Học giả quốc tế lên án động thái của Trung Quốc ở Biển Đông

Khánh Minh |

Nhiều học giả quốc tế cảnh báo, những động thái của Trung Quốc ở Biển Đông trong thời gian vừa qua là những hành vi vi phạm luật pháp quốc tế và có thể gây ra phản ứng dữ dội từ các nước láng giềng Đông Nam Á.

Tiếp nối các hành động gây hấn

Ngày 19.4, Bộ Dân chính và Bộ Tài nguyên Thiên nhiên Trung Quốc ngang nhiên công bố cái gọi là “danh xưng tiêu chuẩn” cho 80 thực thể ở Biển Đông, trong đó gồm 25 đảo, đá và 55 thực thể địa lý dưới đáy Biển Đông, đi kèm toạ độ cụ thể. Hầu hết những thực thể này nằm ở phía tây Biển Đông, một số nằm dọc theo “đường lưỡi bò” mà Trung Quốc đơn phương tuyên bố, trong đó có một số rất gần đất liền Việt Nam. Lần cuối cùng Trung Quốc thực hiện một động thái như vậy là vào năm 1983, khi Bắc Kinh xác định “287 thực thể” ở Biển Đông.

Mặc dù các quốc gia và các nhà khoa học biển hoàn toàn chấp nhận việc đặt tên cho các thực thể địa lý, song Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 quy định các quốc gia không thể đòi hỏi chủ quyền đối với các chủ thể dưới mặt nước biển nếu như các chủ thể này không nằm trong khu vực 12 hải lý tính từ điểm xác định gần nhất trên đất liền.

Ông Greg Poling - Giám đốc Sáng kiến ​​Minh bạch Hàng hải Châu Á có trụ sở tại Washington - tổ chức cung cấp thông tin về các vấn đề an ninh hàng hải trên khắp Châu Á - cho biết, động thái của Bắc Kinh đặt tên cho các thực thể ở Biển Đông là bất thường và có thể vi phạm luật pháp quốc tế. “Không rõ tại sao Trung Quốc quyết định đặt tên cho 13 rạn san hô ở phía tây Biển Đông. Theo luật pháp quốc tế, những thực thể dưới mặt nước biển không phải là đối tượng thụ đắc lãnh thổ” - ABC News dẫn lời ông Poling nói.

Ngoài ra, chuyên gia hàng đầu về các vấn đề an ninh Châu Á cũng cho rằng, những động thái gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông là sự tiếp nối của cách tiếp cận gây hấn để yêu sách chủ quyền, song đang gây phẫn nộ hơn bao giờ hết trong các nước láng giềng Đông Nam Á. “Các sự cố như vụ đâm chìm tàu ​​cá Việt Nam ở Hoàng Sa và triển khai tàu khảo sát Hải Dương 8 đến vùng biển Malaysia không hoàn toàn mới. Tuy nhiên, điều mới là sự phẫn nộ của các quốc gia Đông Nam Á khi chứng kiến mối đe doạ như thường lệ vào thời điểm họ đang phải vật lộn với đại dịch COVID-19” - AP dẫn lời ông Poling và bổ sung rằng đây là “chính sách đối ngoại cơ bắp” của Trung Quốc.

Gây căng thẳng trong khu vực

Bất chấp sự phản đối liên tục của Việt Nam, Philippines, Malaysia và các nước khác, Bắc Kinh đã nhiều lần đòi yêu sách đối với khoảng 90% diện tích Biển Đông. Theo Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á, trong 7 năm qua, Trung Quốc đã tìm cách củng cố yêu sách bằng việc bồi đắp trái phép các đảo nhân tạo, xây dựng đường băng, công trình trên đảo nhân tạo cho cả mục đích dân sự và quân sự. Theo Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á, chỉ riêng ở Trường Sa, Trung Quốc đã bồi đắp thêm 3.200 mẫu (1.280ha) trong khoảng thời gian này.

Ông Jay Batongbacal - Phó Giáo sư tại Đại học Luật Philippines và là Giám đốc Viện Các vấn đề hàng hải và Luật biển - cho biết, việc Trung Quốc đặt tên các thực thể không phù hợp với luật pháp quốc tế. “Hành động khảo sát và đặt tên các thực thể dưới nước như một phần của hoạt động nghiên cứu khoa học biển không thể trở thành cơ sở cho bất kỳ yêu sách nào đối với bất kỳ phần nào của môi trường biển” - tờ SCMP dẫn lời ông Batongbacal nói.

Ông Lê Hồng Hiệp - chuyên gia về các vấn đề Việt Nam tại Viện ISEAS-Yusof Ishak ở Singapore - cho biết việc Bắc Kinh đặt tên 80 thực thể không giúp gì cho mối quan hệ của Trung Quốc với ASEAN. “Những hành động như vậy không chỉ tạo ra căng thẳng với Việt Nam, Malaysia và Philippines, mà còn khiến các thành viên ASEAN đặt câu hỏi về sự chân thành của Trung Quốc trong việc đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC). Hành động đơn phương sẽ trì hoãn các cuộc đàm phán đó và cũng kéo theo sự can thiệp từ các cường quốc bên ngoài, tạo thêm căng thẳng trong khu vực” - ông Hiệp nói với SCMP.

