Kiều bào đồng hành cùng mỗi chặng đường phát triển của đất nước

Song Minh |

Trong mỗi chặng đường phát triển của đất nước luôn có sự đóng góp không nhỏ của đồng bào ta ở nước ngoài - Thứ trưởng Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Phạm Quang Hiệu chia sẻ với báo giới nhân một năm triển khai Kết luận 12-KL/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết 169/NQ của Chính phủ về công tác Người Việt Nam ở nước ngoài (NVNƠNN) trong tình hình mới.

Truyền thống đoàn kết và tấm lòng hướng về quê hương đất nước

Từ 4,5 triệu người ở 109 quốc gia và vùng lãnh thổ năm 2013, đến nay cộng đồng NVNƠNN có khoảng hơn 5,3 triệu người sinh sống, làm việc trên 130 quốc gia và vùng lãnh thổ. Cộng đồng ở nhiều nơi đã chuyển từ “an cư” sang “lạc nghiệp” và phát triển, được chính quyền và nhân dân sở tại ghi nhận, đánh giá là một nguồn lực cho sự phát triển. Nhiều tài năng trẻ người Việt gặt hái thành công, khẳng định tên tuổi của mình trên trường quốc tế.

Thứ trưởng Phạm Quang Hiệu cho rằng, có hai đặc điểm không bao giờ thay đổi ở bà con kiều bào, đó là truyền thống đoàn kết và tấm lòng hướng về quê hương đất nước.

Về truyền thống đoàn kết, thông qua hàng nghìn hội đoàn của NVNƠNN, bà con ngày càng gắn kết chặt chẽ, chia sẻ, đùm bọc và hỗ trợ nhau cùng phát triển. Nhu cầu kết nối của cộng đồng ngày nay không chỉ dừng lại ở phạm vi quốc gia mà đã vươn ra phạm vi châu lục, thông qua Liên hiệp Hội người Việt Nam toàn Châu Âu hay Mạng lưới chuyên gia trí thức kiều bào hỗ trợ Đổi mới sáng tạo được điều hành bởi 21 Hội Trí thức kiều bào từ 15 quốc gia…

Gần đây nhất, khi chiến sự xảy ra tại Ukraina, hưởng ứng lời kêu gọi của Nhà nước, cộng đồng người Việt Nam tại các nước Châu Âu đã tích cực quyên góp, ủng hộ, hỗ trợ khẩn cấp nhu yếu phẩm, lương thực, chỗ ở cho hàng nghìn người Việt Nam tại Ukraina di tản sang các nước lân cận. Trong thời gian dịch COVID-19 bùng phát, các hội đoàn NVNƠNN như Hội Sinh viên, Hội Doanh nhân… đã tổ chức nhiều đợt phát động quyên góp, ủng hộ các cá nhân, gia đình gặp khó khăn.

Về kinh tế, lượng kiều hối về Việt Nam năm 2021 vẫn tăng và đạt 18,1 tỉ USD. Gần 400 dự án kiều bào đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký hơn 1,7 tỉ USD; các doanh nghiệp, tập đoàn lớn, mang tầm cỡ khu vực do những doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài về nước thành lập, đã góp phần tạo công ăn việc làm, chuyển giao công nghệ và phát triển kinh tế - xã hội tại nhiều địa phương trong cả nước. Trong hai năm 2020 - 2021, kiều bào đóng góp 80 tỉ đồng cùng nhiều hiện vật ủng hộ cho Quỹ vaccine và công tác phòng chống dịch COVID-19 ở trong nước. Từ năm 2012 đến nay, kiều bào đã đóng góp cho Trường Sa và Nhà giàn DK1 hơn 10 tỉ đồng, cùng 2 xuồng chủ quyền, hơn 3 tỉ đồng cho “Quỹ Vì biển, đảo Việt Nam” và nhiều hiện vật trị giá hàng tỉ đồng.

Về tri thức, có nhiều trí thức NVNƠNN tham gia vào các cơ chế tư vấn của chính phủ, 17 kiều bào là Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa IX nhiệm kỳ 2019-2024. Các mạng lưới chuyên gia, trí thức kiều bào kết nối kiều bào ở nhiều nước, nhiều khu vực và với các cơ quan, nhà khoa học, trung tâm nghiên cứu ở trong nước, tổ chức nhiều hoạt động, diễn đàn, hội nghị quy tụ hàng trăm nhà khoa học, chuyên gia NVNƠNN.

Kiều bào còn đóng góp quan trọng trong việc tạo cầu nối, tăng cường quảng bá, xây dựng hình ảnh, vị thế, uy tín của đất nước đối với sở tại nói riêng và thế giới nói chung.

Tuy vậy, ở một số địa bàn, khu vực, bà con kiều bào vẫn còn nhiều khó khăn về địa vị pháp lý, quyền lợi cơ bản chưa được đảm bảo, chưa thực sự hội nhập vào xã hội sở tại, đòi hỏi sự quan tâm và chăm lo hơn nữa của Đảng và Nhà nước ta.

Phát huy nguồn lực của NVNƠNN

Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Hiệu cho biết, sau khi Kết luận 12-KL/TW của Bộ Chính trị về công tác NVNƠNN trong tình hình mới ra đời, hơn một năm qua, Ủy ban Nhà nước về NVNƠNN đã tích cực, chủ động triển khai toàn diện các mặt công tác, đặc biệt tập trung vào những điểm đột phá mà Kết luận 12 và Nghị quyết 169 yêu cầu.

