Khác biệt rõ rệt chiến lược tiêm vaccine COVID-19 của Đông Nam Á

Song Minh |

Các nước Đông Nam Á có sự khác biệt rõ rệt trong chiến lược tiêm phòng vaccine COVID-19. Vaccine của AstraZeneca, Pfizer-BioNTech, Moderna, Sputnik V và Sinovac đã được chấp nhận ở khu vực này.

Indonesia, nền kinh tế lớn nhất và đông dân nhất Đông Nam Á, bắt đầu chương trình tiêm chủng vào ngày 13.1, với việc Tổng thống Joko Widodo tiêm mũi đầu tiên của Sinovac. Hơn 784.000 người Indonesia đã được tiêm liều đầu tiên.

Ngày 24.2, lô vaccine đầu tiên của AstraZeneca đã về đến Việt Nam. Singapore - quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á bắt đầu chương trình tiêm chủng COVID-19 chính thức - đã bắt đầu tiêm mũi Pfizer cho nhân viên y tế vào ngày 30.12 và đã tiêm mũi đầu tiên cho hơn 175.000 người kể từ đó. Thủ tướng Lý Hiển Long tiêm mũi đầu tiên vào ngày 8.1 và đã tiêm liều thứ hai.

Tại Philippines, Tổng thống Rodrigo Duterte cho biết ông sẽ tiêm vaccine của Nga hoặc Trung Quốc, nhưng sự chấp thuận đầu tiên của chính phủ ông là tiêm vaccine Pfizer.

Indonesia, quốc gia đang chống chọi với đợt bùng phát tồi tệ nhất ở Đông Nam Á, vào cuối năm 2020 đã thay đổi danh sách ưu tiên tiêm phòng - tập trung vào người cao tuổi trước thay vì người trẻ. Đây là quốc gia sớm nhất trong khu vực nhận được lô vaccine Sinovac vào tháng 12.

Dưới đây là chiến lược tiêm vaccine COVID-19 của một số nước Đông Nam Á, theo tờ Bangkok Post.

Việt Nam

Ngày 24.2, hơn 117.000 liều vaccine của AstraZeneca đã về sân bay Tân Sơn Nhất, thành phố Hồ Chí Minh. Đây là lô vaccine do hãng dược AstraZeneca (Anh) sản xuất, công ty cổ phần Vaccine Việt Nam (VNVC) nhập khẩu. Trước đó, VNVC đã đặt mua 30 triệu liều vaccine COVID-19 của AstraZeneca trong năm 2021. Số vaccine này được giao thành nhiều đợt, lô đầu tiên gồm 117.600 liều.

Như vậy, lô vaccine phòng COVID-19 đầu tiên được phê duyệt nhập khẩu trong tháng 2 đã về Việt Nam sớm hơn dự kiến ban đầu.

Việt Nam đang nghiên cứu phát triển vaccine COVID-19 trong nước và sẽ hợp tác với các nhà cung cấp khi có vaccine.

Việt Nam dự kiến sẽ nhận được từ 4,9 triệu đến 8,25 triệu liều vaccine AstraZeneca thông qua chương trình COVAX. Việt Nam cũng đang đàm phán để mua vaccine của một số nước khác.

Lãnh đạo Bộ Y tế Việt Nam có mặt tại sân bay Tân Sơn Nhất đón lô vaccine COVID-19 đầu tiên về Việt Nam hôm 24.2. Ảnh: Bộ Y tế cung cấp
Lãnh đạo Bộ Y tế Việt Nam có mặt tại sân bay Tân Sơn Nhất đón lô vaccine COVID-19 đầu tiên về Việt Nam hôm 24.2. Ảnh: Bộ Y tế cung cấp

Thái Lan

Thái Lan đặt mục tiêu tiêm chủng cho khoảng 50% dân số vào cuối năm nay. Ngày 21.1, Bộ Y tế Thái Lan xác nhận vaccine AstraZeneca để sử dụng khẩn cấp, đây là vaccine đầu tiên giành được sự chấp thuận ở Thái Lan. Quốc gia này cũng đã đặt hàng vaccine Sinovac và Johnson & Johnson.

