Hộp sọ gấu kỷ băng hà hé lộ hoạt động quan trọng của tổ tiên con người

Bảo Châu |

Hộp sọ của con gấu từ kỷ băng hà tìm thấy ở Nga là bằng chứng sớm nhất về hoạt động săn bắn của con người.

Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Vestnik Archeologii, Anthropologii I Ethnographii của Nga, nhóm các nhà nghiên cứu từ Đại học Liên bang Ural đã khám phá ra một hộp sọ gấu trong hang động Imanay, trên đó có một lỗ thủng dường như được tạo ra do một ngọn giáo đâm vào đầu khoảng 35.000 năm trước.

Theo các nhà nghiên cứu, con gấu nhỏ thuộc loài gấu hang động, khoảng từ 9 đến 10 tuổi tại thời điểm nó bị giết khi đang ngủ đông ở cuối kỷ băng hà (cách đây khoảng 115.000 đến 11.700 năm trước).

Hình minh họa một con gấu hang động đã tuyệt chủng. Ảnh: Đại học Liên bang Ural
Hình minh họa một con gấu hang động đã tuyệt chủng. Ảnh: Đại học Liên bang Ural

Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu cũng cho rằng lỗ thủng có thể xuất hiện do nguyên nhân tự nhiên như ''một viên đá rơi xuống đầu gấu, hoặc nước nhỏ vào hộp sọ trong suốt hàng nghìn năm'' - Dmitry Gimranov, nhà nghiên cứu cấp cao của phòng thí nghiệm chi nhánh Ural thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga và Đại học Liên bang Ural, cho biết trong một tuyên bố.

''Nhưng điều này rất khó xảy ra. Nhiều khả năng con vật đã bị giết bởi người cổ đại'' - ông nói thêm.

Hộp sọ gấu trong hang động là một trong số hơn 10.000 bộ xương từ thời kỳ Pleistocen muộn được phát hiện trong 3 năm khai quật tại Vườn quốc gia Bashkiria.

Kỷ băng hà gần đây nhất xảy ra trong kỷ Pleistocen, bắt đầu cách đây 2,8 triệu năm và kéo dài đến 11.700 năm trước.

Các di tích hóa thạch còn lại bao gồm hàng nghìn mảnh xương từ cáo đỏ, voi ma mút, sư tử hang động và tê giác lông mượt.

Để xác định xem con gấu có bị giết hay không, các nhà khoa học đã xác định ngày chiếc lỗ được tạo ra - vào thời điểm con vật còn sống hay đã chết.

Nếu lỗ thủng được tạo ra trên hộp sọ của con gấu sau khi nó chết, đó có thể là bằng chứng của một nghi lễ phổ biến trong thời kỳ đó.

Hộp sọ cũng được tìm thấy gần nơi phát hiện bằng chứng về sự cư trú của con người trong thời kỳ Pleistocen, điều này hỗ trợ quan điểm cho rằng con vật đã bị loài người sát hại trong khi ngủ.

Con người trong thời Pleistocen đã săn bắt các loài động vật lớn cho cả một cộng đồng, vì vậy một con gấu nhỏ là một con mồi hiếm trong thời gian này.

Tuy nhiên, ông Gimranov cũng lưu ý rằng những con người cổ đại này có sức mạnh đến mức họ có thể dùng giáo đâm xuyên sọ gấu ở cự ly gần một cách tương đối dễ dàng.

Gấu hang động sinh sống trên lãnh thổ phía bắc Á-Âu thời kỳ Pleistocen muộn, dao động từ 250.000 đến khoảng 10.000 năm trước. Những loài động vật này thường được tìm thấy ở Tây Âu, Caucasus và Ural.

Nhiều cuộc khai quật đã tìm thấy cả hài cốt của loài gấu hang động cổ đại và của con người lẫn lộn bên trong các hang động, vì vậy phát hiện mới này không có gì lạ.

Tuy nhiên, con gấu hang động nhỏ thời kỳ Pleistocen không phải là loại quá phổ biến. Con vật nặng tới gần 1.000kg, lớn nhất có thể so sánh với gấu Kodiak được tìm thấy ở Alaska.

Bộ xương hóa thạch đầu tiên của một con gấu hang động được khai quật ở Anh vào năm 1922.

Bảo Châu
TIN LIÊN QUAN

Bộ xương 13.000 tuổi hé lộ chiến trường cổ xưa nhất trên trái đất

Phương Linh |

Phân tích các bộ xương gần 13.000 năm tuổi hé lộ địa điểm diễn ra cuộc chiến tranh chủng tộc lâu đời nhất, từ thời tiền sử.

Dấu vết khảo cổ 2.000 năm cho thấy kỹ năng tài tình của người tiền sử

Bảo Châu |

Dấu vết khảo cổ cho thấy, thợ săn thời tiền sử đã nghĩ ra những cái bẫy ''đường băng'' tài tình để săn bắt động vật.

Thế giới động vật: Phát hiện hoá thạch khủng long 140 triệu năm tuổi

Khánh Minh |

Các nhà cổ sinh vật học đã phát hiện ra hóa thạch khủng long titanosaur cổ nhất thế giới có niên đại 140 triệu năm.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Xe khách đâm nhau trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi, 27 người thương vong

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Một vụ tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi giữa 2 xe khách khiến 1 người chết, 26 người bị thương.

Bộ xương 13.000 tuổi hé lộ chiến trường cổ xưa nhất trên trái đất

Phương Linh |

Phân tích các bộ xương gần 13.000 năm tuổi hé lộ địa điểm diễn ra cuộc chiến tranh chủng tộc lâu đời nhất, từ thời tiền sử.

Dấu vết khảo cổ 2.000 năm cho thấy kỹ năng tài tình của người tiền sử

Bảo Châu |

Dấu vết khảo cổ cho thấy, thợ săn thời tiền sử đã nghĩ ra những cái bẫy ''đường băng'' tài tình để săn bắt động vật.

Thế giới động vật: Phát hiện hoá thạch khủng long 140 triệu năm tuổi

Khánh Minh |

Các nhà cổ sinh vật học đã phát hiện ra hóa thạch khủng long titanosaur cổ nhất thế giới có niên đại 140 triệu năm.