Hành trình rực rỡ của kim cương

lê tiên long |

Xuất phát từ Ấn Độ, từng phổ biến trong các nền văn hóa Ả rập, mãi đến thời kỳ Phục hưng, kim cương mới bắt đầu phổ biến tại Châu Âu và dần dần tạo nên “cơn sốt” trong các triều đình lục địa già này.

Được ưa chuộng nhất

Chỉ có các vị vua, hoàng hậu, hoàng tử, công chúa cùng các thành viên cao cấp của hoàng gia mới là chủ sở hữu của những viên kim cương hay bộ sưu tập kim cương danh giá. Thậm chí, cho đến tận hôm nay, bên cạnh một số tỉ phú, thì rất nhiều viên kim cương huyền thoại vẫn thuộc sở hữu của các gia đình hoàng tộc vẫn đang trị vì.

Từ thời trung cổ, sự giàu có trỗi dậy ở đại đa số người dân Châu Âu, tuy nhiên tầng lớp giới quý tộc vẫn thích thể hiện đẳng cấp của mình và họ ưa chuộng kim cương nhất. Sự giao thương với Ấn Độ, khu vực Ả rập ngày một thuận tiện, khiến các hoàng gia Châu Âu thi nhau sở hữu những viên kim cương huyền thoại, như các viên Sancy, Regent hoặc Koh-i-noor.

Kim cương bừng sáng trong các cung đình Châu Âu, để không chỉ ngấm ngầm mà còn trực tiếp phô diễn quyền lực, sự giàu có và ẩn sau đó là sức mạnh của cá nhân các vị vua và của cả hoàng gia. Những viên kim cương hoặc bộ sưu tập trang sức bằng kim cương đó trở thành tài sản thừa kế quý giá của các hoàng tộc. Khi người chủ sở hữu mất, bộ sưu tập này được trao lại cho người kế nhiệm hoặc thừa kế, và lớp hậu thế của họ, phát huy truyền thống tôn sùng kim cương của tiền bối, lại càng làm dày thêm những bộ sưu tập cho hoàng gia. Ở cung đình Châu Âu với những “hội chợ phù hoa” hào nhoáng, kim cương luôn được tôn sùng ở vị trí tối thượng. Mỗi dịp lễ lớn của hoàng gia, như sinh nhật, lễ đăng quang, đại lễ kỷ niệm chẵn hàng chục năm ngày lên ngôi của các vị vua, nữ hoàng, như đại lễ bạc (40 năm), đại lễ vàng (50 năm), đại lễ kim cương (60 năm) đều xuất hiện những viên kim cương thật độc đáo, quý hiếm, được tạo tác gắn vào những chiếc vương miện hay quyền trượng để làm phong phú thêm kho báu của hoàng gia.

Vậy nên, kim cương là đắt tiền, là vô giá, là vĩnh cửu, là thứ mà cả nhân loại khao khát. Ở trong tay một người giàu có, kim cương chỉ là kim cương, nhưng khi thuộc sở hữu của nữ hoàng, của nhà vua, của các thái hậu, công chúa, hoàng tử hay hoàng phi thì viên kim cương đó thực sự quyền lực và mang trong mình giá trị lịch sử.

Những báu vật của các hoàng gia

Quý vật luôn thuộc về quý nhân. Những viên kim cương số 1 thường thuộc sở hữu của những người số 1. Và suốt một thời kỳ dài của lịch sử, vị trí số 1 đó thuộc về các hoàng gia Châu Âu.

Như viên kim cương mang tên Sancy, từng ngự trị trên mũ của các vị vua Pháp Henry III, Henry IV, sau đó được bán sang nước Anh để trở thành tài sản của các vua James I, James II. Năm 1668, vua James II, vị vua cuối cùng của nhà Stewart tại Anh quốc, đã bỏ trốn cùng với nó đến Paris. Tuy nhiên, viên kim cương đã bị trộm mất năm 1792. Viên Sancy đã bặt vô âm tín đến tận năm 1828, rồi lại tái xuất trong tay Hoàng tử Nga Demidoff. Gia đình Hoàng tử là chủ sở hữu nó tới năm 1865, sau đó bán nó cho một người Ấn Độ giàu có, ngài Jamsetjee Jeejeebhoy ở Bombay. Lần xuất hiện tiếp theo trước công chúng của viên Sancy là tại Triển lãm Paris vào năm 1867. Bà Astor đã cho Bảo tàng Louvre mượn viên Sancy nhân dịp triển lãm “Mười thế kỉ của trang sức Pháp” năm 1962. Tuy nhiên, sau khi bà qua đời năm 1964, chính phủ Anh đã tuyên bố viên kim cương thuộc về kho báu quốc gia, nhưng sau đó được đồn rằng nó đã bị bán cho Chính phủ Pháp.