Cho đến nay, chính phủ Thái Lan đã phê duyệt kế hoạch mua tổng cộng 63 triệu liều và Viện Vaccine Quốc gia đang đàm phán với một số nhà sản xuất để có thêm nguồn cung cấp sớm nhất là trong quý đầu tiên, bao gồm 2 triệu liều của Sinovac và 61 triệu liều của AstraZeneca.

Thái Lan cũng đang phát triển loại vaccine trong nước. Một dự án nghiên cứu vaccine mRNA sẽ bắt đầu giai đoạn thử nghiệm lâm sàng đầu tiên vào tháng 4 và giai đoạn hai vào tháng 6. Các loại vaccine có thể có sẵn vào cuối năm 2021 sau khi nhận được giấy phép sử dụng khẩn cấp.

Thái Lan đã có một thỏa thuận trước với AstraZeneca để đảm bảo vaccine COVID-19, dự kiến ​​sẽ được phân phối vào giữa năm 2021. Hồi đầu tháng 1, Thái Lan cho biết có kế hoạch tung ra vaccine AstraZeneca sản xuất trong nước vào tháng 5.

Indonesia

Indonesia đặt mục tiêu tiêm chủng cho 181,5 triệu người - khoảng 2/3 dân số - vào tháng 3.2022 và Tổng thống Widodo đã kêu gọi nội các hoàn thành chương trình vào cuối năm 2021.

Indonesia có kế hoạch có thể tiêm chủng cho 16 triệu người mỗi tháng; giai đoạn đầu của việc tiêm chủng sẽ hướng tới hơn 1,5 triệu nhân viên y tế vào cuối tháng 2.

Nước này sẽ cung cấp vaccine miễn phí cho người dân. Với khoảng 13.000 trung tâm y tế cộng đồng và 9.000 bệnh viện trên khắp cả nước, chính phủ cho biết có thể hoàn thành việc tiêm chủng theo mục tiêu để đạt được miễn dịch cộng đồng.

Indonesia đặt mua 125,5 triệu liều vaccine của Sinovac, 50 triệu liều của AstraZeneca và 50 triệu liều từ Novavax, trong khi phát triển 57,6 triệu liều Merah Putih của riêng mình.

Indonesia dự kiến được nhận tới 23,1 triệu liều AstraZeneca từ liên minh GAVI. Nước này cũng đang đàm phán với Pfizer để mua 50 triệu liều và mượn phương tiện bảo quản lạnh vaccine.

Tính đến nay, hơn 784.000 người Indonesia đã được tiêm liều đầu tiên vaccine Sinovac, trong đó 139.000 người đã hoàn thành mũi tiêm thứ hai. Tổng thống Widodo tiêm vaccine Sinovac đầu tiên vào ngày 13.1.

Malaysia

Malaysia chi 504 triệu USD để mua đủ vaccine cho 26,5 triệu người, tức khoảng 80% dân số. Malaysia bắt đầu tiêm chủng từ tháng 2. Chính phủ đặt mục tiêu nhiều người được tiêm trong vòng một năm kể từ khi tiêm đợt vaccine đầu tiên.

Giai đoạn tiêm chủng đầu tiên sẽ kéo dài đến tháng 4, tập trung vào tiêm cho 500.000 nhân viên tuyến đầu, tiếp theo là những người cao tuổi và các nhóm có nguy cơ cao trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 8. Chặng thứ ba sẽ diễn ra từ tháng 5 đến tháng 2.2022 cho những người từ 18 tuổi trở lên.

