Sau hơn 2 tuần hoành hành trên biển, cuối cùng thì siêu bão Beryl cũng sắp biến mất. Ngày 12.7, cơn bão đã suy yếu thành áp thấp và đang di chuyển qua Canada, để lại hàng triệu người bị ảnh hưởng bởi những cơn lốc xoáy và lũ lụt mà nó gây ra.
Cơn bão gây thiệt hại nặng nề nhất ở Grenada, nơi Beryl đạt cường độ cấp 4 vào ngày 1.7. Ngay sau đó, nó trở thành bão cấp 5 - cấp cao nhất trong thang bão 5 cấp Saffir-Simpson.
Ngày 25.6, dự báo bão đầu tiên của Trung tâm Bão Quốc gia Mỹ xác định một khu vực có thời tiết xáo trộn ở vùng nhiệt đới phía đông Đại Tây Dương. Hình thái này xuất hiện ở bờ biển châu Phi một ngày trước đó, là sự khởi đầu của siêu bão Beryl.
Ngày 28.6, vùng nhiễu động trở thành áp thấp nhiệt đới - tiền thân của cơn bão. Cảnh báo ban đầu lưu ý rằng cơn bão cuối cùng có thể trở thành bão cuồng phong khi nó tấn công khu vực Lesser Antilles. Cơn bão sau đó được đặt tên là Beryl vào cùng ngày.
Ngày 29.6, chỉ 24 giờ sau khi được tuyên bố là áp thấp nhiệt đới, Beryl đã trở thành cơn bão cấp 1 di chuyển với tốc độ 120km/h. Cảnh báo bão đã được đưa ra đối với khu vực Barbados tại Caribe, đồng thời cảnh báo bão được ban hành cho các khu vực St Lucia, St. Vincent, Quần đảo Grenadine và Grenada.
Ngày 30.6, Beryl được tuyên bố là “cơn bão cấp 4 cực kỳ nguy hiểm”. Với sức gió duy trì tối đa là 210km/h, Beryl trở thành cơn bão cấp 4 hình thành sớm nhất được ghi nhận và là cơn bão mạnh nhất được từng ghi nhận trong khoảng thời gian trước tháng 9 hàng năm.
Ngày 1.7, Beryl tấn công khu vực Carriacou, Grenada, nuốt chửng hòn đảo với sức gió lên đến 225km/h. Thiệt hại nghiêm trọng đã được báo cáo. Đến 23h theo giờ địa phương, Beryl trở thành cơn bão cấp 5.
Ngày 2.7, ước tính sức gió duy trì tối đa ở tâm bão Beryl đạt 265km/h, vượt ngưỡng của bão cấp 5. Điều đó khiến Beryl trở thành siêu bão tháng 7 mạnh nhất được ghi nhận ở Đại Tây Dương.
Ngày 3.7, siêu bão Beryl đã quét qua miền nam Jamaica, với thành mắt bão quét qua rìa phía nam của hòn đảo.
Ngày 5.7, Beryl tấn công Bán đảo Yucatán của Mexico. Bão đổ bộ vào đất liền ở cấp độ 2, với sức gió 177km/h, sau đó suy yếu nhanh chóng và đổ bộ gần Tulum.
Ngày 6.7, Beryl tiếp cận phía tây nam Vịnh Mexico dưới dạng bão nhiệt đới, đã suy yếu một phần.
Ngày 7.7, Beryl lấy lại trạng thái là một cơn bão cuồng phong.
Ngày 8.7, Beryl đổ bộ vào Matagorda, Texas (Mỹ) thổi tung khu vực tàu điện ngầm ở Houston với sức gió 128km/h và gây ra lượng tới 300mm. Khoảng 2,5 triệu người dân trong khu vực bị mất điện. Sau đó, một cơn lốc xoáy bùng phát vào buổi chiều quét qua phía đông bắc Texas, miền nam Arkansas và phía tây Louisiana của Mỹ. Cơ quan Thời tiết Quốc gia nước này đưa ra 115 cảnh báo lốc xoáy, một kỷ lục trong tháng 7.
Ngày 9.7, Beryl suy yếu thành áp thấp nhiệt đới khi di chuyển dọc biên giới bang Indiana-Ohio (Mỹ).
Ngày 10.7, khối áp suất thấp còn sót lại của Beryl đi dọc theo biên giới phía đông Canada và đông bắc Mỹ, gây giông bão và một số cơn lốc xoáy ở bang New York và các bang lân cận.
Tại bang New York, Cơ quan Thời tiết Quốc gia Mỹ đã đưa ra kỷ lục cấp tiểu bang là 42 cảnh báo lốc xoáy trong một ngày, dẫn đến tổng cộng hơn 200 cảnh báo chỉ trong ba ngày.
Ngày 12.7, bão Beryl tan, trở thành hệ thống áp thấp hậu nhiệt đới ở phía đông bắc Hồ Ontario, miền nam Canada.