Kênh đào Suez: Lịch sử tuyến đường thủy huyết mạch quan trọng của thế giới

Phương Linh |

Kênh đào Suez của Ai Cập - nơi một con tàu chở hàng lớn nhất thế giới đang bị mắc kẹt - có lịch sử từ 150 năm trước.

Kênh đào Suez của Ai Cập - nối biển Địa Trung Hải với Biển Đỏ thuộc Ấn Độ Dương - hiện là tuyến đường lưu thông của 10% thương mại hàng hải quốc tế, có khả năng đón tiếp những siêu tàu chở hàng lớn nhất thế giới. Để đạt được như ngày nay, tuyến đường thủy quan trọng này đã trải qua một số giai đoạn cải tạo và mở rộng nhất định.

Thời kỳ đầu

Khi lần đầu tiên đi vào hoạt động năm 1869, kênh đào Suez xuyên biển dài 164km và sâu 8m.

Theo Cơ quan quản lý kênh đào Suez, kênh này có thể đón các tàu có trọng tải lên tới khoảng 4.500 tấn ở độ sâu 6,7m - đặc điểm của phần lớn các con tàu trên thế giới vào thời điểm đó.

Năm 1887, kênh Suez được hiện đại hóa để cho phép tàu thuyền đi lại vào ban đêm, tăng gấp đôi sức chứa.

Mở rộng vào những năm 1950

Mãi đến những năm 1950, tuyến đường thủy Suez mới được mở rộng đáng kể về độ sâu và chiều dài, theo yêu cầu của các công ty vận tải biển.

Vào thời điểm kênh Suez được Tổng thống Ai Cập Gamal Abdel Nasser quốc hữu hóa năm 1956, nó có chiều dài 175km và sâu 14m - có thể để tàu chở dầu có tải trọng khoảng 27.000 tấn ở độ sâu 10,7m đi qua.

Thế kỷ 21

Một đợt mở rộng chính vào năm 2015 đã nâng chiều dài của tuyến đường thủy này lên 193,3km và độ sâu là 24m.

Điều đó đồng nghĩa với việc kênh đào có thể tiếp nhận các siêu tàu chở dầu với trọng tải khoảng 217.000 tấn - một trong những con tàu lớn nhất thế giới - ở sâu dưới nước tới 20,1m.

Vào năm 2019, lưu lượng tàu qua kênh đào Suez mỗi ngày là khoảng 50 tàu, so với chỉ 3 tàu một ngày vào năm 1869.

Theo thông tin từ giới chức, lưu lượng này dự kiến ​​sẽ tăng gần gấp đôi vào năm 2023 nhờ việc lưu thông hai chiều, giúp giảm thời gian chờ đợi.

Con đường nhanh nhất

Phần lớn lượng dầu vận chuyển bằng đường biển đi qua kênh đào Suez - con đường nhanh nhất băng qua Đại Tây Dương đến Ấn Độ Dương - tuy đòi hỏi phí đi lại rất cao.

Để dễ hình dung, hành trình giữa các cảng ở vùng Vịnh và London khi đi qua kênh Suez đã giảm gần một nửa so với hành trình tương tự đi qua cực nam của Châu Phi.

Hàng hóa đi từ vùng Vịnh đến Tây Âu chủ yếu là dầu mỏ. Ở chiều ngược lại, phần lớn lại là hàng hóa thành phẩm và ngũ cốc từ Châu Âu và Bắc Mỹ tới Viễn Đông và Châu Á.

Phương Linh
TIN LIÊN QUAN

Tàu chở hàng lớn nhất thế giới mắc kẹt, gây tắc nghẽn kênh đào Suez

Phương Linh |

Một tàu chở hàng khổng lồ đã bị mắc kẹt, chắn ngang kênh đào Suez của Ai Cập, gây tắc nghẽn lưu thông.