Vaccine Pfizer có thể sẽ được cung cấp cho những người ở khu vực thành thị do nhu cầu bảo quản siêu lạnh, trong khi vaccine AstraZeneca sẽ được triển khai cho các vùng nông thôn.

Malaysia đã bảo đảm 12,8 triệu liều vaccine AstraZeneca thông qua cơ chế COVAX và trực tiếp, đủ để tiêm chủng cho 20% dân số của đất nước. Quốc gia này cũng bảo đảm 25 triệu liều vaccine Pfizer-BioNTech, đủ để tiêm cho 39% dân số.

Malaysia đã ký các thỏa thuận mua 12 triệu liều Sinovac của Trung Quốc và 6,4 triệu liều vaccine Sputnik V của Nga.

Myamar

Myanmar bắt đầu tiêm phòng vaccine COVID-19 vào cuối tháng 1. Trước chính biến hồi đầu tháng 2, Myanmar cho biết các nhân viên y tế tuyến đầu và các quan chức chính phủ chủ chốt sẽ được ưu tiên trong giai đoạn đầu tiêm chủng, sau đó là các nhóm dễ bị tổn thương như những người trên 65 tuổi.

Myanmar bắt đầu tiêm chủng cho công chúng vào ngày 5.2. Myanmar đặt mục tiêu tiêm cho 38,4 triệu người trên 18 tuổi vào cuối năm nay.

Ngoài thỏa thuận với AstraZeneca đã ký, Myanmar cũng dự kiến nhập vaccine của Trung Quốc vào đầu năm 2021. Nước này dự kiến nhận được vaccine theo cơ chế COVAX trước ngày 7.4.

Tính đến nay, ít nhất hơn 100.000 nhân viên y tế và tình nguyện viên đã được tiêm phòng vaccine của AstraZeneca.

Philippines

Philippines có kế hoạch mua 148 triệu liều vaccine để tiêm chủng cho 70 triệu người trong năm nay, tức hơn một nửa dân số. Tuy nhiên, Manila đang đàm phán để có được 178 triệu liều, đủ để tiêm cho 92 triệu người. Chính phủ đặt mục tiêu tiêm chủng cho toàn bộ dân số hơn 100 triệu người vào năm 2023.

Philippines đã ký hợp đồng mua 30 triệu liều vaccine Covovax từ Viện Huyết thanh Ấn Độ và 17 triệu liều từ AstraZeneca. Philippines cũng đang đàm phán mua vaccine của Pfizer, Johnson & Johnson, Sinovac và Sputnik V.

Chiến dịch tiêm chủng có thể bắt đầu sớm nhất vào quý đầu tiên của năm 2021 với vaccine của Sinovac và Sputnik V.

Ít nhất 5,6 triệu liều vaccine do Pfizer-BioNTech và AstraZeneca sản xuất dự kiến ​​sẽ đến nước này trong quý đầu tiên thông qua cơ chế COVAX.

Philippines cũng sẽ nhận được sớm nhất là vào tháng 5 tới 2,6 triệu liều vaccine AstraZeneca do các công ty địa phương mua.

Singapore

Chính quyền Singapore đã dành khoảng 750 triệu USD mua vaccine của Moderna, Pfizer và Sinovac. Ước tính, vaccine sẽ có đủ cho khoảng 5,5 triệu dân số Singapore vào quý 3.2021.

Singapore bắt đầu tiêm chủng vào ngày 30.12.2020. Tính đến nay, hơn 175.000 người được tiêm liều đầu tiên vaccine Pfizer. Khoảng 6.000 người đã nhận được liều vaccine thứ hai.

Singapore đã cấp phép tạm thời vào tháng 2 để vaccine của Moderna được sử dụng. Lô hàng đầu tiên sẽ đến vào khoảng tháng 3.

Song Minh
TIN LIÊN QUAN

''Mổ xẻ'' vaccine COVID-19 của AstraZeneca

Phương Linh |

Vaccine COVID-19 do công ty dược AstraZeneca phối hợp với Đại học Oxford (Anh) nghiên cứu, phát triển, là một trong những loại vaccine COVID-19 hàng đầu thế giới hiện nay.

