Kinh tế Việt Nam ảnh hưởng ra sao nếu Mỹ rút khỏi WTO?

ĐỨC THÀNH |

Thêm một lần nữa, Tổng thống Mỹ - ông Donald Trump lại lên tiếng khẳng định các hiệp định thương mại “bất công” với Mỹ.

Từ đó, ông Trump bỏ ngỏ khả năng đưa nước Mỹ rút khỏi Tổ chức thương mại thế giới (WTO) như đã và đang làm với nhiều hiệp định thương mại mà Mỹ dự định hoặc đang tham gia trước đây.

Nếu điều này xảy ra, chắc chắn sẽ làm “rối loạn tạm thời” nền kinh tế thế giới nhưng đồng thời cũng có thể là cơ hội tốt để cải tổ WTO. Trong bối cảnh ấy, nguy cơ nào có thể xảy ra với nền kinh tế Việt Nam và chúng ta cần làm gì để đối phó từ xa, trước khi những nguy cơ đó trở thành hiện thực?

Kinh tế thế giới có thể rơi vào trạng thái không tuân thủ các luật lệ cơ bản

Ngày 30.8, trong một cuộc trao đổi với báo giới, Tổng thống Mỹ Donal Trump đã khẳng định lại nếu các “luật chơi” của WTO không thay đổi theo hướng bình đẳng hơn với Mỹ, ông ta sẽ rút nước Mỹ khỏi WTO.

Đối với Việt Nam, sau 11 năm gia nhập WTO, chúng ta đã tham gia khá sâu vào các cam kết của tổ chức này, vì vậy khi nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ rút khỏi WTO, dù muốn hay không chúng ta cũng bị ảnh hưởng và đối mặt với nhiều nguy cơ.

Nhận định về các nguy cơ này, TS. Nguyễn Đức Thành (Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách) cho rằng: “Bản thân ông Trump và chính quyền của ông ta không hài lòng với thiết kế cấu trúc thương mại thế giới hiện nay. Nếu Mỹ rút khỏi WTO, nền kinh tế thế giới có thể rơi vào trạng thái không tuân thủ các luật lệ cơ bản. Trong ngắn hạn có thể sẽ tạo sự hỗn loạn nhất định đối với thương mại thế giới.

Tuy nhiên, sự hỗn loạn đó không nhất thiết đã là sự nguy hiểm giống như ngày tận thế đối với Việt Nam, một nền kinh tế đã khá quen thuộc với thương mại quốc tế, thế nhưng nó có thể gây khó khăn phức tạp hơn cho cả doanh nghiệp Việt Nam cũng như cách chính phủ Việt Nam ứng phó với sự kiện bất ngờ.

Nếu chính phủ không kịp thời và “thức thời”, chúng ta sẽ còn gặp phải nhiều bất lợi và thiệt thòi khi bị các nền kinh tế lớn “bắt nạt” do chẳng nước nào tuân thủ luật chơi, cứ “cá lớn ép cá bé” thôi. Trong khi đó, ở hoàn cảnh hiện nay, sức mạnh của chúng ta thì không đủ lớn.

Ở trạng thái này, có thể việc bị tấn công, chèn ép sẽ còn nhiều hơn nữa, và không thức thời thì sẽ càng thua thiệt, nhưng cái thua thiệt này phải hiểu theo nghĩa bị lấn át trong thương mại quốc tế.

Để ổn định lại sân chơi lớn này, có thể sẽ phải thiết lập một trật tự thương mại thế giới mới, nhưng điều này sẽ mất rất nhiều thời gian. Chúng ta không thể làm gì khác ngoài việc tiếp tục quan sát và hết sức thận trọng chuẩn bị tâm lý đối phó, bởi có thể Việt Nam phải hứng chịu cả những bất lợi. Tuy nhiên, không có nghĩa chúng ta bất lực không thể làm gì. Tôi tin Việt Nam sẽ đối phó được - TS. Thành đánh giá.

Quan hệ kinh tế Việt Mỹ sẽ vẫn ổn định

Trong khi đó, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan lại cho rằng nếu ông Trump không nhắm tới Việt Nam là quốc gia xuất siêu sang Mỹ thì quan hệ kinh tế Việt Mỹ sẽ vẫn ổn định và không nhiều biến động:

“Đối với Việt Nam hiện nay trong quan hệ với Mỹ thì trước hết dựa vào Hiệp định song phương Việt - Mỹ gọi tắt là BTA được hình thành từ năm 2001 sau một quá trình đàm phán rất dài. Tiếp theo đó là việc đàm phán Việt - Mỹ về việc Việt Nam tham gia WTO, hiệp định ký kết đó được coi là BTA+ cũng đã hoàn thành vào đầu năm 2006. Đó là hai hiệp định cơ bản nhất giúp cho quan hệ giữa hai bên.

Nếu vẫn tuân thủ các nguyên tắc đó thì quan hệ hai bên vẫn diễn ra một cách bình thường. Cái này không chỉ có lợi cho Việt Nam mà còn có lợi cho Mỹ nữa, các công ty của Mỹ có điều kiện tham gia rất nhiều vào sân chơi ở Việt Nam dù có nhiều cái họ không trực tiếp tham gia mà thông qua các nhánh của họ đặt ở khu vực Châu Á gần Việt Nam.

