Khí đốt Nga xuất qua siêu đường ống với Trung Quốc tăng vọt

Thanh Hà |

Khí đốt Nga xuất khẩu sang Trung Quốc qua đường ống dẫn khí Sức mạnh Siberia (Power of Siberia) tăng 35%.

Nguồn khí đốt Nga xuất khẩu sang Trung Quốc thông qua đường ống dẫn khí Sức mạnh Siberia trong nửa đầu năm 2024 tăng 35% so với cùng kỳ năm trước, theo báo cáo mới nhất của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA).

“Xuất khẩu khí đốt của Nga sang Trung Quốc qua đường ống thông qua tuyến Sức mạnh Siberia trong nửa đầu năm 2024 ước tính tăng 35% so với cùng kỳ năm trước, với tổng lượng giao hàng trong cả năm dự kiến ​​đạt trên 30 tỉ mét khối” - báo cáo nêu rõ.

Vào đầu tháng 5 năm nay, Gazprom thông tin, kể từ đầu năm 2024, ông lớn khí đốt Nga đã tăng đáng kể nguồn cung khí đốt cho Trung Quốc thông qua đường ống dẫn khí Sức mạnh Siberia, vượt khối lượng cùng kỳ năm ngoái tới 37,4%.

Năm 2023, Gazprom tăng nguồn cung khí đốt cho Trung Quốc thông qua Sức mạnh Siberia lên 1,5 lần, lên 22,7 tỉ mét khối, nhiều hơn 700 triệu mét khối so với nghĩa vụ hợp đồng.

Bản đồ đường ống dẫn khí Sức mạnh Siberia. Ảnh: Gazprom
Bản đồ đường ống dẫn khí Sức mạnh Siberia. Ảnh: Gazprom

Sức mạnh Siberia là hệ thống vận chuyển khí đốt lớn nhất ở miền đông nước Nga. Công suất xuất khẩu của đường ống này là 38 tỉ mét khối mỗi năm và dự kiến đạt được vào năm 2025.

Trong những năm tới, tổng lượng xuất khẩu khí đốt Nga của Gazprom sang Trung Quốc dự kiến ​​đạt 48 tỉ mét khối mỗi năm (do triển khai dự án cung cấp khí đốt Nga cho Trung Quốc qua tuyến Viễn Đông) và có tính đến đường ống dẫn khí trung chuyển qua Mông Cổ gần 100 tỉ mét khối mỗi năm, theo Giám đốc điều hành Gazprom Alexei Miller.

CEO Gazprom Alexei Miller thông tin thêm, Trung Quốc đang cân nhắc khả năng tăng nguồn khí đốt của Nga qua Sức mạnh Siberia lên mức trên công suất thiết kế 38 tỉ mét khối và thỏa thuận này có thể đạt được trong tương lai gần.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Nga tham vọng xây đường ống dẫn khí gấp đôi Nord Stream

Thanh Hà |

Gazprom Nga sẽ xây đường ống dẫn khí xuyên Iran và cung cấp lượng khí đốt tương đương với 2 đường ống Nord Stream.

Đức mua dầu qua đường ống dài nhất thế giới do Nga vận hành

Thanh Hà |

Đức sẽ được Kazakhstan cung cấp 1,2 triệu tấn dầu thông qua đường ống dẫn dầu dài nhất thế giới Druzhba do Nga vận hành.

Quốc gia ở EU tuyên bố sẽ tiếp tục nhập nhiều khí đốt Nga

Bùi Minh |

Hungary có thể giảm nhập khẩu khí đốt Nga khi nhà máy điện hạt nhân lớn thứ 2 của đất nước đi vào vận hành đầy đủ. Tuy nhiên, hiện tại, quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) này sẽ tiếp tục nhập khẩu năng lượng từ Nga.

Cán bộ "trốn" họp, 8 chủ tịch phường ở Bình Định bị phê bình

Hoài Phương |

Ngày 23.7, thông tin từ UBND TP Quy Nhơn (Bình Định) - cho biết, lãnh đạo thành phố vừa có văn bản chấn chỉnh việc tham dự các cuộc họp, hội nghị trực tuyến.

Cựu Chủ tịch FLC được vợ nộp thêm 25,1 tỉ đồng

Việt Dũng |

Diễn biến mới nhất liên quan đến khắc phục hậu quả của cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết là ông này được vợ tiếp tục nộp thêm 25,1 tỉ đồng.

MC Thành Trung: Tôi bằng Xuân Bắc cộng Tự Long chia đôi

Thùy Trang |

Tham gia chương trình "Anh trai vượt ngàn chông gai", MC Thành Trung hội ngộ NSND Tự Long và kể về cơ duyên đặc biệt.

Quốc Cường Gia Lai có khối tài sản lớn ở phố núi Gia Lai

THANH TUẤN |

Gia Lai - Ngoài sở hữu bất động sản với số lượng lớn, Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai còn đầu tư vào thủy điện, cao su với giá trị hàng trăm tỉ đồng.

Sẽ nhập huyện Mỹ Lộc vào thành phố Nam Định

CAO NGUYÊN |

Tỉnh Nam Định đang xây dựng các phương án nhập huyện Mỹ Lộc vào thành phố Nam Định để hình thành thành phố mới.

Nga tham vọng xây đường ống dẫn khí gấp đôi Nord Stream

Thanh Hà |

Gazprom Nga sẽ xây đường ống dẫn khí xuyên Iran và cung cấp lượng khí đốt tương đương với 2 đường ống Nord Stream.

Đức mua dầu qua đường ống dài nhất thế giới do Nga vận hành

Thanh Hà |

Đức sẽ được Kazakhstan cung cấp 1,2 triệu tấn dầu thông qua đường ống dẫn dầu dài nhất thế giới Druzhba do Nga vận hành.

Quốc gia ở EU tuyên bố sẽ tiếp tục nhập nhiều khí đốt Nga

Bùi Minh |

Hungary có thể giảm nhập khẩu khí đốt Nga khi nhà máy điện hạt nhân lớn thứ 2 của đất nước đi vào vận hành đầy đủ. Tuy nhiên, hiện tại, quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) này sẽ tiếp tục nhập khẩu năng lượng từ Nga.