Kịch tính dẫn đến quyết định hoãn Olympic Tokyo 2020

Song Minh |

Phía sau những ngày kịch tính để đi đến quyết định hoãn Tokyo Olympic 2020 đã được Reuters tái hiện thông qua một loạt cuộc phỏng vấn những người liên quan đến công tác chuẩn bị Thế vận hội.

Ngày 24.3, các quan chức phụ trách Olympic Tokyo 2020 tập trung ở dinh thự của Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo với thái độ không được vui vẻ khi họ nói chuyện điện thoại với người đứng đầu Uỷ ban Olympic Quốc tế (IOC).

Vài phút sau, Thủ tướng Abe thông báo với một nhóm phóng viên rằng ông vừa nói chuyện với Thomas Bach, Chủ tịch IOC, và họ đã thống nhất chính thức trì hoãn Thế vận hội Tokyo.

Cuộc đàm thoại giữa Thủ tướng Abe Shinzo và Chủ tịch Thomas Bach đã kết thúc chuỗi ngày đàm phán giữa Tokyo và IOC, sau khi các quan chức Nhật Bản liên tục phủ nhận đại dịch COVID-19 sẽ gây ảnh hưởng xấu đến Thế vận hội.

Không ai có thể ngờ việc một quốc gia nổi tiếng về phát triển kinh tế và ổn định về an ninh ổn định phải trì hoãn tổ chức Thế vận hội. Giới chức Nhật Bản và IOC đã không lường trước được phản ứng của công chúng tại thời điểm lo ngại về dịch COVID-19 không ngừng gia tăng.

Trong những ngày trước khi đưa ra quyết định, các nhà tổ chức Thế vận hội đã chịu nhiều áp lực từ những tổ chức lớn trong giới thể thao toàn cầu: các nhà tài trợ mong muốn được cập nhật thông tin về kế hoạch tổ chức Thế vận hội, các liên đoàn thể thao bày tỏ mối quan ngại về sự an toàn của vận động viên, các quan chức Nhật Bản muốn duy trì mặt trận thống nhất để có thể cung cấp những hỗ trợ tốt nhất cho Thế vận hội.

Tuy nhiên, chính những áp lực ngày càng gia tăng từ các vận động viên nói riêng và các quốc gia dưới sự phong toả nói chung, đã dập tan hy vọng của Nhật Bản tổ chức Thế vận hội vào tháng 7 như kế hoạch.

Xử lý sự cố

Rắc rối đầu tiên xảy ra vào tháng 2 khi dịch COVID-19 bắt đầu lây lan ra ngoài Trung Quốc, nơi xuất hiện những ca mắc đầu tiên vào cuối năm ngoái.

Ngày 14.3, khi được hỏi về số lượng các ca nhiễm gia tăng tại Trung Quốc, John Coates, thành viên Uỷ ban Điều phối của IOC tại Tokyo, từ chối trả lời những câu hỏi liên quan đến việc triển khai kế hoạch dự phòng, nói rằng, họ đã có biện pháp theo dõi sức khoẻ các vận động viên từ những ngày đầu tiên. Hầu hết những vận động viên này đã chuẩn bị cho Thế vận hội từ trước, do đó họ sẽ không cần phải cách ly khi đến Nhật Bản, ông nói.

Vài tuần sau, sau khi Thủ tướng Abe công bố đóng cửa các trường học trên toàn quốc, Yoshiro Mori, Chủ tịch Uỷ ban tổ chức Olympic Tokyo, đã thẳng thừng trả lời phóng viên khi được hỏi về việc thay đổi lịch trình: “Tôi không phải là Chúa, nên hiện tôi không thể đưa ra câu trả lời thoả đáng” - ông Mori nói hôm 4.3.

Trong khi đó ngay từ đầu tháng Ba, các quan chức chính phủ và ngân hàng trung ương tại Nhật Bản đã cân nhắc những rủi ro nếu huỷ bỏ Thế vận hội khi họ soạn thảo những dự báo về triển vọng kinh tế.

Các doạnh nghiệp tài trợ ở Nhật Bản đã chi 3 tỉ USD cho Thế vận hội cũng đang ngày càng lo lắng khi số ca nhiễm ngày càng tăng. Những doanh nghiệp này thường xuyên họp, thảo luận về những quan ngại gia tăng, những công bố mập mờ từ các quan chức. Nhiều nhà tài trợ tham dự các cuộc họp này cũng cảm thấy lo ngại về tình trạng hỗn loạn hiện tại, họ cho biết vẫn chưa có thông tin chính thức về những những gì sẽ xảy ra với khoản tiền họ đã đóng góp nếu như Thế vận hội bị hoãn hoặc huỷ.

“Chúng tôi đã chi rất nhiều cho các chiến dịch quảng bá cho Olympic cũng như các sự kiện trước thềm Thế vận hội, chúng tôi có thể sẽ không được lấy lại số tiền ấy nữa” - một trong các nhà tài trợ lớn cho biết. Trong khi đó một đại diện khác nói rằng họ vẫn chưa nắm được thông tin cụ thể về việc Thế vận hội bị trì hoãn. Mội đại diện khác cũng bày tỏ quan điểm rằng dường như các quyết định đều được đưa ra một cách âm thầm.