Công tác đại đoàn kết là một trong hai đột phá mà Ủy ban tập trung triển khai sau Kết luận 12. Chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao, lãnh đạo Bộ Ngoại giao đều có những hoạt động gặp gỡ, tiếp xúc, lắng nghe những ý kiến đóng góp và giải đáp những phản ánh của bà con. Các sự kiện do Ủy ban chủ trì tổ chức thành công mang lại ý nghĩa tích cực cho công tác đại đoàn kết dân tộc, gắn kết kiều bào với quê hương, như Chương trình “Xuân Quê hương 2022”, Lễ Giỗ Tổ Hùng vương, Đoàn kiều bào thăm quân, dân huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1, Chương trình Trại hè Việt Nam 2022…

Công tác vận động, phát huy nguồn lực của NVNƠNN phục vụ phát triển đất nước tiếp tục được chú trọng triển khai. Hiện đang thúc đẩy hình thành Mạng lưới Chủ tịch các Hội Doanh nhân kiều bào (32 vị Chủ tịch ở 26 quốc gia) và Hội trí thức kiều bào (30 vị Chủ tịch ở 26 quốc gia); đặc biệt trong đó hình thành các Mạng lưới Đổi mới sáng tạo tại các nước và vùng lãnh thổ.

Về công tác văn hóa và tiếng Việt, Ủy ban cũng nỗ lực đa dạng hóa các hình thức hỗ trợ, thúc đẩy đưa tiếng Việt vào chương trình giảng dạy ở các nước có đông kiều bào. Ngày 3.8 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã thông qua Đề án “Ngày Tôn vinh Tiếng Việt trong cộng đồng NVNƠNN giai đoạn 2023-2030”, lấy ngày 8.9 là dấu mốc quan trọng hằng năm tôn vinh sự giàu đẹp của Tiếng Việt, thúc đẩy phong trào dạy và học Tiếng Việt trong cộng đồng...

Song Minh
TIN LIÊN QUAN

Thủ tướng gặp kiều bào, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác Mỹ

Ngọc Vân |

Tối 17.5 (theo giờ địa phương), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp kiều bào Việt Nam tại San Francisco, hoạt động cuối cùng trong chuyến công tác tại Mỹ.

Phát huy nguồn lực công nghệ và trí tuệ từ kiều bào để phát triển đất nước

Song Minh |

Sáng 17.5 theo giờ địa phương, tại San Francisco, tiếp tục chương trình thăm và làm việc tại Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có buổi ăn sáng làm việc với một số doanh nghiệp Việt kiều trong lĩnh vực tài chính và công nghệ.

Kiều bào sơ tán khỏi Ukraina: "Bỏ lại tài sản, về nước với vài bộ quần áo"

Tô Thế |

Sáng nay (10.3), chuyến bay số hiệu QH9066 chở hơn 300 công dân Việt Nam tại Ukraina về nước đã hạ cánh an toàn xuống sân bay Nội Bài (Hà Nội). Ngay khi nghe tin chuyến bay hạ cánh, dường như mọi lo lắng từ cả phía người thân và những kiều bào đã được giải tỏa, chỉ còn lại những tiếng khóc vui mừng và những cái ôm thật chặt.

Xúc động hành trình kiều bào trở về Việt Nam từ Ukraina

Nhóm PV |

Ngày 8.3, chuyến bay đặc biệt đầu tiên, đưa 287 công dân Việt Nam từ Ukraina hồi hương đã hạ cánh an toàn xuống sân bay Nội Bài (Hà Nội). Trải qua hành trình kéo dài gần 11 tiếng, được gặp lại người thân sau nhiều năm xa cách, nhiều kiều bào đã không dấu nổi sự xúc động, bật khóc. 

Dự báo thời tiết đêm giao thừa Tết Nguyên đán Quý Mão 2023

AN AN - MINH HÀ |

Cơ quan khí tượng nhận định ít có khả năng xuất hiện thời tiết cực đoan trong đêm giao thừa Tết Nguyên đán 2023.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Thủ tướng gặp kiều bào, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác Mỹ

Ngọc Vân |

Tối 17.5 (theo giờ địa phương), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp kiều bào Việt Nam tại San Francisco, hoạt động cuối cùng trong chuyến công tác tại Mỹ.

Phát huy nguồn lực công nghệ và trí tuệ từ kiều bào để phát triển đất nước

Song Minh |

Sáng 17.5 theo giờ địa phương, tại San Francisco, tiếp tục chương trình thăm và làm việc tại Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có buổi ăn sáng làm việc với một số doanh nghiệp Việt kiều trong lĩnh vực tài chính và công nghệ.

Kiều bào sơ tán khỏi Ukraina: "Bỏ lại tài sản, về nước với vài bộ quần áo"

Tô Thế |

Sáng nay (10.3), chuyến bay số hiệu QH9066 chở hơn 300 công dân Việt Nam tại Ukraina về nước đã hạ cánh an toàn xuống sân bay Nội Bài (Hà Nội). Ngay khi nghe tin chuyến bay hạ cánh, dường như mọi lo lắng từ cả phía người thân và những kiều bào đã được giải tỏa, chỉ còn lại những tiếng khóc vui mừng và những cái ôm thật chặt.

Xúc động hành trình kiều bào trở về Việt Nam từ Ukraina

Nhóm PV |

Ngày 8.3, chuyến bay đặc biệt đầu tiên, đưa 287 công dân Việt Nam từ Ukraina hồi hương đã hạ cánh an toàn xuống sân bay Nội Bài (Hà Nội). Trải qua hành trình kéo dài gần 11 tiếng, được gặp lại người thân sau nhiều năm xa cách, nhiều kiều bào đã không dấu nổi sự xúc động, bật khóc.