Viên kim cương xanh lam Le bleu de France huyền thoại cũng có đích đến là Hoàng gia Pháp như vậy. Nó được nhà thám hiểm người Pháp đồng thời cũng là một nhà buôn trang sức tên là Jean Baptiste Tavernier khám phá ra năm 1642 tại vùng tây nam Ấn Độ. Viên kim cương cực lớn nặng đến 112 carat này mang trong mình một màu xanh lam đậm cực kỳ hiếm gặp. Nó được Jean đem về bán cho vua Louis XIV vào năm 1669. Viên kim cương được đặt tên là Hope (Hy vọng) có màu xanh thẫm, còn được gọi là Trang sức của Nhà vua (Le Bijou du Roi), Màu xanh của Pháp (Le bleu de France) và Màu xanh Tavernier. Qua những biến động của thời gian và lịch sử, viên kim cương đã qua sở hữu của nhiều người như Hoàng hậu Tây Ban Nha Maria Louisa, Hoàng tử Nga Kanitowski, Vua Ottoman Sultan Adul Hamid II để rồi đến nay đang được trưng bày tại Viện Bảo tàng Tự nhiên Smithsonian ở Washington, Mỹ.

Mọi con đường đều dẫn tới vương miện

Cũng xuất xứ từ quê hương Ấn Độ, nhưng viên kim cương Regent có hành trình ly kỳ hơn nữa. Với trọng lượng thô lúc đầu là 410 carat, nó được phát hiện tại mỏ Parteal vào năm 1701. Một người làm công tại mỏ tình cờ phát hiện viên kim cương và để có thể mang ra khỏi mỏ, anh ta đã nghĩ ra cách rạch bắp chân mình nhét viên kim cương vào sau đó băng bó lại và mang ra ngoài an toàn.

Với màu sáng trắng pha chút sắc xanh nhạt lấp lánh và những vết cắt đạt đến độ hoàn mỹ, viên kim cương này từng được vinh danh là viên kim cương đẹp nhất trên thế giới. Sau hành trình vượt biển với nhiều giai thoại để về đến Anh, nó được bán cho toàn quyền vùng Madras là Thomas Pitt, người là ông nội của William Pitt - Thủ tướng Anh sau đó. Ông ta mang viên đá về chế tác nó ở hình gối, còn lại trọng lượng là 140,5 carat, kích thước 32mm × 34mm × 25mm. Những người thợ mất 2 năm để chế tác viên kim cương này với tiền công rất lớn.

Cũng như các viên kim cương nổi tiếng khác, viên kim cương này bắt đầu có “danh hiệu” khi năm 1717, nó được bán cho Phillipe II - Công tước vùng Orleans, Regent của Pháp - để mang tên viên kim cương Regent từ đó. Đẳng cấp của nó được nâng lên khi được gắn lên vương miện của Vua Louis XV và được dùng trong lễ đăng quang của nhà vua tháng 2.1723. Sau đó, Hoàng hậu Marie Leczinska tách viên kim cương ra khỏi vương miện để gắn vào trâm cài tóc.

Vào năm 1797, Napoleon Bonaparte đã gắn viên kim cương vào thanh kiếm của mình, dùng cho lễ đăng quang năm 1804. Viên kim cương được truyền đến thời Naponeon III và hiện vẫn là một tài sản của Hoàng gia Pháp.

Một huyền thoại khác trong làng kim cương là viên đá quý mang tên Koh-i-noor cũng có hành trình khá ly kì trước khi trở thành thành báu vật nước Anh như hiện nay. Koh-i-noor nặng 105 carat (tương đương 21,6 gram), được xem là viên kim cương đắt nhất thế giới hiện nay. Viên kim cương Koh-i-noor được mệnh danh là “Kim cương Vua” không chỉ bởi độ lớn cũng như chất lượng tuyệt hảo của nó.

Được phát hiện tại khu mỏ Golconda, Andhra Pradesh, Ấn Độ từ năm 1306, tên của nó có nghĩa là “Ngọn núi của ánh sáng” trong tiếng Ba Tư.

