Iran: “Ngư ông đắc lợi” trong khủng hoảng ngoại giao Qatar

N.V |

Khủng hoảng ngoại giao giữa Qatar với các láng giềng thật ra sẽ chỉ có lợi cho Iran, vì cho tới nay Tehran vẫn rất ngán ngại khối đoàn kết vùng Vịnh.

Từ khi được thành lập năm 1981, chưa bao giờ Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh lại gặp khủng hoảng trầm trọng như hiện nay. Về mặt chính thức các nước vùng Vịnh, đứng đầu là Saudi Arabia, đã cắt đứt bang giao với Qatar vì nước này bị cáo buộc là yểm trợ khủng bố, cụ thể là yểm trợ tổ chức Nhà nước Hồi giáo và Anh em Hồi Giáo. 

Nhưng quyết định nói trên thật ra xuất phát từ nguyên nhân sâu xa hơn, đó là nhằm làm suy yếu vai trò ngoại giao ngày càng lớn của Qatar, đồng thời khơi lại căng thẳng với Iran, quốc gia đang bành trướng thế lực trong vùng.

Từ nhiều ngày qua, giữa Qatar và các nước láng giềng vùng Vịnh đã "cơm không lành, canh không ngọt", nhưng đỉnh điểm là ngày 23.5.2017, khi hãng tin chính thức của Qatar thông báo là trang web của họ đã bị tin tặc thao túng để phát đi những thông tin sai lạc, trong đó có những tuyên bố được cho là của Tiểu vương Qatar, Sheikh Tamim bin Hamad al-Thani.

Lãnh đạo Qatar dường như đã cảnh báo các đồng minh vùng Vịnh là không nên đối đầu với Iran, cường quốc Hồi giáo khu vực, đồng thời đã bênh vực cho tổ chức Hamas của Palestine và Hezbollah của Lebanon, hai tổ chức đều do Iran yểm trợ. 

Mặc dù phía Doha đã cải chính, những tuyên bố đó đã được các phương tiện truyền thông của Saudi Arabia, Ai Cập, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất UAE liên tục phát đi phát lại, cho nên đã gây lên làn sóng phẫn nộ trên các mạng xã hội của những nước đó.

Trước đó, ngày 21.5, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đến thăm Saudi Arabia và được đón tiếp rất trọng thể. Khác với người tiền nhiệm Barack Obama cố hòa dịu với Iran để đạt được thoả thuận hạt nhân giữa quốc tế với Tehran, tại Riyad, ông Donald Trump đã cực lực lên án Iran can thiệp gây mất ổn định các nước Arab và yểm trợ khủng bố.

Tuyên bố như thế, Tổng thống Mỹ coi như ủng hộ vai trò lãnh đạo khu vực của Saudi Arabia và đồng tình với đường lối cứng rắn của Riyad đối với Tehran.

Cho tới nay, Saudi Arabia rất bực bội khi thấy đàn em Qatar vừa rất năng động về ngoại giao, vừa quá thân thiết với Mỹ - theo RFI. Vào lúc Saudi Arabia muốn lập một liên minh các nước Hồi giáo Sunni để đối đầu với nước Iran Hồi giáo Shia, Qatar lại kêu gọi cải thiện quan hệ với Iran.

Không thể chịu được nữa, Saudi Arabia đã lợi dụng ngay tuyên bố được cho là của lãnh đạo Qatar để cáo buộc chính quyền Doha yểm trợ khủng bố, rồi lấy cớ để cắt đứt bang giao. Vì Riyad cáo buộc Doha yểm trợ tổ chức "Anh em Hồi giáo", nên lôi kéo cả Ai Cập và UAE vào khủng hoảng ngoại giao.  Cairo và Abu Dhabi vốn rất thù ghét "Anh em Hồi giáo". Nhất là Ai Cập đang rất cần đến trợ giúp tài chính của Saudi Arabia nên lại càng tích cực tham gia "dạy một bài học" cho Qatar.