Luật Hải cảnh Trung Quốc trái Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển

PGS-TS Vũ Thanh Ca |

Luật Hải cảnh của Trung Quốc - ban hành ngày 22.1.2021 và chính thức có hiệu lực ngày 1.2 vừa qua, có nhiều điều không phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS), về quyền đi qua vô hại trong lãnh hải và quyền tự do hàng hải, hàng không của tất cả các tàu thuyền và thiết bị bay nước ngoài trong vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven biển...

Mỹ nói về việc Đức điều tàu chiến hiện diện ở Biển Đông

Khánh Minh |

Mỹ ca ngợi kế hoạch của Đức điều tàu chiến đến hiện diện ở Biển Đông, gọi đây là hành động "ủng hộ trật tự quốc tế dựa trên luật lệ" ở khu vực.

Viện kiểm sát xác định Cựu Giám đốc Sở Y tế Cần Thơ có vai trò chủ mưu

Anh Tú |

Ngày 15.2, TAND TPHCM tiếp tục phần tranh luận giữa Viện kiểm sát (VKS) TPHCM và các bị cáo trong vụ án vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Sở Y tế TP Cần Thơ.

Hà Nội sẽ nâng tầm bệnh viện để dân không phải ra nước ngoài chữa bệnh

PHẠM ĐÔNG |

Lãnh đạo UBND TP Hà Nội nhấn mạnh, việc nâng tầm một số lĩnh vực là thế mạnh của các bệnh viện trực thuộc ngành y tế Hà Nội như tim mạch, thận… Từ đó, xây dựng những cơ sở này thành trung tâm khám, chữa bệnh ngang tầm khu vực và quốc tế để người dân không phải ra nước ngoài chữa bệnh.

Đà Nẵng tập trung xây dựng tiềm lực phòng thủ vững chắc

THÙY TRANG |

Ông Trần Tuấn Anh - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương - đề nghị Đà Nẵng tập trung xây dựng các tiềm lực trong khu vực phòng thủ thành phố thực sự vững chắc, có độ tin cậy cao, bảo đảm cả trước mắt và lâu dài theo chủ trương, quan điểm chủ động chuẩn bị từ sớm, từ xa, toàn diện.

Các bộ cần lắng nghe doanh nghiệp khi sửa nghị định về xăng dầu

Anh Tuấn |

TS Nguyễn Đình Cung cho rằng, trong thời gian vừa qua, để đứt gãy thị trường quan trọng như xăng dầu và việc các bộ đẩy trách nhiệm cho nhau, điều này cần phải rút kinh nghiệm.

Thời điểm không khí lạnh suy yếu dần, nắng ấm quay lại miền Bắc

AN AN |

Theo nhận định của cơ quan khí tượng, từ ngày 17.2 không khí lạnh hoạt động với cường độ ổn định, thời tiết miền Bắc chuyển trạng thái nắng ấm, nhiệt độ tăng dần.

Tàu chở hàng lớn nhất thế giới mắc kẹt, gây tắc nghẽn kênh đào Suez

Phương Linh |

Một tàu chở hàng khổng lồ đã bị mắc kẹt, chắn ngang kênh đào Suez của Ai Cập, gây tắc nghẽn lưu thông.

Luật Hải cảnh Trung Quốc trái Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển

PGS-TS Vũ Thanh Ca |

Luật Hải cảnh của Trung Quốc - ban hành ngày 22.1.2021 và chính thức có hiệu lực ngày 1.2 vừa qua, có nhiều điều không phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS), về quyền đi qua vô hại trong lãnh hải và quyền tự do hàng hải, hàng không của tất cả các tàu thuyền và thiết bị bay nước ngoài trong vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven biển...

Mỹ nói về việc Đức điều tàu chiến hiện diện ở Biển Đông

Khánh Minh |

Mỹ ca ngợi kế hoạch của Đức điều tàu chiến đến hiện diện ở Biển Đông, gọi đây là hành động "ủng hộ trật tự quốc tế dựa trên luật lệ" ở khu vực.