháng ba năm nay, nhiều gấp đôi so với tháng ba năm ngoái.

Trong khi nhiều người Mexico mệt mỏi trong cuộc chiến chống ma tuý kéo dài 10 năm qua, Lara vẫn tin rằng sự thay đổi chỉ có thể xảy ra khi các nhà báo tiếp tục làm sáng tỏ vấn đề. “Chúng ta không thể lờ nó đi. Thành phố của tôi đang đau đớn, đất nước tôi đang đau đớn. Đó là lý do vì sao tôi ở đây” - Lara nói.

Vào một buổi chiều gió lạnh mới đây, nhiếp ảnh gia Margarito Martinez nhận được tin báo của cảnh sát. Một người đàn ông bị giết ở Camino Verde, một khu phố nghèo với những con đường bụi bặm và những ngôi nhà tồi tàn. Martinez - phóng viên ảnh tự do thường xuyên cộng tác với Zeta, vội vã lao đến hiện trường trên chiếc xe tải nhỏ, không quên mang theo áo chống đạn. Martinez bắt đầu chụp ảnh ngay khi phát hiện thi thể người đàn ông nằm sấp dưới đất, máu chảy lênh láng từ vết thương do đạn găm vào sau đầu. Bên cạnh thi thể có tờ giấy viết tay: “Không tha thứ cho những kẻ mới”, ký tên “Băng đảng thế hệ mới Tijuana”.

Trong những tháng gần đây, Martinez và đồng nghiệp ở tờ Zeta đã viết về sự gia tăng của nhóm tội phạm mới nhất ở Tijuana, một liên minh được hình thành giữa các thành viên của tổ chức Arellano Felix từng làm mưa gió ở Baja California và Băng đảng thế hệ mới Jalisco, nhanh chóng trở thành một trong những băng đảng ma tuý thế lực nhất Mexico.

Để bảo vệ phóng viên, những bài điều tra thường được ký dưới bút danh “Điều tra của Zeta” chứ không để tên thật của người viết. Cửa sổ của toà soạn báo ở một trong những khu dân cư đẹp nhất Tijuana, được lắp kính chống đạn.

Khi nhận được lời đe doạ, tờ báo lập tức đăng tải chi tiết, với mục đích để càng nhiều người ý thức được tội phạm, thì càng ít khả năng nó xảy ra. Sau đó, toà soạn cảnh báo Cơ chế Bảo vệ Nhân quyền và Nhà báo - một chương trình của chính phủ từ năm 2012 nhằm cung cấp chỗ sơ tán khẩn cấp, bố trí cảnh sát bảo vệ và trong một số trường hợp thậm chí triệu tập các cơ quan chức năng. 174 nhà báo được bảo vệ theo chương trình này.

Tuy nhiên, kinh phí cho chương trình sẽ hết sau vài tháng nữa. Các nhà lập pháp Mexico không dành thêm tiền cho nó. Giới vận động nhân quyền phàn nàn rằng quan chức chính phủ không muốn tăng cường bảo vệ nhà báo, vì minh bạch và tự do báo chí thường không phục vụ lợi ích tốt nhất của họ. “Không có ý chí chính trị để giải quyết vấn đề này vì những gì mà các phóng viên điều tra và viết bài khiến nhiều quan chức khó chịu” - Luis Knapp - luật sư của tổ chức Article 19 - nói. Theo luật sư, chưa đến 1% các vụ phạm tội với phóng viên được giải quyết. Một văn phòng liên bang được thành lập để truy tố tội phạm chống lại tự do ngôn luận chỉ kết án được 2 trường hợp trong hơn 6 năm qua.

Chính sự phẫn nộ về tình trạng đó mà Tổng Biên tập tờ Zeta - bà Adela Navarro - quyết tâm đấu tranh đến cùng. Mỗi tuần, Zeta đăng tải một bài bình luận cả trang với bức ảnh của Hector “El Gato” Felix, một biên tập viên nổi tiếng của Zeta. Vì những lời chỉ trích của ông đối với giới tinh hoa của Mexico, kể cả Jorge Hank Rhon, ông chủ đường đua Tijuana, năm 1988, một tay súng đã giết chết Felix khi ông đang lái xe. Hai vệ sĩ của Rhon bị kết án, nhưng bản thân ông ta chưa bao giờ bị truy tố. Bài xã luận nhắc đến Rhon, cũng như các thống đốc đương nhiệm và cựu thống đốc Baja California: “Liệu chính phủ của bạn có bắt giữ kẻ đã ra lệnh thực hiện tội ác này?”. Bà Navarro, người giành giải thưởng của Uỷ ban Bảo vệ tự do báo chí Quốc tế năm 2007, nói rằng không thể để cho những kẻ giết hại, tra tấn phóng viên sống nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.

Navarro đôi khi cũng thất vọng vì những bài báo của Zeta không gây được tác động lớn hơn. Các quan chức chính phủ tham nhũng vẫn nắm giữ quyền lực. Các băng đảng ma tuý vẫn tiếp tục cuộc chiến đẫm máu. Nhưng bà biết, công sức mà bà và tờ báo bỏ ra đã đạt được kết quả nào đó. Khi Zeta đăng tải tên và ảnh của những kẻ tội phạm ma tuý, nhiều tên trong số đó đã bỏ trốn khỏi Tijuana. 