Douglas Guilfoyle, Phó Giáo sư luật quốc tế và an ninh tại Đại học New South Wales Canberra, Australia đồng tình với quan điểm trên. “Một nguyên tắc lâu đời của luật pháp quốc tế trong giải quyết tranh chấp biên giới là những hành động của một quốc gia nhằm khẳng định yêu sách chủ quyền của mình đối với một khu vực sẽ không có ý nghĩa pháp lý nếu đã có tranh chấp với một quốc gia khác. Nguyên tắc này tồn tại để ngăn chặn những hành vi chính xác như hành vi mà Trung Quốc đã thực hiện” - ông Guifoyle nhấn mạnh.

Khánh Minh
TIN LIÊN QUAN

Lợi dụng đại dịch, Trung Quốc ngang ngược ở Biển Đông

Thạc sĩ Hoàng Việt - Đại học Luật TPHCM, thành viên Ban nghiên cứu Luật Biển và Hải đảo, Liên đoàn Luật sư Việt Nam |

Thời gian gần đây, lợi dụng thế giới đang căng mình chống đại dịch COVID-19, Trung Quốc đã ngang ngược có những hành vi vi phạm luật pháp quốc tế ở Biển Đông.

Trung Quốc lồng chủ quyền biển Đông vào bài hát gây phẫn nộ tại Philippines

Ngọc Vân |

Người dân Philippines phẫn nộ khi Trung Quốc lồng chủ quyền Biển Đông vào một bài hát ngoại giao thời COVID-19.

Ngoại trưởng Malaysia lên tiếng về tình hình ở Biển Đông

Hải Anh |

Ngoại trưởng Malaysia Hishammuddin Hussein kêu gọi bình tĩnh và tái khẳng định cam kết của Malaysia về hòa bình ở Biển Đông sau một sự cố liên quan tới tàu Trung Quốc và Malaysia tại vùng biển tranh chấp.

Tổng LĐLĐ Việt Nam dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh

TRUNG DU |

Sáng ngày 18.1, Đoàn công tác của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam do đồng chí Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến dâng hương kính viếng, tưởng nhớ đồng chí Nguyễn Đức Cảnh tại TP Hải Phòng và tại quê nhà đồng chí ở tỉnh Thái Bình.

Giải cứu thành công người đàn ông ở dưới giếng sâu 25m trong 4 ngày

BẢO TRUNG |

Ngày 18.1, Công an huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk thông tin, đã phối hợp với phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh giải cứu thành công một người đàn ông sau 4 ngày rơi xuống giếng sâu 25m trong rẫy vắng.

Lái buôn quất cảnh: Tết năm nay không có bánh chưng

Thiều Trang |

Thẫn thờ nhìn bầu trời Hà Nội mang sắc xám, anh Trần Duy Toàn - lái buôn quất cảnh thở dài: "Năm nay gia đình tôi không có bánh chưng".

Đoàn tàu metro số 1 TPHCM chạy thử nghiệm với hệ thống bảo vệ tàu tự động

Phương Ngân |

TPHCM - Ngày 18.1, ông Nguyễn Quốc Hiển - Phó Trưởng ban Quản lý đường sắt đô thị TPHCM đã trực tiếp kiểm tra công tác chuẩn bị và chạy thử nghiệm 1 đoạn trên cao với hệ thống bảo vệ tàu tự động (ATP) của tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).

Lịch nghỉ Tết của 19 trung tâm đăng kiểm xe trên địa bàn Hà Nội

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội thông báo lịch nghỉ Tết của 19 trung tâm đăng kiểm xe cơ giới trên địa bàn thành phố. Đáng chú ý, nhiều trung tâm đăng kiểm ở Hà Nội nghỉ Tết muộn để phục vụ người dân.

Lợi dụng đại dịch, Trung Quốc ngang ngược ở Biển Đông

Thạc sĩ Hoàng Việt - Đại học Luật TPHCM, thành viên Ban nghiên cứu Luật Biển và Hải đảo, Liên đoàn Luật sư Việt Nam |

Thời gian gần đây, lợi dụng thế giới đang căng mình chống đại dịch COVID-19, Trung Quốc đã ngang ngược có những hành vi vi phạm luật pháp quốc tế ở Biển Đông.

Trung Quốc lồng chủ quyền biển Đông vào bài hát gây phẫn nộ tại Philippines

Ngọc Vân |

Người dân Philippines phẫn nộ khi Trung Quốc lồng chủ quyền Biển Đông vào một bài hát ngoại giao thời COVID-19.

Ngoại trưởng Malaysia lên tiếng về tình hình ở Biển Đông

Hải Anh |

Ngoại trưởng Malaysia Hishammuddin Hussein kêu gọi bình tĩnh và tái khẳng định cam kết của Malaysia về hòa bình ở Biển Đông sau một sự cố liên quan tới tàu Trung Quốc và Malaysia tại vùng biển tranh chấp.