Iran đột ngột dừng bán dầu cho Trung Quốc

Nhật Minh |

Giao dịch dầu mỏ của Iran với Trung Quốc bị đình trệ khi Tehran yêu cầu mức giá cao hơn.

Reuters dẫn các nguồn tin thương mại và nhà máy lọc dầu cho biết, thương mại dầu mỏ của Trung Quốc với Iran đã bị đình trệ do Tehran từ chối xuất khẩu và yêu cầu giá cao hơn từ khách hàng hàng đầu của mình, thắt chặt nguồn cung giá rẻ cho nhà nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới.

Việc cắt giảm dầu đột ngột của Iran - chiếm khoảng 10% lượng dầu thô nhập khẩu của Trung Quốc và đạt kỷ lục trong tháng 10.2023 - có thể hỗ trợ giá dầu toàn cầu và giảm lợi nhuận tại các nhà máy lọc dầu Trung Quốc.

Đầu tháng trước, người bán ở Iran nói với người mua ở Trung Quốc rằng họ đang thu hẹp chiết khấu tháng 12.2023 và tháng 1.2024 đối với dầu thô nhẹ của Iran xuống mức thấp hơn từ 5 đến 6 USD/thùng so với dầu Brent.

Các thương nhân cho hay, những giao dịch này đã được thực hiện vào tháng 11.2023 với mức chiết khấu khoảng 10 USD/thùng.

Một giám đốc thương mại tại Trung Quốc nói, lệnh tăng giá dường như đến từ trụ sở chính ở Tehran, vì họ cũng đang giữ lại nguồn cung cho các bên trung gian.

Giám đốc điều hành của một công ty trung gian Trung Quốc mua hàng trực tiếp từ Iran cho hay, nhà sản xuất OPEC này đang "giữ lại một số lô hàng", dẫn đến "bế tắc" giữa người mua Trung Quốc và nhà cung cấp Iran.

“Không rõ mọi chuyện sẽ kết thúc như thế nào. Chúng ta hãy chờ một chút xem các nhà máy lọc dầu có sẵn sàng chấp nhận mức giá mới hay không” - vị giám đốc nói.

Trạm xử lý dầu và khí đốt lớn ở mỏ dầu Fuman, khu tự trị Tân Cương, Trung Quốc. Ảnh: Xinhua
Trạm xử lý dầu và khí đốt lớn ở mỏ dầu Fuman, khu tự trị Tân Cương, Trung Quốc. Ảnh: Xinhua

Trung Quốc đã tiết kiệm hàng tỉ USD khi mua dầu thường được giảm giá sâu từ các nhà sản xuất bị trừng phạt là Iran, Venezuela và gần đây hơn là Nga - những quốc gia cung cấp gần 30% lượng dầu thô nhập khẩu của Trung Quốc.

Không rõ mức độ cắt giảm của Iran đối với Trung Quốc là bao nhiêu. Ít nhất một người mua đã chấp nhận mức giá cao hơn: một nhà máy lọc dầu có trụ sở tại Sơn Đông đã mua một lô hàng vào cuối tháng trước với mức chiết khấu từ 5,5 USD đến 6,5 USD.

Các nhà giao dịch cho rằng mức chiết khấu có thể thu hẹp hơn nữa vì mức giảm mới nhất được đưa ra là 4,5 USD. Trong khi đó, mức giảm giá trung bình năm ngoái đối với Iran Light, loại dầu quan trọng mà Trung Quốc mua là khoảng 13 USD.

Một người mua ở Sơn Đông cho biết: “Khách hàng vẫn đang loay hoay tìm giải pháp vì giá mới quá cao. Nhưng vì họ có ít lựa chọn và phía Iran rất cứng rắn nên khả năng đàm phán về giá rất khó khăn và không có lợi cho người mua Trung Quốc”.

Các nhà máy lọc dầu độc lập nhỏ hơn của Trung Quốc, được gọi là “teapot”, đã trở thành khách hàng hàng đầu của Tehran kể từ lần đầu tiên mua dầu của Iran vào cuối năm 2019. Họ thay thế các nhà máy lọc dầu của nhà nước đã ngừng giao dịch với Iran do lo ngại về việc vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ.

Các nguồn tin thương mại cho biết, các “teapot” nhập khoảng 90% tổng lượng dầu xuất khẩu của Iran - thường được coi là dầu có nguồn gốc từ Malaysia hoặc Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE).

Trong bối cảnh tranh cãi về giá cả, tổng xuất khẩu của Iran và nhập khẩu của Trung Quốc từ Iran đã giảm.

Trung Quốc đã nhập khẩu khoảng 1,18 triệu thùng/ngày từ Iran trong tháng trước, giảm từ 1,22 triệu thùng/ngày trong tháng 11.2023 và giảm 23% so với kỷ lục 1,53 triệu thùng/ngày của tháng 10.2023 - theo dữ liệu của công ty theo dõi tàu chở dầu Vortexa Analytics.

