Khánh thành đường ống khí đốt cứu tinh cho EU

Thanh Hà |

Đường ống dẫn khí đốt Na Uy-Ba Lan mở ra hướng đi quan trọng giúp EU giảm sự phụ thuộc vào khí đốt Nga.

Lãnh đạo Ba Lan, Na Uy và Đan Mạch đã tham dự lễ khánh thành đường ống Baltic mới (Baltic Pipe), một giai đoạn quan trọng trong nỗ lực giúp Ba Lan và Châu Âu thoát khỏi phụ thuộc khí đốt Nga.

Đường ống Baltic sẽ vận chuyển khí đốt từ Na Uy qua Đan Mạch và qua Biển Baltic đến Ba Lan. Đây là trọng tâm trong chiến lược của Ba Lan nhằm đa dạng hóa nguồn cung khí đốt. Dự án này đã bắt đầu từ nhiều năm trước khi Nga phát động chiến sự Ukraina vào tháng Hai năm nay dẫn tới khủng hoảng năng lượng toàn cầu.

Dòng khí đốt từ Na Uy cùng với nguồn cung qua các trạm khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) là trọng tâm trong kế hoạch của Ba Lan. Nước này đã bị cắt nguồn cung khí đốt Nga vào tháng 4 vì từ chối thanh toán bằng đồng rúp.

"Kỷ nguyên thống trị của Nga trong lĩnh vực khí đốt sắp kết thúc" - Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki phát biểu trong lễ khánh thành tổ chức tại Budno, miền tây Ba Lan.

Bộ trưởng Năng lượng Na Uy Terje Aasland cho biết, đây là một bước đi quan trọng trong lộ trình Châu Âu thoát khỏi phụ thuộc năng lượng Nga.

Lễ khánh thành diễn ra sau khi giới chức Đan Mạch và Thụy Điển xác định một số rò rỉ khí đốt trên đường ống Nord Stream do Nga vận hành, gây ra lo ngại về khả năng có sự phá hoại.

Cuối tuần qua, nhà điều hành hệ thống Đan Mạch Energinet cho hay, đường ống Baltic có thể được vận hành hết công suất sớm một tháng nhờ tiến độ tốt ở Đan Mạch. Ngày dự kiến vận hành của đường ống là ​​vào cuối tháng 11.2022 thay vì ngày 1.1.2023 như ban đầu.

Việc xây dựng ở Đan Mạch đã bị đình chỉ trong 9 tháng vì lý do môi trường nhưng đã được nối lại vào tháng 3 năm ngoái.

"Đường ống Baltic là một phần trong chiến lược lớn hơn của Ba Lan nhằm chấm dứt sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga chảy qua đường ống Yamal. Đó là nền tảng của kế hoạch" - Trine Villumsen Berling, nhà nghiên cứu cấp cao về an ninh toàn cầu tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Đan Mạch (DIIS), chia sẻ với Euronews.

Bộ trưởng Cơ sở hạ tầng năng lượng Ba Lan Mateusz Berger cho biết, việc hoàn thành đường ống có nghĩa là Ba Lan sẽ nhận được gấp đôi lượng khí đốt dự kiến ​​ban đầu trong quý cuối cùng của năm nay.

Tuần trước, công ty Equinor của Na Uy cho biết đã ký thỏa thuận 10 năm để bán khí đốt cho PGNiG của Ba Lan. Thỏa thuận bao gồm cung cấp khối lượng 2,4 tỉ mét khối (bcm) khí đốt mỗi năm, hoặc khoảng 15% nhu cầu tiêu thụ hàng năm của Ba Lan. Đường ống Baltic có công suất hàng năm là 10 tỉ mét khối.

Cuối tháng 8, một trạm liên kết khí đốt giữa Ba Lan và Slovakia đã đi vào hoạt động. Đây là một phần quan trọng của hành lang cơ sở hạ tầng khí đốt Bắc-Nam giữa Biển Baltic, Biển Adriatic và Aegean, Đông Địa Trung Hải và Biển Đen.

Cao ủy Năng lượng Châu Âu Kadri Simson cho biết: “Hệ thống kết nối này sẽ cải thiện đáng kể an ninh của EU về nguồn cung cấp và khả năng phục hồi của hệ thống năng lượng của chúng tôi”. EU đã tài trợ hơn 100 triệu euro, tương đương khoảng 40% chi phí của dự án.

