Khảo cổ Ai Cập tiết lộ kinh ngạc về nền văn minh cổ đại

Khánh Minh |

Các nhà khảo cổ Ai Cập bối rối trước những bức chạm khắc tiết lộ câu chuyện đáng kinh ngạc về sự khởi đầu của nền văn minh cổ đại.
Các nhà khảo cổ Ai Cập cố gắng giải mã những bức hình chạm khắc trên đá. Ảnh chụp màn hình
Các nhà khảo cổ Ai Cập cố gắng giải mã những bức hình chạm khắc trên đá. Ảnh chụp màn hình

Xã hội Ai Cập cổ đại - được cho là bắt đầu vào khoảng năm 3100 trước Công nguyên - tiếp tục khiến cả giới chuyên gia và công chúng mê đắm. Các di tích Ai Cập, bao gồm cả Đại kim tự tháp Giza, vẫn còn nguyên vẹn hàng nghìn năm sau khi các Pharaoh nổi tiếng qua đời. Nhưng ít người biết là bên bờ đông sông Nile - cách Luxor hơn 96km - là ngôi làng Qurta, nơi ngày nay vẫn có thể thấy bằng chứng về sự ra đời của Ai Cập cổ đại.

Giáo sư Ai Cập học Joann Fletcher phân tích trong bộ phim tài liệu "Câu chuyện về Ai Cập cổ đại" của Odyssey: “Trừ khi bạn là một nhà khảo cổ học, nếu không, bạn gần như chắc chắn sẽ không nghe nói về Qurta, bởi vì không có bất kỳ ngôi đền lớn hay lăng mộ Pharaoh Ai Cập nào ở đây để chiêm ngưỡng. Trên những vách đá cao, bạn có thể nhìn thấy những dấu hiệu thực sự của sự sống cổ đại hàng nghìn năm trước khi có kim tự tháp. Đây là nơi câu chuyện của chúng tôi bắt đầu".

Ảnh chụp màn hình
Giáo sư Fletcher đã trò chuyện với Tiến sĩ Dirk Huyge. Ảnh chụp màn hình

Những hình khắc trên đá tiết lộ một câu chuyện đáng kinh ngạc về sự khởi đầu cuộc sống của người Ai Cập. Trong suốt loạt phim, Giáo sư Fletcher đã trò chuyện với Tiến sĩ Dirk Huyge, một nhà nghiên cứu về Ai Cập. Ông đưa ra suy nghĩ của mình về tác phẩm nghệ thuật cổ đại và giải thích lý do tại sao nó vẫn khiến các chuyên gia bối rối.

Ông nói: “Đây không chỉ là một con gia súc, mà là những con bò rừng Châu Âu dũng mãnh, một loài gia súc hoang dã. Đây là hình ảnh những con vật cực kỳ mạnh mẽ dường như đang chuyển động. Khoảng 50% chế độ ăn uống của người Ai Cập cổ đại bao gồm bò rừng Châu Âu, vì vậy họ là những chuyên gia và bậc thầy khắc hoạ điều này".

Hình bò rừng chạm khắc trên đá. Ảnh chụp màn hình
Hình bò rừng chạm khắc trên đá. Ảnh chụp màn hình

Các hình chạm khắc luôn ở trên vách đá cao - một vị trí rất nổi bật mang đến bức tranh toàn cảnh tuyệt vời về nơi hẳn là bãi săn bắt của người dân.

"Chúng tôi có thể đoán, nhưng chúng tôi không biết tại sao họ lại tạo ra những bức chạm khắc này" - Tiến sĩ Huyge nói.

Giáo sư Fletcher đưa ra lý giải riêng vì sao bà cho rằng người Ai Cập cổ đại quyết định khắc các hình ảnh vào đá.

Bà nói: “Những động vật hoang dã này là tổ tiên của loài bò nhà và gần 20.000 năm trước thịt bò là món chính trong thực đơn. Thật dễ hình dung những thợ săn ở đây khi họ theo dõi con mồi của mình. Nhưng phong cảnh sẽ rất khác so với ngày hôm nay, bởi vì hồi đó, đây là đồng cỏ xavan, một vùng xanh tươi và màu mỡ".