Người dân Singapore chia sẻ sau khi tiêm liều vaccine COVID-19 đầu tiên

Hải Anh |

Singapore đã triển khai đợt tiêm vaccine COVID-19 trên toàn đảo cho người từ 70 tuổi trở lên. Nhiều người bày tỏ sự vui mừng và chia sẻ cảm nhận sau khi tiêm liều vaccine đầu tiên.

Quốc gia đầu tiên thế giới nhận được vaccine từ chương trình COVAX

Phương Linh |

Chương trình chia sẻ vaccine COVAX đã chuyển lô vaccine COVID-19 đầu tiên đến một quốc gia Châu Phi ngày 24.2.

Rét buốt 13 độ C, người dân vẫn chen chân đến chợ hoa Quảng An ngày cận Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Mặc dù Hà Nội đang rét buốt, nhiệt độ về đêm giảm sâu dưới 13 độ C nhưng chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn tấp nập, nhộn nhịp người bán, kẻ mua trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2023.

Giờ thứ 9: Điếng người khi biết con nuôi của chồng chính là con riêng (P1)

Nhóm PV |

Trong cuộc sống hiện đại, quan niệm "con nào cũng là con" được rất nhiều người ủng hộ. Và dù rằng là con trai hay gái cũng được yêu thương, chăm sóc như nhau. Tuy nhiên, vẫn có những người còn giữ những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, mong muốn có một cậu con trai để nối dõi và để hương hỏa cho ông bà tổ tiên. Vì lí do đó, nhiều người đã đánh mất niềm hạnh phúc của gia đình và những đứa con của chính họ.

Chương trình Giờ thứ 9 do NSND Khải Hưng là đạo diễn. Giọng đọc: NSND Minh Hòa – NSƯT Phú Thăng. Âm nhạc: Xuân Phương.

Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: media@laodong.vn.

Bản tin dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 19.1

NHÓM PV |

Dự báo thời tiết mới nhất 19.1: Khu vực Nam Bộ ngày mai có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, đêm không mưa.

Hà Nội: Tết vẫn chưa về đến... làng chài

Kim Sơn |

Hà Nội - Những ngày này không khí xuân đã tràn ngập khắp phố phường, người người nhà nhà ra đường sắm Tết. Tuy nhiên, ở làng chài Văn Đức (Gia Lâm) người dân vẫn đang tất bật mưu sinh, kiếm con tôm con cá cho bữa ăn hàng ngày.

Nhiều lý do để trừ, cắt thưởng Tết của người lao động

Bảo Hân |

Vụ việc một công ty tại Bạc Liêu có thông báo về việc cắt thưởng cuối năm do không like, share bài của giám đốc đang thu hút sự chú ý của dư luận.

''Mổ xẻ'' vaccine COVID-19 của AstraZeneca

Phương Linh |

Vaccine COVID-19 do công ty dược AstraZeneca phối hợp với Đại học Oxford (Anh) nghiên cứu, phát triển, là một trong những loại vaccine COVID-19 hàng đầu thế giới hiện nay.

Người dân Singapore chia sẻ sau khi tiêm liều vaccine COVID-19 đầu tiên

Hải Anh |

Singapore đã triển khai đợt tiêm vaccine COVID-19 trên toàn đảo cho người từ 70 tuổi trở lên. Nhiều người bày tỏ sự vui mừng và chia sẻ cảm nhận sau khi tiêm liều vaccine đầu tiên.

Quốc gia đầu tiên thế giới nhận được vaccine từ chương trình COVAX

Phương Linh |

Chương trình chia sẻ vaccine COVAX đã chuyển lô vaccine COVID-19 đầu tiên đến một quốc gia Châu Phi ngày 24.2.