Khoảnh khắc kinh hoàng "sóng thần" lở đất sập mỏ ngọc bích ở Myanmar

Khánh Minh |

Cảnh quay gây sốc vụ lở đất làm sập mỏ ngọc bích ở Myanmar khiến hơn 160 người thiệt mạng đã được ghi lại.

Trong cảnh quay, đất lở từ một ngọn đồi ập xuống miệng núi lửa, khiến nước hồ dâng lên cao.

Khoảnh khắc bùn đất ập xuống miệng núi lửa. Nguồn: Evening Standard
Khoảnh khắc bùn đất ập xuống miệng núi lửa. Nguồn: Evening Standard

Các quan chức cứu hỏa cho biết "sóng bùn" nhấn chìm các thợ mỏ. Những người này điên cuồng tháo chạy lên cao khi một đống bùn đen cao chót vót đổ ập xuống hồ nước màu ngọc lam.

"Chiều cao của sóng bùn lên tới 6 mét khiến nhiều người chết đuối. Nó giống như một cơn sóng thần" - U Tin Soe, một quan chức địa phương nói với tờ New York Times.

Maung Khaing - một thợ mỏ khác sống sót sau vụ lở đất - nói với Reuters rằng, anh nhìn thấy một đống bùn đất cao chót vót chuẩn bị ập xuống và định chụp ảnh thì mọi người bắt đầu hét lên "chạy, chạy" trước khi những người ở dưới chân đồi "biến mất".

"Tôi vẫn còn nổi da gà ... Có những người bị mắc kẹt trong bùn kêu cứu nhưng không ai có thể giúp họ", Maung Khaing nói với Reuters. "Trong vòng một phút, tất cả những người ở dưới chân đồi đã biến mất".

Mọi người hoảng loạn tháo chạy. Nguồn: Evening Standard
Mọi người hoảng loạn tháo chạy. Nguồn: Evening Standard

Than Hlaing, thành viên của một nhóm xã hội dân sự địa phương, cho biết, những người thiệt mạng là những công nhân không chính thức đang thu dọn rác thải của một công ty khai thác lớn hơn.

"Các gia đình này không có hy vọng nhận được bồi thường vì họ là những người khai thác tự do. Tôi không thấy bất kỳ con đường nào để thoát khỏi vòng luẩn quẩn này. Mọi người chấp nhận rủi ro vì họ không có lựa chọn nào khác" - Than Hlaing nói.

Tìm kiếm các nạn nhân trong vụ sập mỏ. Ảnh: Sở cứu hỏa Myanmar
Tìm kiếm các nạn nhân trong vụ sập mỏ. Ảnh: Sở cứu hỏa Myanmar

Vụ lở đất xảy ra vào sáng 2.7 tại Hpakant, bang Kachin sau cơn mưa lớn. Sở cứu hỏa Myanmar cho hay, đến 7h15 tối cùng ngày, đã tìm thấy 162 thi thể và 54 người bị thương".

Global Witness, cơ quan giám sát môi trường có trụ sở tại London, cho biết, vụ tai nạn "là một bản cáo trạng nguy hiểm về sự thất bại của chính phủ nhằm ngăn chặn các hoạt động khai thác thiếu thận trọng và vô trách nhiệm trong các mỏ ngọc bích của bang Kachin".

"Chính phủ nên đình chỉ ngay lập tức việc khai thác quy mô lớn, bất hợp pháp và nguy hiểm ở Hpakant và đảm bảo các công ty không được hoạt động nữa" - tuyên bố của Global Witness cho hay.

Ít nhất 162 người thiệt mạng trong vụ sập mỏ ngọc bích. Ảnh: AP
Ít nhất 162 người thiệt mạng trong vụ sập mỏ ngọc bích. Ảnh: AP

Sạt lở gây chết người là hiện tượng phổ biến trong các mỏ ở Hpakant do tình trạng quản lý kém, nạn nhân thường đến từ các cộng đồng nghèo khó, những người liều mạng săn lùng những viên đá quý màu xanh lục.

Doanh số chính thức của khai thác ngọc bích ở Myanmar trị giá 750,4 triệu USD trong năm 2016-2017, theo dữ liệu được chính phủ Myanmar công bố như một phần của Sáng kiến ​​minh bạch các ngành công nghiệp khai thác.

Nhưng các chuyên gia tin rằng giá trị thực sự của ngành công nghiệp khai thác ngọc bích - chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc - lớn hơn nhiều.

Ước tính chi tiết nhất về ngành công nghiệp ngọc bích Myanmar cho biết, ngành công nghiệp này đã tạo ra khoảng 31 tỉ USD trong năm 2014, theo tờ Al Jaazera.

Khánh Minh
TIN LIÊN QUAN

Sập mỏ khai thác ngọc bích ở Myanmar, hơn 100 người chết

Thanh Hà |

Ít nhất 113 thi thể được tìm thấy trong mỏ ngọc bích sập ở Hpakant, phía bắc Myanmar sáng 2.7.

Myanmar: Triệt phá đường dây sản xuất ma túy lớn chưa từng thấy ở Đông Nam Á

Khánh Minh |

200 triệu viên ma túy đá và hàng nghìn lít methyl fentanyl để sản xuất ma túy tổng hợp đã bị cảnh sát Myanmar tịch thu trong vụ bắt giữ lớn nhất Đông Nam Á.

Trở về từ Thái Lan, người đàn ông Myanmar tự cách ly ở ngôi nhà trên cây

Phương Linh |

Một công nhân người Myanmar trở về từ Thái Lan đã chọn cách ly mình trong một ngôi nhà trên cây sau khi người dân không cho phép vào làng vì sợ anh ta nhiễm COVID-19.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Sập mỏ khai thác ngọc bích ở Myanmar, hơn 100 người chết

Thanh Hà |

Ít nhất 113 thi thể được tìm thấy trong mỏ ngọc bích sập ở Hpakant, phía bắc Myanmar sáng 2.7.

Myanmar: Triệt phá đường dây sản xuất ma túy lớn chưa từng thấy ở Đông Nam Á

Khánh Minh |

200 triệu viên ma túy đá và hàng nghìn lít methyl fentanyl để sản xuất ma túy tổng hợp đã bị cảnh sát Myanmar tịch thu trong vụ bắt giữ lớn nhất Đông Nam Á.

Trở về từ Thái Lan, người đàn ông Myanmar tự cách ly ở ngôi nhà trên cây

Phương Linh |

Một công nhân người Myanmar trở về từ Thái Lan đã chọn cách ly mình trong một ngôi nhà trên cây sau khi người dân không cho phép vào làng vì sợ anh ta nhiễm COVID-19.