Trong khi đó, các nhà tổ chức nói họ không thể tiết lộ chi tiết về các hợp đồng cá nhân với các nhà tài trợ vì lý do bảo mật. “Chúng tôi đang xem xét vấn đề dựa trên nhiều phương diện khác nhau và sẽ đưa ra thông báo chính thức trong thời gian ngắn nhất” - Uỷ ban Olympic Tokyo nói với Reuters.

Làn sóng dư luận về Olympic

Ngày 16.3, Thủ tướng Abe dự hội nghị trực tuyến với các nhà lãnh đạo G7 và phát tín hiệu đầu tiên về việc trì hoãn Olympic. Ông Abe đã nói chuyện với Tổng thống Mỹ Donald Trump sau khi ông Trump đề cập đến việc trì hoãn Olympic trong vòng một năm.

Vào thời điểm đó, các quan chức Olympic Nhật Bản đã biết rằng họ không thể tổ chức sự kiện này vào tháng 7, nhưng họ chưa công bố chính thức, một quan chức cấp cao của ban tổ chức cho biết.

Hai ngày sau hội nghị G7, Phó Chủ tịch Uỷ ban Olymic Nhật Bản dương tính với virus SARS-CoV-2. “Có lẽ đấy là khoảnh khắc chúng tôi nhận ra sự việc đã trở nên nghiêm trọng” - một quan chức ủy ban quốc gia Nhật Bản cho biết.

Cho đến giữa tháng 3, số ca tử vong do COVID-19 đã tăng gấp nhiều lần so với một tháng trước. Trong khi đó tại Lausanne, Thuỵ Sĩ, nơi đặt trụ sở IOC, các nguồn tin cho biết Chủ tịch Bach và các quan chức khác đã đánh giá thấp làn sóng dư luận phản đối tổ chức Thế vận hội.

IOC thậm chí còn yêu cầu các Uỷ ban Olympic quốc gia mở cửa trung tâm tập luyện cho vận động viên để họ có thể sẵn sàng cho Thế vận hội, mặc dù những quốc gia như Đức và Tây Ban Nha đã ra công bố đóng cửa biên giới và phong toả một số khu vực nhất định.

Đại diện một số quốc gia đã cố gắng giải thích cho ông Bach về việc vận động viên của họ không thể tập luyện do hạn chế về đi lại cũng như giờ giới nghiêm. Tuy nhiên, ông Bach thằng thừng công bố với tờ New York vào ngày 19.3 rằng còn bốn tháng rưỡi nữa mới đến Thế vận hội, nên việc triển khai các biện pháp thay thế hiện tại vẫn còn quá sớm.

Sau đó, các nguồn tin cho biết IOC đã có cuộc họp khẩn cấp với ban điều hành sau khi ngày càng nhiều vận động viên tỏ ra lo ngại về vấn đề sức khoẻ. “Ban đầu IOC hy vọng rằng cuộc họp có thể “câu giờ” thêm - một nguồn tin cho biết.

Dick Pound, thành viên kỳ cựu người Canada của IOC, cho biết Tokyo và Uỷ ban Olympic đã chần chừ trong việc đưa ra quyết định chính thức cho đến khi họ nhận ra tình hình căng thẳng gia tăng tại một số nước như Mỹ, đối lập với tình hình ổn định hơn tại Nhật Bản và Trung Quốc.

“Tôi nghĩ cuối cùng họ cũng đã nhận ra rằng ngay cả khi tình hình dịch bệnh tại Nhật Bản đã được kiểm soát, không phải tất cả các quốc gia khác cũng đạt được điều tương tự. Một điều rõ ràng là các vận động viên không thể tập luyện đúng cách, đặc biệt trong các môn thể thao đồng đội, khi việc giữ khoảng cách an toàn là rất khó khăn”.

Sáng tỏ

Số phận của Olympic Tokyo 2020 đã được làm sáng tỏ một cách nhanh chóng. Reiko Chinen, người giám sát việc chuẩn bị cho môn cử tạ cho biết, áp lực đưa ra quyết định đang đè nặng lên Tokyo khi các nước như Canada và Australia đã quyết định rút khỏi Thế vận hội.

Ngọn đuốc Olympic đã được đưa đến Nhật Bản và được rước quanh các khu vực bị sóng thần động đất tàn phá vào năm 2011. Cùng lúc đó Nahomi Kawasuki, cầu thủ bóng đá nữ nổi tiếng được chọn thi đấu bộ môn chạy tiếp sức cũng đã tuyên bố rút khỏi Thế vận hội.

Một quan chức uỷ ban cho biết sự trì hoãn Olympic là không thể tránh khỏi. “Chúng tôi phải tiếp tục chuẩn bị cho phần thi chạy đua nước rút bởi nếu chúng tôi huỷ phần thi ấy, mọi người sẽ biết rõ rằng chúng tôi đã có ý định trì hoãn Thế vận hội” - ông nói.

