Hé lộ đối thủ đáng gờm hơn khủng long của tổ tiên động vật có vú hiện đại

Phương Linh |

Nghiên cứu mới chỉ ra, tổ tiên của động vật có vú hiện đại từng bị kìm hãm bởi đối thủ khác đáng gờm hơn khủng long.

Trước đây người ta thường cho rằng, ở thời tiền sử, các loài động vật có vú sống dưới bóng của khủng long - loài động vật to lớn lấp đầy các ổ sinh thái thời kỳ đó. Do vậy, các động vật có vú trở nên nhỏ bé và khép mình hơn trong trong lối sống và chế độ ăn. Chỉ đến khi khủng long tuyệt chủng cách đây 66 triệu năm, các loài động vật có vú mới được đa dạng hóa để chiếm lĩnh các ổ sinh thái còn trống do khủng long để lại.

Tuy nhiên, một nghiên cứu công bố trên tạp chí Current Biology - do các chuyên gia từ trường đại học Oxford và Birmingham thực hiện - gợi mở rằng, có loài động vật có vú khác mới là trở ngại thực sự và mãi cho đến khi những loài động vật có vú nguyên thủy này chết đi, tổ tiên của các loài động vật có vú hiện đại trong đó có con người mới có thể được tự do phát triển.

Trong nghiên cứu của mình, tiến sĩ Elsa Panciroli - nhà cổ sinh vật học đến từ Bảo tàng Lịch sử tự nhiên của Đại học Oxford - và các đồng nghiệp đã sử dụng các phương pháp thống kê để xem xét sự tiến hóa của các nhóm động vật có vú khác nhau thực sự bị hạn chế như thế nào trước và sau cuộc đại tuyệt chủng kỷ Phấn trắng - Cổ Cận giết chết loài khủng long.

Nghiên cứu cũng thực hiện các phép đo về giải phẫu của tất cả loại động vật có vú khác nhau cùng thời với khủng long, bao gồm cả ''therian'' - tổ tiên của động vật có vú hiện đại.

Nhóm nghiên cứu đã đặc biệt xem xét thời điểm mà quá trình tiến hóa ngừng tạo ra các đặc điểm mới - chẳng hạn như thay đổi về kích thước của răng và xương - và thay vào đó là tái tạo các đặc điểm đã tiến hóa trong các giống loài khác.

Từ đó, họ có thể xác định ''giới hạn tiến hóa'' của các nhóm động vật có vú khác nhau, cho thấy nơi chúng bị loại ra khỏi các ổ sinh thái khác nhau do cạnh tranh với các loài động vật khác.

Cuối cùng, các phát hiện chỉ ra rằng, những kìm hãm lớn nhất đối với tổ tiên chúng ta không phải do sự hiện diện của khủng long, mà là do sự cạnh tranh từ các loài động vật có vú nguyên thủy khác, những loài chịu ít ràng buộc hơn.

Nhóm nghiên cứu giải thích, các loài động vật có vú nguyên thủy chiếm ưu thế có các chế độ ăn khác nhau, kích thước cơ thể lớn hơn và cách sống mới lạ như leo trèo, bay lượn, do đó đã loại trừ các ''therian'' kích thước nhỏ hơn ra khỏi môi trường quen thuộc của chúng.

Điều này được củng cố thông qua nhiều bằng chứng khi các nhà nghiên cứu xem xét kích thước cơ thể của các loài động vật có vú, phát hiện cả loài kích thước nhỏ lẫn kích thước lớn đều được giải phóng như nhau khỏi sự kìm hãm tiến hóa sau cái chết của khủng long.

“Hầu hết loài động vật có vú sống cùng với khủng long đều có khối lượng cơ thể dưới 100g - nhỏ hơn bất kỳ loài khủng long không phải chim nào'' - tác giả nghiên cứu Gemma Benevento thuộc Đại học Birmingham cho biết. Vì vậy, những loài động vật có vú nhỏ nhất có thể sẽ không trực tiếp cạnh tranh với khủng long mà từ các loài động vật có vú kích thước lớn hơn.

''Ngành cổ sinh vật học đang trải qua một cuộc cách mạng'' - Tiến sĩ Brocklehurst nhận định và cho rằng các kết quả nghiên cứu này mang lại nhiều ý nghĩa, làm thay đổi quan niệm trước đây, mang lại nhiều góc nhìn mới mẻ hơn về sự tiến hóa bằng cách sử dụng các phương pháp tiếp cận hiện đại.

Phương Linh
TIN LIÊN QUAN

Hóa thạch 72 triệu năm bất ngờ hé lộ loài khủng long mới đặc biệt ở Mexico

Phương Linh |

Các nhà cổ sinh vật học Mexico đã xác định được một loài khủng long mới nhờ di tích hóa thạch 72 triệu năm tuổi.

Phát hiện loài cá 420 triệu năm từ thời khủng long còn sống

Phương Linh |

Loài cá 420 triệu năm trước mà giới khoa học tin rằng đã tuyệt chủng được phát hiện còn sống ở Madagasca.

Khủng long có sừng cổ nhất vừa phát hiện có vị trí tiến hóa quan trọng

Hải Anh |

Loài khủng long có sừng mới phát hiện sống ở New Mexico, Mỹ, cách đây 82 triệu năm là một trong những khủng long ăn cỏ (ceratopsid) lâu đời nhất.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Hóa thạch 72 triệu năm bất ngờ hé lộ loài khủng long mới đặc biệt ở Mexico

Phương Linh |

Các nhà cổ sinh vật học Mexico đã xác định được một loài khủng long mới nhờ di tích hóa thạch 72 triệu năm tuổi.

Phát hiện loài cá 420 triệu năm từ thời khủng long còn sống

Phương Linh |

Loài cá 420 triệu năm trước mà giới khoa học tin rằng đã tuyệt chủng được phát hiện còn sống ở Madagasca.

Khủng long có sừng cổ nhất vừa phát hiện có vị trí tiến hóa quan trọng

Hải Anh |

Loài khủng long có sừng mới phát hiện sống ở New Mexico, Mỹ, cách đây 82 triệu năm là một trong những khủng long ăn cỏ (ceratopsid) lâu đời nhất.