Hai nước Châu Âu đầu tiên đổi chiến lược sang chung sống với COVID-19

Thanh Hà |

Đan Mạch không còn coi bùng phát COVID-19 là "căn bệnh nguy hiểm cho xã hội", trong khi Na Uy nhấn mạnh, xã hội phải sống chung với COVID-19. Hai quốc gia Bắc Âu đều có tỉ lệ tiêm chủng cao và hệ thống y tế không bị quá tải dù số ca COVID-19 tăng.

COVID-19 không còn là "căn bệnh nguy hiểm cho xã hội"

Đan Mạch và Na Uy ngày 1.2 trở thành hai trong số các quốc gia Liên minh Châu Âu đầu tiên hủy bỏ hầu hết hạn chế với đại dịch, AP đưa tin.

Theo các quan chức, dù số ca COVID-19 tăng do biến thể Omicron, Đan Mạch không còn coi đợt bùng phát này là "một căn bệnh nguy hiểm cho xã hội", vì dịch bệnh không còn gây gánh nặng cho hệ thống y tế và Đan Mạch có tỉ lệ tiêm chủng cao.

Thủ tướng Mette Frederiksen chia sẻ trên đài phát thanh Đan Mạch rằng, còn quá sớm để biết có phải tái áp đặt các biện pháp ngừa COVID-19 hay không.

“Tôi không dám nói đó là lời tạm biệt cuối với những hạn chế. Chúng ta không biết điều gì sẽ xảy ra vào mùa thu, liệu có một biến thể mới hay không" - bà nói.

Đan Mạch, có dân số 5,8 triệu người, gần đây ghi nhận ​​trung bình hơn 50.000 ca COVID-19 mỗi ngày nhưng lượng bệnh nhân phải vào các đơn vị chăm sóc đặc biệt (ICU) giảm.

Người đứng đầu Cơ quan Y tế Đan Mạch Soren Brostrom cho đài truyền hình Đan Mạch TV2 biết, sự chú ý của ông hướng nhiều về số ca bệnh ở ICU chứ không phải số ca lây nhiễm mới. Ông lưu ý, số bệnh nhân trong ICU đã "giảm và giảm và cực kỳ thấp", với 32 bệnh nhân trong khi vài tuần trước là 80.

Với động thái mới của Đan Mạch, đeo khẩu trang không còn bắt buộc trên các phương tiện giao thông công cộng, cửa hàng và tại các khu vực trong nhà của nhà hàng. Giới chức chỉ khuyến cáo sử dụng khẩu trang trong bệnh viện, cơ sở chăm sóc sức khỏe và viện dưỡng lão.

Một hạn chế khác đang dược dỡ bỏ là thẻ kỹ thuật số để vào hộp đêm, quán cà phê và không gian trong nhà của các nhà hàng.

Giới chức y tế kêu gọi Đan Mạch người dân xét nghiệm COVID-19 thường xuyên để đất nước có thể “phản ứng nhanh chóng nếu cần thiết”.

Đan Mạch “đã rất thành công trong chương trình vaccine quốc gia trong suốt năm 2021, rất nhiều người đã được tiêm 2 liều vaccine và rất nhiều người cũng đã tiêm 3 liều" - giáo sư Jens Lundgren tại Bệnh viện Đại học Copenhagen chỉ ra.

Theo số liệu chính thức, hơn 60% dân số Đan Mạch trên 12 tuổi đã tiêm liều vaccine COVID-19 thứ 3.

Chính phủ Đan Mạch cũng cảnh báo khả năng ghi nhận tăng lây nhiễm COVID-19 trong những tuần tới và tiêm vaccine COVID-19 liều thứ 4 có thể cần thiết.

Những hạn chế ngừa COVID-19 ở Đan Mạch ban đầu được áp dụng vào tháng 7 năm ngoái nhưng gỡ bỏ khoảng 10 tuần sau đó sau đợt tiêm chủng thành công. Tuy nhiên, các biện pháp hạn chế được áp đặt lại khi số ca lây nhiễm tăng.