Những hình chạm khắc luôn ở vị trí cao. Ảnh chụp màn hình
Những hình chạm khắc luôn ở vị trí cao. Ảnh chụp màn hình

Thành công của nền văn minh Ai Cập cổ đại có được một phần là nhờ khả năng thích ứng với các điều kiện của thung lũng sông Nile để phục vụ nông nghiệp.

Những trận lũ lụt có thể dự đoán được và hệ thống tưới tiêu có kiểm soát của thung lũng màu mỡ đem đến lượng cây trồng dư thừa, nuôi sống dân số đông đúc hơn, phát triển xã hội và văn hóa.

Ai Cập đạt đến đỉnh cao rực rỡ ở thời Vương quốc Mới, cai trị phần lớn Nubia và một phần đáng kể của Cận Đông.

Nghiên cứu hình chạm khắc có thể hiểu được nền văn minh Ai Cập cổ đại. Ảnh chụp màn hình
Nghiên cứu hình chạm khắc có thể hiểu được nền văn minh Ai Cập cổ đại. Ảnh chụp màn hình

Trong quá trình lịch sử của mình, Ai Cập cổ đại bị xâm lược hoặc bị một số thế lực nước ngoài chinh phục, bao gồm người Hyksos, người Libya, người Nubia, người Assyria, người Ba Tư Achaemenid và người Macedonia dưới sự chỉ huy của Alexander Đại đế.

Vương quốc Ptolemy của Hy Lạp - ra đời với cuộc chinh phục của Alexandros Đại Đế năm 332 trước Công nguyên - đã cai trị Ai Cập cho đến năm 30 trước Công nguyên. Sau đó, dưới thời Nữ hoàng Cleopatra, Ai Cập đã rơi vào tay Đế chế La Mã và trở thành một tỉnh của La Mã.

Khánh Minh
TIN LIÊN QUAN

Phát hiện khảo cổ sửng sốt ở thành phố chìm của Ai Cập cổ đại

Song Minh |

Các nhà khảo cổ tìm thấy phần còn lại hiếm hoi của một chiến thuyền ở thành phố chìm của Ai Cập cổ đại.

Mặt nạ vàng Pharaoh Ai Cập che giấu bí mật cổ đại không ngờ

Ngọc Vân |

Các nhà khảo cổ học Ai Cập có bước đột phá khi phát hiện rằng chiếc mặt nạ vàng nổi tiếng của Pharaoh Ai Cập Tutankhamun che giấu một "bí mật lâu đời".

Kinh ngạc trước phát hiện khảo cổ "kho báu" Pharaoh Ai Cập

Khánh Minh |

Một nhà khảo cổ Ai Cập đã không thốt nên lời sau khi bức tượng được xem là "kho báu" thuộc về Pharaoh Amenhotep III nổi tiếng được phát hiện ở Theban Necropolis.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Phát hiện khảo cổ sửng sốt ở thành phố chìm của Ai Cập cổ đại

Song Minh |

Các nhà khảo cổ tìm thấy phần còn lại hiếm hoi của một chiến thuyền ở thành phố chìm của Ai Cập cổ đại.

Mặt nạ vàng Pharaoh Ai Cập che giấu bí mật cổ đại không ngờ

Ngọc Vân |

Các nhà khảo cổ học Ai Cập có bước đột phá khi phát hiện rằng chiếc mặt nạ vàng nổi tiếng của Pharaoh Ai Cập Tutankhamun che giấu một "bí mật lâu đời".

Kinh ngạc trước phát hiện khảo cổ "kho báu" Pharaoh Ai Cập

Khánh Minh |

Một nhà khảo cổ Ai Cập đã không thốt nên lời sau khi bức tượng được xem là "kho báu" thuộc về Pharaoh Amenhotep III nổi tiếng được phát hiện ở Theban Necropolis.