Hội đồng Bảo an thảo luận về tình hình xung đột Israel-Palestine

Hải Anh |

Liên Hợp Quốc và nhiều nước kêu gọi các bên liên quan kiếm chế tối đa, không leo thang và nhấn mạnh rằng sẽ không thể có hòa bình bền vững ở khu vực Trung Đông nếu không có hành động dứt khoát giải quyết xung đột Israel và Palestine.

Ngày 21.1, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc tổ chức Thảo luận mở định kỳ về “tình hình Trung Đông, bao gồm Palestine”.

Hội đồng đã nghe bà Rosemary DiCarlo- Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc phụ trách các vấn đề chính trị và xây dựng hòa bình và bà Ursula Mueller - Trợ lý Tổng thư ký Liên Hợp Quốc về các vấn đề nhân đạo, trình bày các báo cáo.

Tại phiên họp, nhiều ý kiến phát biểu tập trung vào tình hình xung đột giữa Israel và Palestine; bày tỏ quan ngại về tình trạng bạo lực, xung đột tiếp tục kéo dài, khiến hàng nghìn người dân Palestine cũng như nhiều người Israel thương vong, trong đó có phụ nữ và trẻ em.

Liên Hợp Quốc và các nước khẳng định hoạt động tái định cư của Israel là sự vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế như được nêu trong Nghị quyết 2234 của Hội đồng Bảo an năm 2016. Việc tồn tại và mở rộng các khu định cư càng châm ngòi cho sự nghi kỵ, làm gia tăng căng thẳng giữa người Palestine và Israel, khiến khả năng chấm dứt xung đột giữa hai bên ngày càng mờ nhạt.

Trong khi đó, khủng hoảng kinh tế, nhân đạo, y tế, thiếu thốn thuốc men, điện và nước sạch tiếp tục tác động nghiêm trọng đến cuộc sống người dân Palestine ở Gaza.

Tại phiên họp, nhiều nước phát biểu yêu cầu Israel chấm dứt ngay các biện pháp phong tỏa, hạn chế đi lại và thông thương đối với dải Gaza.

Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc tổ chức Thảo luận mở định kỳ về “tình hình Trung Đông, bao gồm Palestine”. Ảnh: BNG.
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc tổ chức Thảo luận mở định kỳ về “tình hình Trung Đông, bao gồm Palestine”. Ảnh: BNG

Liên Hợp Quốc và nhiều nước đã khẳng định lại sự ủng hộ nhất quán đối với giải pháp 2 nhà nước Palestine và Israel chung sống hòa bình, với đường biên giới trước năm 1967, trên cơ sở nghiêm túc thực hiện các nghị quyết liên quan của Liên Hợp Quốc và các Thỏa thuận trước đó.

Liên Hợp Quốc và nhiều nước kêu gọi các bên liên quan kiềm chế tối đa, không leo thang và nhấn mạnh rằng sẽ không thể có hòa bình bền vững ở khu vực Trung Đông nếu không có hành động dứt khoát giải quyết xung đột Israel và Palestine. Các nước kêu gọi nối lại đàm phán cho một nền hòa bình lâu dài giữa Palestine và Israel.

Phát biểu tại cuộc họp, Đại sứ Đặng Đình Quý - Trưởng Phái đoàn đại diện Việt Nam tại Liên Hợp Quốc đã phát biểu với tư cách quốc gia, bày tỏ quan ngại trước việc bạo lực gia tăng tại lãnh thổ của Palestine bị chiếm đóng; lên án các cuộc tấn công nhằm vào dân thường, phụ nữ, trẻ em cũng như các cuộc tấn công nhằm vào cơ sở hạ tầng dân sự, gồm trường học, mùa màng và tài sản của người dân.

Trưởng Phái đoàn đại diện Việt Nam tại Liên Hợp Quốc kêu gọi tất cả các bên liên quan kiềm chế tối đa, không có các hành động khiêu khích hay bạo lực, tôn trọng và thực thi luật pháp quốc tế và các Nghị quyết liên quan của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc; kêu gọi Israel ngừng ngay việc xây dựng các khu định cư trái phép và dỡ bỏ hạn chế đi lại của người dân tại vùng lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng; khẳng định ủng hộ nhiệm vụ của Cơ quan Cứu trợ người tị nạn Palestine của Liên Hợp Quốc (UNRWA).