Các nhà phân tích cho rằng, đường ống Baltic mới sẽ mang lại lợi ích cho các quốc gia ngoài Ba Lan.

"Đường ống Baltic cũng sẽ rất quan trọng đối với các nước vùng Baltic. Họ có thể nhận khí đốt thông qua GIPL - Gas Interconnector Poland Lithuania - giống như cách Ba Lan đã nhận khí đốt từ Lithuania kể từ tháng 4" - bà Trine Villumsen Berling cho biết.

Theo Viện Nghiên cứu Quốc tế Đan Mạch, hành lang này cũng phù hợp để chuyển khí đốt từ Ba Lan sang thị trường Đan Mạch, tăng cường an ninh và tính linh hoạt cho việc cung cấp năng lượng trong khu vực.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Nga đặt lộ trình cắt giảm xuất khẩu khí đốt đến 2025

Thanh Hà |

Nga dự tính giảm lượng khí đốt đưa vào thị trường toàn cầu trong 3 năm tới. Con số này nêu bật thách thức mà người tiêu dùng Châu Âu phải đối mặt.

Một quốc gia ở Châu Âu tăng mạnh giá khí đốt

Thanh Hà |

Cơ quan Quản lý Năng lượng Quốc gia Moldova (ANRE) ngày 23.9 thông qua việc tăng giá khí đốt gần 30% bắt đầu từ tháng 10, Reuters đưa tin.

Giá khí đốt cao đẩy các doanh nghiệp rời EU

Thanh Hà |

Giá khí đốt tại EU cao khiến các hãng trong ngành kim loại và hóa chất, cùng nhiều công ty khác, đang chuyển đến Mỹ, The Wall Street Journal đưa tin.

Xử lý thành công đám cháy ở trường Tiểu học Yên Hoà, đưa học sinh trở lại lớp

Thái Mạnh |

Sau khi đám cháy được dập tắt, các em học sinh được các giáo viên hướng dẫn đưa trở lại trường học.

Nghịch cảnh trong câu chuyện của Trấn Thành và Bùi Thạc Chuyên

Mi Lan |

Bộ phim “Tro tàn rực rỡ” của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên được ví là “lửa sáng” của phim Việt năm 2022. Đặc biệt, đây là năm thua lỗ nghiêm trọng, đồng thời cảnh báo chất lượng đi xuống ở mức đáng báo động của phim Việt.

Chủ tịch Yên Bái yêu cầu xử lý nghiêm vụ khai thác khoáng sản trái phép

Văn Đức |

Chủ tịch tỉnh Yên Bái vừa ký văn bản yêu cầu xử lý nghiêm đối với trường hợp khai thác, vận chuyển khoáng sản trái phép trên địa bàn xã Vân Hội, huyện Trấn Yên.

Ớn lạnh đi trên những con đường đầy xe container ở TPHCM

MINH QUÂN |

TPHCM - Đường Nguyễn Duy Trinh, vòng xoay Mỹ Thủy, giao lộ Huỳnh Tấn Phát - Lưu Trọng Lư,... được người dân TPHCM ví là các "con đường tử thần", bởi thường xuyên xảy ra tai nạn chết người giữa xe container và xe máy.

Công an điều tra hoạt động đăng kiểm xe cơ giới tại Khánh Hòa

Hữu Long |

Sở Giao thông Vận tải tỉnh Khánh Hòa đã phối hợp cung cấp hồ sơ, số liệu hoạt động đăng kiểm xe cơ giới để cơ quan công an điều tra, xác minh theo thẩm quyền.

Nga đặt lộ trình cắt giảm xuất khẩu khí đốt đến 2025

Thanh Hà |

Nga dự tính giảm lượng khí đốt đưa vào thị trường toàn cầu trong 3 năm tới. Con số này nêu bật thách thức mà người tiêu dùng Châu Âu phải đối mặt.

Một quốc gia ở Châu Âu tăng mạnh giá khí đốt

Thanh Hà |

Cơ quan Quản lý Năng lượng Quốc gia Moldova (ANRE) ngày 23.9 thông qua việc tăng giá khí đốt gần 30% bắt đầu từ tháng 10, Reuters đưa tin.

Giá khí đốt cao đẩy các doanh nghiệp rời EU

Thanh Hà |

Giá khí đốt tại EU cao khiến các hãng trong ngành kim loại và hóa chất, cùng nhiều công ty khác, đang chuyển đến Mỹ, The Wall Street Journal đưa tin.