Nghiên cứu được công bố trên Earth and Planetary Science Letters, phân tích sự hình thành của hơn 500 miệng núi lửa lớn trên sao Hỏa bằng cách sử dụng một thuật toán phát hiện miệng núi lửa được phát triển trước đây tại Curtin, tự động đếm các miệng núi lửa có thể nhìn thấy từ hình ảnh có độ phân giải cao.
Bất chấp các nghiên cứu trước đây cho thấy tần suất va chạm của tiểu hành tinh tăng đột biến, trưởng nhóm nghiên cứu, tiến sĩ Anthony Lagain từ Trường Khoa học Trái đất và Hành tinh Curtin cho biết, nghiên cứu của ông cho thấy chúng không thay đổi nhiều trong nhiều triệu năm.
Tiến sĩ Lagain cho hay, đếm các hố va chạm trên bề mặt hành tinh là cách duy nhất để xác định niên đại chính xác các sự kiện địa chất, chẳng hạn như hẻm núi, sông và núi lửa, đồng thời dự đoán thời điểm và quy mô của các vụ va chạm trong tương lai.
"Trên Trái đất, sự xói mòn của các mảng kiến tạo đã xóa sổ lịch sử của hành tinh chúng ta. Nghiên cứu các hành tinh trong Hệ Mặt trời vẫn còn lưu giữ lịch sử địa chất ban đầu của chúng, chẳng hạn như sao Hỏa, giúp chúng ta hiểu được sự tiến hóa của hành tinh của chúng ta", tiến sĩ Lagain nói.
Ông Lagain nói thêm: "Thuật toán phát hiện miệng núi lửa cung cấp cho chúng tôi sự hiểu biết thấu đáo về sự hình thành của các miệng núi lửa, bao gồm kích thước và số lượng của chúng cũng như thời gian và tần suất của các vụ va chạm với tiểu hành tinh đã tạo ra chúng".
"Các nghiên cứu trước đây cho rằng có sự gia tăng đột biến về thời gian và tần suất của các vụ va chạm với tiểu hành tinh do việc tạo ra các mảnh vỡ. Khi các vật thể lớn va vào nhau, chúng sẽ vỡ thành nhiều mảnh hoặc mảnh vụn, điều này được cho là có tác động đến việc tạo ra các miệng núi lửa".
"Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, không thể chắc rằng các mảnh vỡ đã dẫn đến bất kỳ thay đổi nào đối với việc hình thành các miệng núi lửa trên bề mặt hành tinh".
Đồng tác giả và trưởng nhóm tạo ra thuật toán, giáo sư Gretchen Benedix thông tin, thuật toán cũng có thể được điều chỉnh để nghiên cứu bề mặt các thiên thể khác, bao gồm cả Mặt trăng.