Vì vậy, tôi rất kỳ vọng chính quyền Mỹ, nếu ông Trump quyết định rút khỏi WTO thì cũng không làm đảo lộn quan hệ giữa Việt Nam với Mỹ dựa trên bản hiệp định đã ký trước đó” - chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhận định.

Việc ảnh hưởng cụ thể đến từng ngành hàng nào của Việt Nam thì chưa thể xác định được ngay bởi tuy chúng ta xuất khẩu khá nhiều sang Mỹ nhưng quan điểm của Tổng thống Donal Trump và chính quyền không phải cứ chặn việc xuất khẩu của các quốc gia khác. Lý do là việc nhập khẩu ấy tốt cho Mỹ, phục vụ được nhu cầu của thị trường Mỹ.

Ý đồ của chính quyền Tổng thống Donal Trump không phải là giảm những việc xuất khẩu ấy mà muốn các quốc gia khác phải nhập khẩu nhiều sản phẩm hơn từ Mỹ hoặc tôn trọng những chủ quyền tác giả, quyền trí tuệ chứ không phải những sản phẩm cụ thể như chúng ta đã xuất sang Mỹ. Tất nhiên không thể biết chính xác chính quyền Mỹ nghĩ gì, nhưng tôi cho rằng, Việt Nam không phải là đối tượng của Mỹ để thúc đẩy chính quyền Tổng thống Donal Trump phải xử lý theo kiểu đối thủ cạnh tranh trực tiếp.  TS. Nguyễn Đức Thành - Viện trưởng Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách

Bây giờ, nếu Mỹ rút khỏi WTO thì đây cũng có thể là một cơ hội để quan hệ Việt Mỹ có phần nào đó tích cực hơn, nếu Tổng thống Donal Trump không coi thị trường Việt Nam là một đối thủ để tấn công vì Việt Nam đang cũng đang là nước xuất siêu sang Mỹ hơn 34 tỉ USD và ông ta để yên theo quy chế hiện hành theo hiệp định đã ký giữa Việt Nam và Mỹ vào tháng 3.2006 trước khi Việt Nam gia nhập WTO thì quan hệ thương mại Việt - Mỹ sẽ không bị biến động nhiều.   Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan

ĐỨC THÀNH
TIN LIÊN QUAN

Tổng thống Donald Trump lại đe dọa gây sốc

Ngọc Vân |

Tổng thống Donald Trump đe dọa sẽ rút Mỹ khỏi Tổ chức Thương mại Thế giới WTO nếu tổ chức này không thay đổi cách đối xử với Mỹ.

Kiến nghị WTO về việc Mỹ hạn chế nhập khẩu cá tra từ Việt Nam

L.V |

Việt Nam vừa gửi đơn kiến nghị lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về việc Mỹ hạn chế nhập khẩu cá tra từ Việt Nam.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ làm việc với lãnh đạo WTO

HL |

Ngày 15.9, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã có các buổi làm việc với ban lãnh đạo của WTO, ông Roberto Azevedo - Tổng Giám đốc WTO, ông Karl Brauner - Phó Tổng giám đốc WTO và ông Xavier Carim - Chủ tịch Đại hội đồng WTO.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Chứng khoán: Tiếp tục tăng lên ngưỡng kháng cự 1.100 điểm

Gia Miêu |

Việc thị trường vượt vùng tích lũy có thể là tín hiệu kỹ thuật khiến dòng tiền quay lại thị trường chứng khoán.

Thủ tướng Đức nêu điểm mạnh của tân Bộ trưởng Quốc phòng

Ngọc Vân |

Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết kinh nghiệm dày dặn và “trái tim nhân hậu” của tân Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius khiến ông trở thành người phù hợp cho vai trò này.

Đà Nẵng: Mai nở muộn, chủ vườn nóng ruột lo mất tết

Nguyễn Linh |

Những ngày cận kề tết Nguyên đán Quý Mão 2023, các chủ vườn mai trên địa bàn TP Đà Nẵng xót ruột vì thời tiết thất thường khiến mai nở muộn, sợ không trúng dịp tết.

Nhiều người trên thế giới tin tưởng sẽ giàu có hơn sau lạm phát

Quý An (theo Reuters) |

Có 2/5 số người được hỏi tin rằng họ sẽ giàu có hơn trong tương lai, trong bối cảnh suy thoái kinh tế và lạm phát.

Tổng thống Donald Trump lại đe dọa gây sốc

Ngọc Vân |

Tổng thống Donald Trump đe dọa sẽ rút Mỹ khỏi Tổ chức Thương mại Thế giới WTO nếu tổ chức này không thay đổi cách đối xử với Mỹ.

Kiến nghị WTO về việc Mỹ hạn chế nhập khẩu cá tra từ Việt Nam

L.V |

Việt Nam vừa gửi đơn kiến nghị lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về việc Mỹ hạn chế nhập khẩu cá tra từ Việt Nam.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ làm việc với lãnh đạo WTO

HL |

Ngày 15.9, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã có các buổi làm việc với ban lãnh đạo của WTO, ông Roberto Azevedo - Tổng Giám đốc WTO, ông Karl Brauner - Phó Tổng giám đốc WTO và ông Xavier Carim - Chủ tịch Đại hội đồng WTO.