Kể từ năm 2000, 124 nhà báo đã bị giết ở Mexico, theo số liệu của Uỷ ban Nhân quyền Quốc gia, một tổ chức giám sát độc lập của chính phủ. Article 19, một tổ chức phi lợi nhuận bảo vệ truyền thông ở Mexico, đã thống kê có 426 vụ tấn công hoặc đe doạ báo chí trong năm 2016, kể cả đánh đập và tra tấn. Còn theo Tổ chức Phóng viên Không Biên giới, chỉ Syria và Afghanistan là vượt Mexico về số lượng nhà báo bị giết hại.

Theo Tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF), trong năm 2016 đã có 74 nhà báo thiệt mạng hoặc mất tích. Những khu vực xung đột nguy hiểm nhất đối với các nhà báo là Syria, Afghanistan, Mexico, Iraq và Yemen. Uỷ ban Bảo vệ các nhà báo (CPJ) cho biết, hiện có 259 nhà báo bị giam giữ trên toàn thế giới, con số cao nhất từ khi CPJ tiến hành thống kê từ năm 1990.

Vân Anh
TIN LIÊN QUAN

Hơn 60 nhà báo thiệt mạng khi tác nghiệp tại những điểm nóng chiến sự

BT (TH) |

Theo Ủy ban Bảo vệ nhà báo, từ đầu năm 2016 đến nay đã có hơn 60 nhà báo đã thiệt mạng trong khi tác nghiệp tại những điểm nóng chiến sự như ở Iraq, Afghanistan và Syria hay trong những cuộc chiến với các nhóm tội phạm về buôn lậu và ma túy ở Mexico. Trên con đường đi tìm sự thật đầy gian chông này, tính mạng của các nhà báo không phải lúc nào cũng có thể đảm bảo và tính mạng của họ luôn như ngọn đèn dầu trước gió. (Theo Vietnamplus)

Hai nhà báo Hà Lan bị bắt cóc ở khu vực biên giới Colombia

Hà Liên |

Hai nhà báo Hà Lan Derk Johannes Bolt và Eugenio Follender bị bắt cóc vào cuối tuần qua ở Catatumbo, Colombia, khu vực gần biên giới với Venezuela.

Nếu chọn Philippe Troussier, nên học theo Nhật Bản?

TAM NGUYÊN |

Cách bóng đá Nhật Bản sử dụng huấn luyện viên Philippe Troussier có thể là cách VFF cân nhắc học hỏi…

Các nước Đông Nam Á đón Tết Nguyên đán thế nào?

Ngọc Vân |

Pháo hoa, múa lân và sắc đỏ rực rỡ tràn ngập đường phố, nhà cửa và quần áo là dấu hiệu của Tết Nguyên đán ở các nước Đông Nam Á.

Hà Nội: Ôtô gây tai nạn liên hoàn khiến 8 người bị thương

HỮU CHÁNH |

Chiếc ôtô con đâm trúng 6 xe máy trước khi đâm thẳng vào hộ lan bên đường và dừng lại. Vụ tai nạn khiến 8 người bị thương, được đưa vào bệnh viện cấp cứu.

Tết đi du lịch cũng được, về quê cũng được miễn là luôn hướng về gia đình

Nhóm PV |

Từ xưa tới nay, Tết vốn là dịp để gia đình sum họp sau một năm làm việc vất vả, bôn ba với những bộn bề cuộc sống. Tuy nhiên, xã hội ngày càng hiện đại, thay vì về nhà với gia đình, nhiều người trẻ lựa chọn cách đi du lịch để nghỉ ngơi sau 1 năm mệt nhoài với guồng quay công việc. Trong số Podcast ngày hôm nay, quý vị hãy cùng chúng tôi đi tìm đáp án của câu hỏi Tết nên về nhà hay đi du lịch?

Phạt 50 triệu đồng công ty in cờ nước ngoài lên pano trường đại học

HỮU CHÁNH |

In cờ nước ngoài lên pano của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) gây ra dư luận xấu, Công ty TNHH Quảng cáo Giang - xây dựng Thành An bị Công an tỉnh Bắc Ninh xử phạt 50 triệu đồng.

Những người phụ nữ vất vả mưu sinh mong kiếm đủ tiền về quê ăn Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Những ngày cận Tết Nguyên đán 2023, chợ đầu mối hoa quả Long Biên luôn nhộn nhịp, tấp nập. Tại đây, không khó để bắt gặp hình ảnh những người phụ nữ cửu vạn vất vả kéo xe chở hàng chục chuyến hàng. Họ làm đến ngày 30 với mong muốn có đủ tiền về quê ăn Tết, sum họp cùng gia đình.

Hơn 60 nhà báo thiệt mạng khi tác nghiệp tại những điểm nóng chiến sự

BT (TH) |

Theo Ủy ban Bảo vệ nhà báo, từ đầu năm 2016 đến nay đã có hơn 60 nhà báo đã thiệt mạng trong khi tác nghiệp tại những điểm nóng chiến sự như ở Iraq, Afghanistan và Syria hay trong những cuộc chiến với các nhóm tội phạm về buôn lậu và ma túy ở Mexico. Trên con đường đi tìm sự thật đầy gian chông này, tính mạng của các nhà báo không phải lúc nào cũng có thể đảm bảo và tính mạng của họ luôn như ngọn đèn dầu trước gió. (Theo Vietnamplus)

Hai nhà báo Hà Lan bị bắt cóc ở khu vực biên giới Colombia

Hà Liên |

Hai nhà báo Hà Lan Derk Johannes Bolt và Eugenio Follender bị bắt cóc vào cuối tuần qua ở Catatumbo, Colombia, khu vực gần biên giới với Venezuela.