Na Uy nhấn mạnh chung sống với COVID-19

Ngày 1.2, Na Uy cũng tuyên bố sẽ loại bỏ hầu hết hạn chế ngừa COVID-19, nhấn mạnh rằng xã hội cần phải chung sống với virus.

Số ca COVID-19 tăng cao ở Na Uy do biến thể Omicron thúc đẩy nhưng số ca nhập viện ở bệnh nhân nặng không tăng lên khi dân cư nước này có tỉ lệ tiêm chủng rộng rãi

Thủ tướng Jonas Gahr Store phát biểu trong cuộc họp báo rằng: “Cuối cùng chúng ta đã đạt đến mức có thể dỡ bỏ nhiều biện pháp y tế mà chúng ta phải chung sống trong mùa đông này. Chúng ta sẽ phải sống chung và có thể sống chung với mức độ lây nhiễm cao".

Theo quy định mới, người Na Uy sẽ không phải cách ly nếu có tiếp xúc với người mắc COVID-19 dù việc xét nghiệm hàng ngày được khuyến nghị trong vòng 5 ngày. Thời gian cách ly với các ca COVID-19 sẽ giảm từ 6 ngày xuống 4 ngày.

Làm việc từ xa sẽ không còn bắt buộc và số lượng người đến thăm các gia đình, tham dự các sự kiện thể thao không còn bị giới hạn.

Du khách đến Na Uy cũng sẽ không còn phải xét nghiệm nữa. Quy định hạn chế bán rượu tại các bar và nhà hàng cũng sẽ chấm dứt.

Khẩu trang vẫn là bắt buộc trên các phương tiện giao thông công cộng và những cửa hàng không thể tuân theo khuyến nghị giãn cách xã hội 1m.

Na Uy ghi nhận hơn 781.000 ca mắc và 1.440 trường hợp tử vong liên quan đến COVID-19. Quốc gia Bắc Âu này có gần 91% dân số đã tiêm chủng đầy đủ.

Xu hướng ở EU

Các nước EU khác cũng đang nới lỏng các biện pháp hạn chế ngừa COVID-19. Ireland dỡ bỏ hầu hết các hạn chế và Hà Lan cũng đang nới lỏng phong tỏa dù bar và nhà hàng ở Hà Lan vẫn phải đóng cửa lúc 22h hàng ngày.

Ở nước láng giềng Phần Lan, các hạn chế ngừa COVID-19 sẽ kết thúc trong tháng 2 khi Thủ tướng Sanna Marin cho hay, chính phủ do Đảng Dân chủ Xã hội của bà lãnh đạo sẽ đàm phán với các đảng khác trong quốc hội về lộ trình dỡ bỏ các biện pháp.

Ngày 31.1, việc kiểm soát biên giới tại các biên giới nội bộ giữa Phần Lan và các quốc gia Schengen khác hình thành khu vực không kiểm tra ID của Châu Âu, đã kết thúc. Biện pháp kiểm tra ID được áp dụng vào cuối tháng 12 năm ngoái để làm chậm sự lây lan của biến thể Omicron. Du khách từ bên ngoài EU sẽ tiếp tục tuân thủ các biện pháp kiểm soát biên giới cho tới ít nhất ngày 14.2.

Tuy nhiên, không phải nước nào cũng đi cùng hướng với Đan Mạch và Na Uy.Italia dần siết chặt yêu cầu về thẻ sức khỏe khi đợt lây nhiễm Omicron tăng. Từ ngày 31.1, Italia yêu cầu xét nghiệm COVID-19 âm tính ít nhất trong vòng 48 giờ trước đó để vào ngân hàng và bưu điện. Bất kỳ ai trên 50 tuổi chưa tiêm vaccine có nguy cơ bị phạt một lần 100 euro (112 USD).

