Hai mặt của việc phương Tây trừng phạt Nga

Ngạc Ngư |

Nga coi đấy chỉ là một chiến dịch quân sự đặc biệt trong khi Mỹ, NATO, EU và các đồng minh khác cho rằng Nga đã phát động chiến tranh tổng lực nhằm vào Ukraina và “xâm lược” đất nước này.

Công cụ trừng phạt

Trước khi Nga quyết định hành động như trên, phương Tây đã gia tăng đáng kể mức độ quyết liệt và gay gắt của những biện pháp chính sách trừng phạt và răn đe Nga để Nga triệt thoái quân đội ra khỏi vùng biên giới với Ukraina, từ bỏ ý định phát động chiến tranh với Ukraina mà họ tin là Nga đang theo đuổi. Vì thế, không có gì ngạc nhiên khi phe này tiến hành áp dụng những biện pháp chính sách trừng phạt Nga mạnh mẽ và sâu rộng như chưa từng thấy.

Vì không thể và không dám đưa quân đội đến Ukraina tham chiến trợ giúp chính phủ Ukraina đối phó chiến dịch quân sự của Nga, các nước thuộc phe này chỉ có thể tăng cường cung cấp vũ khí cho quân đội Ukraina. Mỹ và NATO triển khai thêm binh lính đến những nước thành viên NATO ở vùng láng giềng xung quanh Nga, trừng phạt Nga về kinh tế, thương mại và tài chính cũng như cô lập Nga về chính trị.

Câu hỏi được đặt ra là liệu những biện pháp chính sách này có hiệu lực thực tế cao đến mức buộc Nga phải chấm dứt chiến dịch quân sự hiện tại và chấp nhận đáp ứng những yêu cầu, điều kiện của phe kia.

Trong quan hệ quốc tế từ rất nhiều thập kỷ trở lại đây, Mỹ và các nước trong khối phương Tây thường xuyên sử dụng công cụ trừng phạt này đối với những quốc gia họ coi là thù địch khiến các nước này gặp rất nhiều khó khăn trên nhiều phương diện. Nhưng không phải bất cứ khi nào và bất kỳ ở đâu, các biện pháp chính sách trừng phạt của họ đều giúp họ đạt được mục đích. Ba ví dụ vẫn còn thời sự nhất là Cuba, Iran và Triều Tiên. Năm 2012, họ thậm chí còn loại Iran ra khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT nhưng rồi cũng đâu có khuất phục Iran. Hiện tại, phe này chưa áp dụng biện pháp ấy đối với Nga do chính phủ Đức chưa đồng tình, nhưng nhiều khả năng họ sẽ làm.

Nga chống chịu trừng phạt đến đâu?

Trên phương diện này, nước Nga là đối tượng khá đặc biệt. Từ sau khi sáp nhập Crimea vào năm 2014, nước Nga đã bị phương Tây tiến hành trừng phạt. Tức là Nga cho tới tay không thiếu trải nghiệm thực tế việc bị phe kia trừng phạt và kinh nghiệm thực tế về đối phó. Phía Nga cho thấy đã có sự chuẩn bị rất kỹ càng từ lâu rồi cho những gì đang làm bây giờ, tức là chắc chắn đã có sự chuẩn bị về tâm thế và biện pháp chính sách để đối phó với phương Tây nói chung và với những biện pháp chính sách trừng phạt mới của họ nói riêng.

Từ nhiều năm nay, phía Nga không hề giấu giếm chủ ý giảm đáng kể mức độ lệ thuộc vào đồng USD, đồng Euro hay đồng bảng Anh và đồng yen. Dự trữ ngoại hối của Nga hiện tại được ước tính khoảng 600 tỉ USD. Nga cũng đã thiết lập hệ thống thanh toán nội địa riêng, chiếm khoảng 20% toàn bộ thanh toán của Nga. Nga lại có quan hệ đối tác chiến lược đặc biệt với Trung Quốc mà chỉ cần Trung Quốc không thật sự cùng hội cùng thuyền với phương Tây trong chuyện trừng phạt Nga thì hiệu quả thực tế của các biện pháp chính sách của họ nhằm trừng phạt Nga sẽ bị hạn chế nhất định.

