Hóa thạch em bé đầu tiên của loài người ở cái nôi của nhân loại

Thanh Hà |

Hóa thạch ở sâu trong một hang động tại Nam Phi là một phần hộp sọ của một trẻ em hominid, dường như được các thành viên cùng loài để lại trên một hốc tường cách đây 250.000 năm.

Hóa thạch trẻ em đầu tiên của Homo naledi

Phát hiện mới nhất về hóa thạch này làm sáng tỏ thêm thông tin về Homo naledi - một loài hominid thời kỳ đồ đá được phát hiện cách đây chưa đầy một thập kỷ tại một khu vực được gọi là cái nôi của loài người hay cái nôi của nhân loại - quần thể hang động có những hóa thạch quan trọng được khai quật ở Nam Phi.

"Bí ẩn thực sự về em bé này là tại sao lại được tìm thấy ở đó. Một điều gì đó đáng kinh ngạc đã xảy ra trong hang động này 200.000-300.000 năm trước" - Lee Berger, nhà khoa học đứng đầu dự án, cho biết. Các nhà nghiên cứu vẫn chưa rõ hóa thạch này thuộc về một bé trai hay bé gái.

Răng hóa thạch em bé Homo naledi Leti. Ảnh: Đại học Witwatersrand
Răng hóa thạch em bé Homo naledi Leti. Ảnh: Đại học Witwatersrand

Các nhà khảo cổ hiếm khi tìm thấy hài cốt hóa thạch trẻ em, bởi xương của chúng quá mỏng và dễ vỡ để tồn tại theo thời gian. Hóa thạch ở Nam Phi dường như thuộc về một em bé khoảng 4-6 tuổi, với những chiếc răng sữa còn nguyên vẹn và răng vĩnh viễn đang nhú lên.

Các nhà thám hiểm đã gọi hóa thạch em bé là Leti, theo từ "letimela" có nghĩa là "thứ bị mất" trong tiếng Tswana - một trong 11 ngôn ngữ chính thức của Nam Phi.

Leti được tìm thấy năm 2017 trong lối đi cực kỳ heo hút ở hệ thống hang động Ngôi sao đang lên, cách nơi nhóm nghiên cứu của nhà khoa học Berger phát hiện hóa thạch Homo naledi đầu tiên trong khoang Dinaledi khoảng 12m.

Khám phá khảo cổ mới đã làm phức tạp thêm hiểu biết của nhân loại về sự tiến hóa của loài người khi chỉ ra rằng Homo sapiens có thể sống cùng với các hominid khác. Hominid là nhóm linh trưởng gồm tất cả các loài vượn lớn hiện đại và tuyệt chủng. Nhóm này bao gồm người hiện đại về mặt giải phẫu.

CNN nhận định, Homo naledi là bức tranh khảm kỳ lạ giữa cổ đại và hiện đại. Các nhà khoa học nói rằng não của Naledi không lớn hơn một quả cam và bề ngoài của tay khá giống con người hiện đại. Tuy nhiên, các xương ngón tay tạo thành một đường cong - đặc điểm cho thấy Homo naledi có khả năng leo trèo và sử dụng công cụ. Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng Homo naledi đã sống cùng với con người hiện đại.

“Homo naledi vẫn là một trong những họ hàng bí ẩn nhất của loài người cổ đại từng được phát hiện. Họ rõ ràng là một loài nguyên thủy, tồn tại vào thời điểm mà trước đây chúng ta nghĩ chỉ có con người hiện đại mới có mặt ở Châu Phi" - nhà nghiên cứu Berger cho hay.

Kể từ lần đầu tiên phát hiện ra Homo naledi vào năm 2013, nhóm nghiên cứu đã tìm lại được gần 2.000 mảnh vỡ từ hơn 20 cá thể ở các giai đoạn khác nhau của cuộc đời.

Vị trí đặc biệt của hóa thạch

Nơi phát hiện 28 mảnh sọ và 6 chiếc răng để dựng thành hộp sọ Leti là lối đi cực kỳ hẹp, chỉ rộng 15cm, dài 80cm, trên một hốc cao khoảng 80cm so với nền hang động ở đây.

Các nhà thám hiểm đã phải chui qua khe nứt, với những đoạn buộc phải nằm sấp, vươn hai tay trên đầu như kiểu "siêu nhân bò trườn", sau đó leo qua một sườn núi được gọi là Lưng của Rồng, nhà thám hiểm Mathabela Tsikoane chia sẻ với AFP.