Lần lượt thuộc quyền sở hữu của các vị vua chúa của Sikh, Mughal và Ba Tư, sau khi trải qua cuộc tranh giành với Maharaja Ranjit Singh, cuối cùng nó đã thuộc quyền sở hữu của một công ty đông Ấn Độ và trở thành một trong những món đồ trang sức đặc biệt nhất trên vương miện Hoàng gia Anh vào năm 1877.

Người Ấn Độ từng cho rằng, viên kim cương đặc biệt này có từ thời Ấn Độ cổ Mahabharat cách đây hơn 5.000 năm và người sở hữu nó sẽ có quyền lực thống trị thế giới.

Chính vì thế, báu vật này đã trở thành đối tượng bị tranh giành từ hết triều đại này đến triều đại khác ở Ấn Độ và nhiều vị vua giữ nó đã phải trả giá bằng số phận bi thảm. Tên gọi đầu tiên của kim cương vua là "Samantik Mani" (nghĩa là hoàng tử, thủ lĩnh trong các viên kim cương).

Nader Shah - vua Ba Tư xâm lược Ấn Độ năm 1739 - chiếm được viên kim cương này đã đổi tên nó thành Koh-i-Noor, theo tiếng Ba Tư nghĩa là “Núi ánh sáng”.

Năm 1849, Hoàng tử nhỏ tuổi Dalip Sing, người kế vị Quốc vương Maharaja Ranjit Singh đã dâng báu vật sở hữu độc nhất vô nhị này cho Nữ hoàng Anh Victoria. “Núi ánh sáng” kỳ diệu này sau đó được gắn lên Vương miện của Nữ hoàng Anh Victoria và hiện được bảo vệ nghiêm ngặt tại Tháp London cùng với chiếc vương miện gắn đầy kim cương, đá quý này.

Từ trường hợp của những viên kim cương này cho thấy, giới hoàng gia lúc nào cũng khát khao được sở hữu những viên kim cương độc nhất, và họ luôn dùng mọi cách, từ mua, đề nghị biếu tặng, gây sức ép để cưỡng chiếm, thậm chí không loại trừ cả chiến tranh, để sở hữu được nó…

Sự phổ biến của kim cương tăng lên ở thế kỷ 19, khi những kỹ thuật đánh bóng và cắt đã đạt đến một trình độ nhất định, kinh tế thế giới đã phát triển, và những nhà kim hoàn bắt đầu những chiến dịch quảng cáo rầm rộ.

Cuối cùng, hiệu quả của các chiến dịch truyền thông đại chúng đã khiến kim cương trở nên phổ biến, để rồi thịnh hành trong các nghi lễ đính hôn của nam nữ thanh niên trên khắp thế giới. Tuy nhiên, vì giá trị cao, kim cương vẫn mãi là đồ trang sức dành riêng cho giới trung lưu và thượng lưu.

lê tiên long
TIN LIÊN QUAN

Bất ngờ đào được viên kim cương lớn trong công viên ở Mỹ

HỒNG HẠNH |

Viên kim cương 9,07 carat được Kevin Kinard bất ngờ đào được trong công viên kim cương ở Mỹ.

Hãng Sotheby's đấu giá viên kim cương trắng khổng lồ siêu hiếm

Phương Linh |

Một viên kim cương trắng hoàn hảo 102 carat sẽ được hãng Sotheby's ở Hong Kong (Trung Quốc) bán đấu giá vào ngày 5.10.

Nga: Nhà sản xuất kim cương lớn nhất thế giới đại hạ giá

Song Minh |

Nhà sản xuất kim cương lớn nhất thế giới của Nga đại hạ giá để thúc đẩy doanh số giữa đại dịch COVID-19.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Bất ngờ đào được viên kim cương lớn trong công viên ở Mỹ

HỒNG HẠNH |

Viên kim cương 9,07 carat được Kevin Kinard bất ngờ đào được trong công viên kim cương ở Mỹ.

Hãng Sotheby's đấu giá viên kim cương trắng khổng lồ siêu hiếm

Phương Linh |

Một viên kim cương trắng hoàn hảo 102 carat sẽ được hãng Sotheby's ở Hong Kong (Trung Quốc) bán đấu giá vào ngày 5.10.

Nga: Nhà sản xuất kim cương lớn nhất thế giới đại hạ giá

Song Minh |

Nhà sản xuất kim cương lớn nhất thế giới của Nga đại hạ giá để thúc đẩy doanh số giữa đại dịch COVID-19.