Nhưng khủng hoảng ngoại giao giữa Qatar với các láng giềng thật ra sẽ chỉ có lợi cho Iran, vì cho tới nay Tehran vẫn rất ngán ngại khối đoàn kết vùng Vịnh. Nay khối đoàn kết này đang tan rã, nhất là vì trong Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh, Kuwait và Oman đã không theo chân Saudi Arabia trong việc trừng phạt Qatar.

Trước mắt, lợi dụng tình hình này, Iran tỏ ra mình là một cường quốc có trách nhiệm khi kêu gọi Qatar và các nước láng giềng vùng Vịnh "nối lại đối thoại để giải quyết các bất đồng".

 

N.V
TIN LIÊN QUAN

Sốc với khoản tiền chuộc 1 tỉ USD Qatar trả cho khủng bố

V.A |

Khoản tiền chuộc 1 tỉ USD mà Qatar phải cho các nhóm khủng bố có liên quan đến cơ quan an ninh Iran và Al-Qaeda ở Syria có thể là điểm khởi đầu cho cuộc khủng hoảng ngoại giao giữa Qatar và thế giới Arab.

“Mối thù truyền kiếp” Saudi Arabia-Qatar

V.A |

"Mối thù" của Saudi Arabia và Qatar bắt nguồn từ sâu xa, bùng phát kể từ năm 1995 và có thể sẽ kéo dài trong tương lai. Nguyên nhân của mối thù này có thể được giải thích rõ nhất bằng nguồn khí tự nhiên.

Mỹ “ngồi trên lửa” vì khủng hoảng trầm trọng ở thế giới Arab

V.A |

Mối thù truyền kiếp giữa các đồng minh của Mỹ ở vùng Vịnh có thể làm gián đoạn nỗ lực của Washington chống IS và đối phó với Iran trong một thời gian dài, mặc dù chính quyền Tổng thống Donald Trump khẳng định, cuộc khủng hoảng trầm trọng ở thế giới Arab sẽ không có tác động tức thì.

Ông Nguyễn Xuân Phúc thôi giữ chức vụ Chủ tịch nước

Thanh Hà |

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để ông Nguyễn Xuân Phúc thôi giữ các chức vụ Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng, an ninh nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Các nhà vườn miền Tây tất bật vận chuyển hoa ra chợ bán Tết

YẾN PHƯƠNG |

Tại một số vườn hoa Tếtmiền Tây, vào thời điểm này, các nhà vườn đang tất bật với việc xuất hoa bán cho thương lái, hoặc vất vả vận chuyển từng chậu hoa từ vườn ra chợ để bán Tết.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Sốc với khoản tiền chuộc 1 tỉ USD Qatar trả cho khủng bố

V.A |

Khoản tiền chuộc 1 tỉ USD mà Qatar phải cho các nhóm khủng bố có liên quan đến cơ quan an ninh Iran và Al-Qaeda ở Syria có thể là điểm khởi đầu cho cuộc khủng hoảng ngoại giao giữa Qatar và thế giới Arab.

“Mối thù truyền kiếp” Saudi Arabia-Qatar

V.A |

"Mối thù" của Saudi Arabia và Qatar bắt nguồn từ sâu xa, bùng phát kể từ năm 1995 và có thể sẽ kéo dài trong tương lai. Nguyên nhân của mối thù này có thể được giải thích rõ nhất bằng nguồn khí tự nhiên.

Mỹ “ngồi trên lửa” vì khủng hoảng trầm trọng ở thế giới Arab

V.A |

Mối thù truyền kiếp giữa các đồng minh của Mỹ ở vùng Vịnh có thể làm gián đoạn nỗ lực của Washington chống IS và đối phó với Iran trong một thời gian dài, mặc dù chính quyền Tổng thống Donald Trump khẳng định, cuộc khủng hoảng trầm trọng ở thế giới Arab sẽ không có tác động tức thì.