Nhưng với Homo naledi, hành trình vào hang động có thể dễ dàng hơn nhiều vì họ nhỏ hơn người hiện đại. Tebego Makhubela, một nhà khoa học trong dự án, cho biết cơ thể Homo naledi cũng thích nghi tốt với việc leo trèo.

Hệ thống hang động phát hiện hóa thạch em bé Leti. Ảnh: Đại học Witwatersrand
Hệ thống hang động phát hiện hóa thạch em bé Leti. Ảnh: Đại học Witwatersrand

Những hóa thạch được phát hiện đều từ xương của em bé. Không có xương nào khác được tìm thấy và hộp sọ cũng không có dấu hiệu bị tổn hại như bị động vật ăn thịt tấn công.

Được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới năm 1999, cái nôi của loài người bao gồm quần thể các hang động đá vôi cách Johannesburg khoảng 50km về phía tây bắc. Phát hiện mới nhất về hóa thạch Leti được thực hiện cách mặt đất khoảng 30m.

Nghi lễ người chết

Các nhà nghiên cứu suy đoán những thành viên khác của loài Homo naledi có thể đã đặt hộp sọ Leti ở đó theo những lễ nghi liên quan tới người chết, theo nhà khoa học Berger.

Ông đề xuất giả định này để giải thích toàn bộ địa điểm phát hiện Homo naledi là điểm chôn cất theo nghi lễ.

Nếu có thêm bằng chứng ủng hộ giả thuyết này, đây sẽ là một dấu mốc bước ngoặt về tiến hóa loài người.

Homo naledi - loài hominid sống cách đây khoảng 250.000 năm. Ảnh: AFP
Homo naledi - loài hominid sống cách đây khoảng 250.000 năm. Ảnh: AFP

Tới nay, các nghi lễ hominid liên quan đến người chết sớm nhất được biết đến có niên đại cách đây 50.000-100.000 năm.

Tuy nhiên, phát hiện mới nhất có thể đẩy bằng chứng về lễ nghi cho người chết - một dấu hiệu của đau buồn và có thể là tín ngưỡng - lùi lại 1/4 triệu năm trước.

Phát hiện liên quan tới hóa thạch Leti được công bố trong 2 bài báo trên tạp chí PaleoAnthropology. Nghiên cứu có sự tham gia của 21 nhà khoa học từ Đại học Witwatersrand của Nam Phi và 13 tổ chức khác trên thế giới.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Trung Quốc có hóa thạch khủng long hoàn chỉnh 160 triệu năm tuổi

Nguyễn Hạnh |

Một hóa thạch khủng long 160 triệu năm tuổi vừa được tìm thấy ở thành phố Long Xương, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Đây là hóa thạch khủng long hoàn chỉnh đầu tiên được phát hiện trong thành phố.

Sửng sốt phát hiện hóa thạch cua 100 triệu năm trước kẹt trong hổ phách

Bảo Châu |

Hóa thạch một con cua mắc kẹt trong miếng hổ phách được phát hiện là mẫu vật hoàn chỉnh và lâu đời nhất từ trước đến nay.

Thế giới động vật: Bắt được "cá hóa thạch sống" khổng lồ mõm như cá sấu Mỹ

Hải Anh |

Cá thể khổng lồ của loài cá săn mồi thời tiền sử tồn tại gần 100 triệu năm trước được ngư dân ở Kansas, Mỹ, bắt được.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Trung Quốc có hóa thạch khủng long hoàn chỉnh 160 triệu năm tuổi

Nguyễn Hạnh |

Một hóa thạch khủng long 160 triệu năm tuổi vừa được tìm thấy ở thành phố Long Xương, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Đây là hóa thạch khủng long hoàn chỉnh đầu tiên được phát hiện trong thành phố.

Sửng sốt phát hiện hóa thạch cua 100 triệu năm trước kẹt trong hổ phách

Bảo Châu |

Hóa thạch một con cua mắc kẹt trong miếng hổ phách được phát hiện là mẫu vật hoàn chỉnh và lâu đời nhất từ trước đến nay.

Thế giới động vật: Bắt được "cá hóa thạch sống" khổng lồ mõm như cá sấu Mỹ

Hải Anh |

Cá thể khổng lồ của loài cá săn mồi thời tiền sử tồn tại gần 100 triệu năm trước được ngư dân ở Kansas, Mỹ, bắt được.