Giám đốc một nhà máy lọc dầu độc lập cho biết: “Người Iran muốn đuổi kịp giá với ESPO (của Nga). Nhưng họ không hoàn toàn nhận ra mức độ trừng phạt đối với dầu của Iran khác với của Nga”.

Mỹ đã trừng phạt hơn 180 cá nhân và tổ chức liên quan đến lĩnh vực dầu khí và hóa dầu của Iran kể từ năm 2021, xác định 40 tàu là tài sản bị phong tỏa của các thực thể bị trừng phạt.

Những hạn chế chính đối với dầu của Nga là mức trần giá 60 USD/thùng do Mỹ và các đồng minh áp đặt vào tháng 12 năm 2022, nhằm trừng phạt Nga về chiến dịch quân sự ở Ukraina. Khách hàng lớn Ấn Độ hầu hết đã trả trên 60 USD cho dầu của Nga, đạt 85,42 USD trong tháng 11.2023, mức cao nhất kể từ khi các cường quốc công nghiệp Nhóm G7 áp đặt mức trần.

Nhật Minh
TIN LIÊN QUAN

Nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới tăng cường hợp tác với Trung Quốc

Linh Nhi |

Nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới của Saudi Arabia đang có kế hoạch tăng cường đầu tư vào đối tác Trung Quốc khi công ty này mở rộng dấu ấn tại quốc gia vùng Vịnh.

Trung Quốc đẩy nhanh đưa mặt trời nhân tạo vào hoạt động

Nhật Minh |

Trung Quốc đang tập hợp các nguồn lực quốc gia để đưa mặt trời nhân tạo vào hoạt động.

Trung Quốc thay gã khổng lồ dầu khí Mỹ tiếp quản mỏ dầu lớn nhất Iraq

Thu Ánh |

Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) chính thức tiếp quản công ty dầu mỏ khổng lồ ExxonMobil của Mỹ với tư cách là nhà thầu chính cho mỏ dầu Tây Qurna 1 của Iraq.

Cảnh sát dùng flycam, mở rộng khu vực truy lùng nghi phạm giết người

An Long |

Đến tối 7.1, Cảnh sát vẫn đang tiếp tục kiểm soát và mở rộng khu vực được xác định có khả năng nghi phạm giết người đang lẩn trốn tại xã Lương Hòa, huyện Bến Lức, tỉnh Long An.

Lý do nhiều gia đình vội rao bán nhà trong ngõ hẹp Hà Nội dịp cận Tết

Thu Giang |

Chuyên gia của hệ sinh thái phân tích bất động sản Onehousing lý giải nguyên nhân nhiều căn nhà trong ngõ hẹp tại TP Hà Nội đang được chủ nhà rao bán gấp dịp cận Tết.

Giờ thứ 9: Cuộc chiến không khoan nhượng - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Cuộc sống dẫu không thể trọn vẹn nhưng hạnh phúc vẫn tồn tại mãi mãi. Hai vợ chồng dù đã ly hôn nhưng cuối cùng vẫn vì hạnh phúc của con nhỏ mà gạt bỏ cái tôi của mỗi người.

Về Cao Bằng thăm thủ phủ ngói âm dương Lũng Rì hàng trăm tuổi

Tân Văn |

Cao Bằng - Làng nghề làm ngói âm dương Lũng Rì đã tiếp nối tiếp qua nhiều đời, nhưng đến nay nét đẹp truyền thống đang đứng trước nguy cơ mai một.

Bản tin dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 8.1

Linh Trang - Vũ Linh |

Dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 8.1: Thủ đô Hà Nội buổi sáng trời nhiều mây, có sương mù, trời rét; Nhiệt độ trung bình từ 18 -27 độ C.

Nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới tăng cường hợp tác với Trung Quốc

Linh Nhi |

Nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới của Saudi Arabia đang có kế hoạch tăng cường đầu tư vào đối tác Trung Quốc khi công ty này mở rộng dấu ấn tại quốc gia vùng Vịnh.

Trung Quốc đẩy nhanh đưa mặt trời nhân tạo vào hoạt động

Nhật Minh |

Trung Quốc đang tập hợp các nguồn lực quốc gia để đưa mặt trời nhân tạo vào hoạt động.

Trung Quốc thay gã khổng lồ dầu khí Mỹ tiếp quản mỏ dầu lớn nhất Iraq

Thu Ánh |

Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) chính thức tiếp quản công ty dầu mỏ khổng lồ ExxonMobil của Mỹ với tư cách là nhà thầu chính cho mỏ dầu Tây Qurna 1 của Iraq.