Hóa thạch 890 triệu năm có thể viết lại lịch sử sự sống trên Trái đất

Thanh Hà |

Phát hiện mới về hóa thạch bọt biển nếu được xác nhận có thể đẩy lùi bằng chứng sớm nhất về sự sống trên Trái đất khoảng 350 triệu năm.

Sự sống động vật đơn giản có thể đã tồn tại trong các đại dương của Trái đất cách đây 890 triệu năm, theo một nghiên cứu mới.

Những hóa thạch bọt biển cổ đại được phát hiện gần đây có thể là tàn tích sớm nhất được biết đến của một cơ thể động vật và có niên đại trước các hóa thạch bọt biển khác 350 triệu năm.

Nghiên cứu về phát hiện này được công bố ngày 28.7 trên tạp chí Nature. Phát hiện do Elizabeth Turner - giáo sư cổ sinh vật học và địa chất trầm tích tại Đại học Laurentian ở Ontario, Canada thực hiện. Bà tìm thấy cấu trúc hóa thạch bọt biển từng tồn tại trong các rạn san hô hàng triệu năm trước trong các mẫu đá ở tây bắc Canada.

Trước phát hiện mới này, các nhà khoa học sử dụng bằng chứng di truyền để nhận định bọt biển xuất hiện lần đầu tiên từ 541 triệu đến 1.000 triệu năm trước trong thời kỳ sơ khai của Đại Tân Nguyên Sinh.

Phát hiện của giáo sư Turner có thể giúp lấp đầy khoảng trống đó và cung cấp hiểu biết sơ lược về sự sống động vật biển sớm nhất trên Trái đất.

Bà tìm thấy trong các mẫu đá cổ đại những cấu trúc hóa thạch dạng bộ xương giống như những gì từng tồn tại trong bọt biển sừng. Bọt biển sừng có khung xương với phân nhánh ba chiều được làm từ một chất hữu cơ gọi là spongin.

Giáo sư Joachim Reitner, khoa địa sinh học Đại học Goettingen, Đức, đã xem xét nghiên cứu của Giáo sư Turner trước khi công bố, lưu ý: “Bộ xương hữu cơ này rất đặc trưng và không có cấu trúc nào được biết đến có thể so sánh được".

Khung xương bọt biển. Ảnh: Đại học Laurentian
Khung xương bọt biển. Ảnh: Đại học Laurentian

Bọt biển cổ đại sống ở những ngóc ngách tối ở trên và dưới các rạn san hô lớn được tạo ra từ vi khuẩn sống trong nước có khả năng quang hợp hoặc chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học.

“Chúng có thể đã tồn tại và sống một cuộc sống ngọt ngào mà không cần phải tiến hóa nhiều trong vài trăm triệu năm" - Giáo sư Tuner nhận định. "Ốc đảo ôxy" và các nguồn thức ăn tiềm năng do vi khuẩn tạo ra sẽ là điểm mốc vàng cho bọt biển.

Bọt biển xuất hiện 90 triệu năm trước những sự kiện được cho là cần thiết để hỗ trợ sự xuất hiện và đa dạng hóa đời sống động vật.

Khoảng 800 triệu năm trước, nồng độ ôxy trên Trái đất tăng lên trong thời gian mà các nhà khoa học gọi là sự kiện ôxy hóa Đại Tân Nguyên Sinh, thúc đẩy đáng kể lượng ôxy trong đại dương và khí quyển. Bọt biển có thể chịu được mức ôxy thấp, vì vậy, lượng ôxy mà vi khuẩn có thể đáp ứng đủ nhu cầu.

Sau đó, đợt băng hà kỷ Cryogen hay kỷ Thành Băng, kỷ thứ hai của đại Tân Nguyên Sinh, diễn ra, bọt biển cũng không bị ảnh hưởng nhiều. Trong kỷ Cryogen, phần lớn Trái đất trải qua thời kỳ băng hà khắc nghiệt từ 635 triệu đến 720 triệu năm trước.

Giáo sư Joachim Reitner nhận định, phát hiện mới từ hóa thạch bọt biển của Giáo sư Turner "là cột mốc quan trọng trong hiểu biết" về cây phả hệ động vật và tiết lộ rằng, nguồn gốc của động vật sớm hơn nhiều so với đánh giá trước đây.

Hiện tại, Giáo sư Turner muốn điều tra thời điểm bọt biển thực sự xuất hiện nếu chúng đã có mặt trên Trái đất cách đây 890 triệu năm.