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

WHO lên tiếng về biến thể phụ BA.2 của Omicron

Hải Anh |

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 1.2 cho biết, không có dấu hiệu nào cho thấy biến thể phụ của Omicron BA.2 gây lây nhiễm nặng hơn phiên bản gốc dù theo dữ liệu ban đầu, biến thể mới này dễ lây lan hơn.

Đan Mạch gỡ bỏ hầu hết các hạn chế bất chấp số ca mắc COVID-19 tăng cao

Anh Vũ |

Đan Mạch đã trở thành quốc gia Liên minh Châu Âu đầu tiên dỡ bỏ tất cả các hạn chế do COVID-19.

Tiêu chí để Thái Lan tuyên bố COVID-19 là bệnh đặc hữu

Hải Anh |

Bộ Y tế Công cộng Thái Lan có kế hoạch tuyên bố COVID-19 là bệnh đặc hữu trước cuối năm nay, sử dụng các tiêu chí riêng và có hoặc không có xác nhận của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

3 lý do khiến VN-Index giảm sốc đầu tuần, nhóm bất động sản sàn la liệt

Đức Mạnh |

Nhóm bất động sản hôm nay diễn biến kém khả quan, kéo VN-Index lùi sâu dưới tham chiếu. Toàn thị trường ghi nhận số mã giảm gấp hơn 3 lần số mã tăng, 75 cổ phiếu bám sàn.

Không khí lạnh gây mưa giảm nhiệt sâu từ đêm nay

AN AN |

Do tác động của không khí lạnh, từ đêm nay 13.2 Bắc Bộ, Thanh Hoá - Nghệ An trời chuyển rét kèm mưa rào và dông.

Vụ sai phạm tại Sở Y tế TP Cần Thơ: Bị hại xin giảm án cho các bị cáo

Anh Tú |

TPHCM - Ngày 13.2, tại phiên tòa xét xử vụ án vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Sở Y tế TP Cần Thơ, đại diện Sở Y tế Cần Thơ (bị hại của vụ án) đề nghị Hội đồng xét xử giảm nhẹ trách nhiệm cho bị cáo nguyên là lãnh đạo và chuyên viên.

Đi khám bệnh, chỉ cần mang căn cước công dân

NHẬT HỒ - PHÚC DUY |

Cà Mau - Ngày 13.2, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Cà Mau cho biết đã hoàn thiện dữ liệu, số hoá để quản lý quá trình tham gia, hưởng các chế độ BHXH, BHYT. Người dân đi đến các cơ sở y tế chỉ cần trình căn cước công dân là có thể  khám chữa bệnh, không cần đem thẻ BHYT giấy như trước đây.

Sống sót kỳ diệu sau 1 tuần mắc kẹt vì động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ

Khánh Minh |

Lực lượng cứu hộ đã kéo một người phụ nữ còn sống ra khỏi đống đổ nát của tòa nhà bị sập ở Thổ Nhĩ Kỳ hôm 13.2, một tuần sau trận động đất tồi tệ xảy ra ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria làm hơn 33.000 người thiệt mạng.

WHO lên tiếng về biến thể phụ BA.2 của Omicron

Hải Anh |

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 1.2 cho biết, không có dấu hiệu nào cho thấy biến thể phụ của Omicron BA.2 gây lây nhiễm nặng hơn phiên bản gốc dù theo dữ liệu ban đầu, biến thể mới này dễ lây lan hơn.

Đan Mạch gỡ bỏ hầu hết các hạn chế bất chấp số ca mắc COVID-19 tăng cao

Anh Vũ |

Đan Mạch đã trở thành quốc gia Liên minh Châu Âu đầu tiên dỡ bỏ tất cả các hạn chế do COVID-19.

Tiêu chí để Thái Lan tuyên bố COVID-19 là bệnh đặc hữu

Hải Anh |

Bộ Y tế Công cộng Thái Lan có kế hoạch tuyên bố COVID-19 là bệnh đặc hữu trước cuối năm nay, sử dụng các tiêu chí riêng và có hoặc không có xác nhận của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).