Kỹ thuật mới của Singapore giúp rút ngắn thời gian thử vaccine COVID-19

Thanh Hà |

Các nhà khoa học ở Singapore phát triển một cách để theo dõi những thay đổi di truyền giúp tăng tốc độ thử vaccine ngừa COVID-19.

Reuters đưa tin, các nhà khoa học trường y Duke-NUS cho biết, kỹ thuật của họ chỉ cần vài ngày để đánh giá các vaccine COVID-19 tiềm năng mà Arcturus Therapeutics - một công ty công nghệ sinh học của Mỹ - cung cấp cho trường để thử nghiệm.

Khung thời gian này được rút ngắn so với thời gian thông thường cần có là vài tháng để thử nghiệm phản ứng của người với vaccine.

Ông Ooi Eng Eong - Phó giám đốc chương trình bệnh truyền nhiễm mới của trường y Duke-NUS nói rằng: "Bạn có thể biết về cách thay đổi của gene, gene nào được kích hoạt, gene nào bị ngắt".

Đánh giá nhanh về những thay đổi tương tự do vaccine kích hoạt cho phép các nhà khoa học xác định hiệu quả và các tác dụng phụ của vaccine một cách nhanh chóng thay vì chỉ dựa trên phản ứng từ những người thử nghiệm vaccine, ông nói thêm.

Hiện tại, chưa có vaccine phòng ngừa hoặc loại thuốc đặc trị nào với virus SARS-CoV-2 đã được phê chuẩn. Hầu hết các bệnh nhân mắc COVID-19 chỉ được chăm sóc hỗ trợ, ví dụ như trợ thở. Các chuyên gia cho biết, cần có từ một năm hoặc lâu hơn để có vaccine ngừa COVID-19 có thể đưa vào sử dụng.

Ông Ooi Eng Eong cho biết có kế hoạch bắt đầu thử nghiệm các vaccine trên chuột trong khoảng 1 tuần và thử nghiệm trên người dự kiến diễn ra trong nửa cuối năm.

Các công ty dược phẩm và các nhà nghiên cứu trên toàn thế giới đang chạy đua để phát triển các loại vaccine và phương pháp điều trị loại virus đã lây nhiễm cho hơn 377.000 người khắp thế giới.

Trong nỗ lực này có thử nghiệm thuốc kháng virus remdesivir của Gilead Science, Mỹ và liệu pháp từ huyết tương của công ty dược phẩm Takeda, Nhật Bản.

Trong bước đi quan trọng hướng tới việc phát triển các phương pháp chẩn đoán, các nhà khoa học ở Duke-NUS đã nuôi cấy virus trong phòng thí nghiệm từ hồi cuối tháng 1, vài ngày sau khi Singapore xác nhận có các ca COVID-19 đầu tiên. Do đó, quốc đảo trở thành nước thứ 3 trên thế giới, ngoài Trung Quốc, nuôi cấy virus.

Singapore cũng đã trở thành nước đi tiên phong trong một động thái khác là xét nghiệm phát hiện các kháng thể virus ngay cả ở những bệnh nhân COVID-19 đã hồi phục. Đây là điều rất quan trọng trong nỗ lực ngăn chặn virus đã được cộng đồng quốc tế ngợi ca.

Trước đây, quá trình phát triển vaccine, từ phát hiện tới cấp phép có thể mất tới 10 năm. Tuy nhiên, ông Ooi Eng Eong nói rằng, khoa học hiện có thể giúp đẩy tiến trình này nhanh hơn nhiều. 

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

WHO thông báo ít nhất 20 loại vaccine ngừa COVID-19 đang được phát triển

Thanh Hà |

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang làm việc với các nhà khoa học trên toàn cầu về ít nhất 20 loại vaccine khác nhau ngừa virus Corona (SARS-CoV-2). Một số vaccine đã đưa vào thử nghiệm lâm sàng trong thời gian kỷ lục - chỉ 60 ngày sau khi giải trình tự gene.

Nghiên cứu của Bỉ phát hiện kháng thể ngăn COVID-19 công hiệu hơn vaccine

Thanh Hà |

Các nhà khoa học tại Đại học Ghent và Viện nghiên cứu công nghệ sinh học Flemish (VIB), Bỉ đã sẵn sàng tiến thêm một bước tiến mới trong phát triển phương pháp tiềm năng để điều trị COVID-19.

5 loại thuốc và vaccine ngừa COVID-19 hứa hẹn giúp chấm dứt đại dịch

Hải Anh |

COVID-19 hiện là đại dịch toàn cầu và chưa tìm được phương thuốc điều trị hoặc vaccine ngăn ngừa dịch bệnh này. Tin mừng là có một số công ty công nghệ sinh học và dược phẩm, với sự hỗ trợ của chính phủ, đang ngày đêm làm việc để phát triển vaccine và thuốc điều trị.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Xe khách đâm nhau trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi, 27 người thương vong

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Một vụ tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi giữa 2 xe khách khiến 1 người chết, 26 người bị thương.

WHO thông báo ít nhất 20 loại vaccine ngừa COVID-19 đang được phát triển

Thanh Hà |

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang làm việc với các nhà khoa học trên toàn cầu về ít nhất 20 loại vaccine khác nhau ngừa virus Corona (SARS-CoV-2). Một số vaccine đã đưa vào thử nghiệm lâm sàng trong thời gian kỷ lục - chỉ 60 ngày sau khi giải trình tự gene.

Nghiên cứu của Bỉ phát hiện kháng thể ngăn COVID-19 công hiệu hơn vaccine

Thanh Hà |

Các nhà khoa học tại Đại học Ghent và Viện nghiên cứu công nghệ sinh học Flemish (VIB), Bỉ đã sẵn sàng tiến thêm một bước tiến mới trong phát triển phương pháp tiềm năng để điều trị COVID-19.

5 loại thuốc và vaccine ngừa COVID-19 hứa hẹn giúp chấm dứt đại dịch

Hải Anh |

COVID-19 hiện là đại dịch toàn cầu và chưa tìm được phương thuốc điều trị hoặc vaccine ngăn ngừa dịch bệnh này. Tin mừng là có một số công ty công nghệ sinh học và dược phẩm, với sự hỗ trợ của chính phủ, đang ngày đêm làm việc để phát triển vaccine và thuốc điều trị.