Nghiên cứu này cũng có thể giúp ích trong việc tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh. Trong khi tàu thăm dò Perseverance của NASA tìm kiếm bằng chứng về sự sống của vi sinh vật cổ đại trên sao Hỏa, dữ liệu đá cổ đại trên Trái đất có thể giúp các nhà khoa học phát hiện những mục tiêu hấp dẫn.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

"Báu vật" 230 triệu năm ẩn giấu trong hóa thạch chất thải khủng long

Thanh Hà |

Nghiên cứu mới về phân hóa thạch khủng long phát hiện ra một "báu vật" tiềm ẩn: Loài bọ cánh cứng 230 triệu năm chưa từng được phát hiện trước đây.

Cá "hóa thạch sống" kỳ lạ thọ 100 tuổi, mang thai 5 năm

Thanh Hà |

Coelacanth - loài cá có biệt danh là "hóa thạch sống" khổng lồ kỳ lạ tồn tại từ thời khủng long - có thể sống tới 100 năm.

"Hóa thạch sống" tưởng tuyệt chủng 273 triệu năm mọc tốt um dưới đáy biển

Thanh Hà |

Sau khi biến mất khỏi dữ liệu hóa thạch hàng trăm triệu năm, hai dạng sống đại dương có mối quan hệ cộng sinh vừa được phát hiện đang phát triển mạnh mẽ.

Những cách bài trí không gian sống đón Tết thú vị của sao Việt

DI PY, ẢNH: Nghệ sĩ cung cấp. |

Nhiều sao Việt như Ngọc Diễm, Đàm Thu Trang, Đàm Vĩnh Hưng bài trí tổ ấm đón Tết theo nhiều phong cách khác nhau.

Dự báo thời tiết 16.1: Miền Bắc rét đậm mưa vài nơi, nhiệt độ giảm sâu hơn

AN AN |

Dự báo thời tiết hôm nay 16.1.2023, Bắc Bộ trời rét đậm, vùng núi rét hại. Nhiệt độ thấp nhất ở Bắc Bộ phổ biến từ 9 - 12 độ C, khu vực vùng núi Bắc Bộ phổ biến 6 - 9 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 3 độ C.

Chứng khoán: Thiếu sự đồng thuận của dòng tiền để bứt phá

Gia Miêu |

Với nhiều thông tin hỗ trợ thị trường chứng khoán, nhà đầu tư kỳ vọng chỉ số VN-Index có thể sẽ sớm vượt mức kháng cự 1.067 điểm và hướng về gần mức 1.100 điểm trong tuần giao dịch cuối cùng trước khi nghỉ Tết.

Thực phẩm online ngày Tết tiềm ẩn nhiều rủi ro

Ngọc Chi - Đức Trung |

Cận Tết, việc mua sắm thực phẩm online tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Để có một cái Tết trọn vẹn và bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình, hãy là người tiêu dùng thông minh.

So sánh đội hình tuyển Việt Nam vs Thái Lan chung kết AFF Cup 2022

Bảo Bình - Dương Anh |

So sánh đội hình tuyển Việt Nam vs Thái Lan AFF Cup 2022. Với lợi thế sân nhà, có 44,51% lượt bình chọn trên sofascore tin rằng Thái Lan giành chiến thắng, 28,38% dự đoán kết quả hoà và 27,11% nhận định đoàn quân của HLV Park Hang-seo sẽ nâng cao chức vô địch.

"Báu vật" 230 triệu năm ẩn giấu trong hóa thạch chất thải khủng long

Thanh Hà |

Nghiên cứu mới về phân hóa thạch khủng long phát hiện ra một "báu vật" tiềm ẩn: Loài bọ cánh cứng 230 triệu năm chưa từng được phát hiện trước đây.

Cá "hóa thạch sống" kỳ lạ thọ 100 tuổi, mang thai 5 năm

Thanh Hà |

Coelacanth - loài cá có biệt danh là "hóa thạch sống" khổng lồ kỳ lạ tồn tại từ thời khủng long - có thể sống tới 100 năm.

"Hóa thạch sống" tưởng tuyệt chủng 273 triệu năm mọc tốt um dưới đáy biển

Thanh Hà |

Sau khi biến mất khỏi dữ liệu hóa thạch hàng trăm triệu năm, hai dạng sống đại dương có mối quan hệ cộng sinh vừa được phát hiện đang phát triển mạnh mẽ.