Cho đến tối 24.3, từng chiếc sedan đen lần lượt đưa các quan chức Thế vận hội đến dinh thự riêng của Thủ tướng Abe. Sau những cánh cửa đóng kín, một thoả thuận đã được bàn bạc.

Một giờ trước khi ông Abe nói chuyện với ông Bach, trưởng ban tổ chức Olympic Tokyo 2020 Toshiro Muto đã mở một cuộc họp báo. “Nguyện vọng của Thủ tướng trì hoãn Thế vận hội khoảng một năm đã được đề đạt lên IOC và hai bên khẳng định rằng họ muốn có kết quả đó” - ông Muto cho biết. Sau đó, quyết định hoãn Thế vận hội đã được đưa ra.

Ngay ngày hôm sau, chiếc đồng hồ ngoài ga Tokyo đã dừng đếm ngược thời gian cho đến Thế vận hội, thay vào đó chiếc đồng hồ hiển thị ngày giờ như mọi chiếc đồng hồ khác trong thành phố.

Song Minh
TIN LIÊN QUAN

13 sinh viên Nhật Bản nhiễm SARS-CoV-2 khi tham gia tiệc tốt nghiệp

HỒNG HẠNH |

13 sinh viên Nhật Bản nhiễm SARS-CoV-2 sau khi tham gia một bữa tiệc tốt nghiệp ở Đại học Kyoto Sangyo, quận Kita, thành phố Kyoto, Nhật Bản.

Nghệ sĩ Nhật Bản đầu tiên tử vong vì COVID-19

Thanh Hà |

Diễn viên hài Ken Shimura, người đã nhập viện vì mắc COVID-19, tử vong tối 29.3 tại một bệnh viện ở Tokyo, Nhật Bản, NHK đưa tin.

Nhật Bản xác nhận, Olympic Tokyo 2020 sẽ được hoãn sang năm 2021

HOÀI MINH |

Do lo ngại dịch COVID-19, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã xác nhận với người đứng đầu Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) việc lùi Olympic Tokyo 2020 sang năm sau.

Những món ăn đặc sắc của người Hoa ở Chợ Lớn, TPHCM

Phạm Công Luận |

Ẩm thực Hoa là thế giới đa dạng, đậm đà bản sắc từng dân tộc trong cộng đồng người Hoa sống tại Việt Nam. Đã vậy, qua hàng trăm năm ở đây, các món ăn cũng đã có điều chỉnh, gia giảm trong cách chế biến để thích nghi với nguồn nguyên liệu nhiệt đới có sẵn, chiều chuộng khẩu vị của khách…

Ông Kissinger đổi lập trường, nêu kế hoạch Ukraina mới nhất

Song Minh |

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger thay đổi lập trường, ủng hộ Ukraina gia nhập NATO.

Tiểu thương chợ hoa lớn nhất Hà Nội than ế ẩm ngày giáp Tết

MINH HÀ - DƯƠNG ANH |

Theo các tiểu thương bán hoa tại chợ Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội), năm nay giá hoa vẫn giữ mức ổn định, tăng cao nhất vào các ngày 29 và 30 Tết. Tuy nhiên, hàng hóa vẫn còn tiêu thụ chậm, chỉ bằng 50% so với mọi năm.

Những bản hợp đồng bom tấn tại V.League 2023

AN NGUYÊN |

Trước thềm mùa giải mới V.League 2023, các câu lạc bộ như Công an Hà Nội, Nam Định hay Thanh Hoá hoạt động rất tích cực trên thị trường chuyển nhượng với những bản hợp đồng "bom tấn" chất lượng.

Chứng khoán: Tiếp tục tăng lên ngưỡng kháng cự 1.100 điểm

Gia Miêu |

Việc thị trường vượt vùng tích lũy có thể là tín hiệu kỹ thuật khiến dòng tiền quay lại thị trường chứng khoán.

13 sinh viên Nhật Bản nhiễm SARS-CoV-2 khi tham gia tiệc tốt nghiệp

HỒNG HẠNH |

13 sinh viên Nhật Bản nhiễm SARS-CoV-2 sau khi tham gia một bữa tiệc tốt nghiệp ở Đại học Kyoto Sangyo, quận Kita, thành phố Kyoto, Nhật Bản.

Nghệ sĩ Nhật Bản đầu tiên tử vong vì COVID-19

Thanh Hà |

Diễn viên hài Ken Shimura, người đã nhập viện vì mắc COVID-19, tử vong tối 29.3 tại một bệnh viện ở Tokyo, Nhật Bản, NHK đưa tin.

Nhật Bản xác nhận, Olympic Tokyo 2020 sẽ được hoãn sang năm 2021

HOÀI MINH |

Do lo ngại dịch COVID-19, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã xác nhận với người đứng đầu Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) việc lùi Olympic Tokyo 2020 sang năm sau.