Việt Nam khẳng định chính sách nhất quán ủng hộ mạnh mẽ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Palestine vì các quyền bất khả xâm phạm, trong đó có quyền dân tộc tự quyết và thành lập một Nhà nước Palestine độc lập, chủ quyền; khẳng định giải pháp duy nhất cho xung đột Israel - Palestine là thành lập một Nhà nước Palestine với đường biên giới trước năm 1967, chung sống hòa bình, đảm bảo an ninh và tôn trọng lẫn nhau với nhà nước Israel.

Thảo luận mở sẽ tiếp tục diễn ra trong sáng 22.1 tại phòng họp Hội đồng Bảo an.

Hải Anh
TIN LIÊN QUAN

Việt Nam nhấn mạnh tuân thủ Hiến chương LHQ tại Hội đồng Bảo an

Ngọc Vân |

Tại New York, lần đầu tiên Hội đồng Bảo an thông qua một Tuyên bố riêng về Hiến chương Liên Hợp Quốc.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh chủ trì phiên thảo luận mở của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc - dấu ấn quan trọng do Việt Nam tổ chức trong tháng đầu tiên Việt Nam tham gia, đồng thời đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Việt Nam làm Chủ tịch Hội đồng Bảo an: Cơ hội vàng phát huy vị thế đất nước

|

Bài viết của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh: “Việt Nam làm Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc tháng 1.2020: "Cơ hội vàng" phát huy vị thế đất nước với đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ”.

Việt Nam bắt đầu các hoạt động trên cương vị Chủ tịch Hội đồng Bảo an LHQ

Ngọc Vân |

Ngày 2.1.2020, tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, Việt Nam đã tiến hành các hoạt động chính thức trên cương vị Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, mở đầu cho nhiệm kỳ thành viên Hội đồng Bảo an 2020-2021.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Tập đoàn Dabaco đã bị tỉnh Bắc Ninh xử phạt hành chính

Trần Tuấn |

Bắc Ninh - Đưa công trình là tòa nhà ở xã hội Dabaco Khắc Niệm vào sử dụng khi chưa nghiệm thu, Tập đoàn Dabaco đã bị xử phạt vi phạm hành chính.

Lo ngại về chất lượng nhiều gói thầu dịch vụ công ích tại Cao Bằng

Tân Văn |

Liên tiếp từ năm 2019 đến nay, Công ty TNHH Nga Hải đã trở thành nhà thầu trúng nhiều dự án xây lắp, dịch vụ công ích trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Tuy nhiên, chất lượng của các dự án này lại đang là dấu hỏi.

Nơi cứ đến Tết Đoan Ngọ, người dân đổ xô đi tắm biển giữa trưa

Thanh Trà |

Ngày Tết Đoan Ngọ (tức 5.5 Âm lịch), hàng nghìn người dân TP Quy Nhơn (Bình Định) và các vùng lân cận đổ xô đi tắm biển vào chính Ngọ.

Chưa phát hiện được dấu chân, phân hổ để lại trong rừng tại Quảng Bình

CÔNG SÁNG |

Quảng Bình - Sau khi nhận được thông tin từ người dân về việc phát hiện một cá thể hổ, lực lượng kiểm lâm đã đến kiểm tra nhưng chưa phát hiện dấu chân, phân hổ để lại.

Việt Nam nhấn mạnh tuân thủ Hiến chương LHQ tại Hội đồng Bảo an

Ngọc Vân |

Tại New York, lần đầu tiên Hội đồng Bảo an thông qua một Tuyên bố riêng về Hiến chương Liên Hợp Quốc.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh chủ trì phiên thảo luận mở của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc - dấu ấn quan trọng do Việt Nam tổ chức trong tháng đầu tiên Việt Nam tham gia, đồng thời đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Việt Nam làm Chủ tịch Hội đồng Bảo an: Cơ hội vàng phát huy vị thế đất nước

|

Bài viết của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh: “Việt Nam làm Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc tháng 1.2020: "Cơ hội vàng" phát huy vị thế đất nước với đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ”.

Việt Nam bắt đầu các hoạt động trên cương vị Chủ tịch Hội đồng Bảo an LHQ

Ngọc Vân |

Ngày 2.1.2020, tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, Việt Nam đã tiến hành các hoạt động chính thức trên cương vị Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, mở đầu cho nhiệm kỳ thành viên Hội đồng Bảo an 2020-2021.