Mặt khác, Nga bị trừng phạt thì giới kinh tế ở các nước phương Tây vốn có quan hệ hợp tác kinh tế, trao đổi thương mại và đầu tư trực tiếp cũng bị thiệt hại. Nga còn là nhà cung ứng dầu mỏ và khí đốt lớn cho các nước thành viên EU. Cả Mỹ cũng còn nhập khẩu dầu mỏ của Nga. Đấy có thể trở thành vũ khí đối phó của Nga vì chắc chắn Nga sẽ trả đũa.

Cái gì cũng đều có hai mặt của nó. Nga đã tính trước và chấp nhận bị phe kia trừng phạt trong khi đối với phe ấy, trừng phạt Nga hiện là đối sách quan trọng và quyết định nhất và họ phải chấp nhận mặt trái của biện pháp chính sách này.

Kết cục cuối cùng như thế nào phụ thuộc vào khả năng chịu đựng của Nga và chiến sự nhanh chóng chấm dứt hay dai dẳng, cũng như vào phương Tây còn nghĩ ra biện pháp chính sách mới nào nữa trừng phạt Nga đến lúc Nga không còn có thể chịu đựng được nữa.

Nhưng trừng phạt Nga là một chuyện, giải cứu Ukraina là chuyện khác đối với phương Tây. Cơ sự đã đến mức như hiện tại giữa Nga với Ukraina và phương Tây thì chỉ đàm phán với Nga chứ không sa đà vào trừng phạt Nga thì phương Tây mới có thể cứu được Ukraina sớm thoát khỏi tình cảnh hiện tại.

Ngạc Ngư
TIN LIÊN QUAN

Nga và Ukraina đạt thỏa thuận về nhà máy hạt nhân Chernobyl

Song Minh |

Quân đội Nga và Ukraina đang cùng nhau bảo vệ nhà máy điện hạt nhân Chernobyl.

Thế giới tuần qua: Xung đột Nga - Ukraina, ít nhất 240 người dân thiệt mạng

Phương Thảo |

Thế giới tuần qua: Xung đột Nga - Ukraina khiến ít nhất 240 người dân thiệt mạng;  Biến chủng Omicron BA.2 không nặng hơn so với biến thể gốc; Trung Quốc phát hiện mỏ lithium khổng lồ...

Cận cảnh thủ đô Kiev của Ukraina trong ngày thứ 3 chiến sự

Bảo Châu |

Xung đột Nga-Ukraina đã bước qua ngày thứ 3 hôm 26.2, dưới đây là những hình ảnh chân thực ghi lại tại thủ đô Kiev của Ukraina trong ngày này.

Phái đoàn Nga đến Belarus đàm phán với Ukraina

Song Minh |

Một phái đoàn Nga đã đến Belarus để đàm phán với các đại diện Ukraina, theo phát ngôn viên Điện Kremlin.

Lý do hộ chiếu UAE quyền lực nhất thế giới năm 2023

Chí Long |

Hộ chiếu UAE từ vị trí thứ 32 trong bảng xếp hạng năm ngoái đã leo lên đầu bảng, theo chỉ số mới của công ty tư vấn thuế và nhập cư Nomad Capitalist.

Hình ảnh đoàn khách Trung Quốc đầu tiên nhập cảnh Lạng Sơn sau COVID - 19

Trần Tuấn |

Chiều 15.3, cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (huyện Cao Lộc, Lạng Sơn) trở nên sôi động khi đoàn khách du lịch 124 người đến từ Trung Quốc qua biên giới, làm thủ tục nhập cảnh vào Việt Nam.

Công an TPHCM triệt phá hai công ty đòi nợ thuê quy mô lớn

Anh Tú |

TPHCM- Ngày 15.3, Công an quận Tân Bình đã khởi tố 14 đối tượng hoạt động thu hồi nợ về tội “Cưỡng đoạt tài sản” liên quan đến Công ty CP mua bán nợ Việt Nam Thịnh Vượng và Chi nhánh Công ty TNHH Luật Thế Hệ Trẻ.

Lãnh đạo Apax Leaders hứa lộ trình trả học phí sẽ bắt đầu từ tháng 11.2023

HUYÊN NGUYỄN |

TPHCM - Tại buổi họp chiều 15.3, lãnh đạo hệ thống Trung tâm Anh ngữ Apax Leaders cam kết với phụ huynh sẽ thành lập văn phòng riêng để giải quyết vấn đề rút học phí. Theo dự kiến, lộ trình trả học phí sẽ bắt đầu từ tháng 11.2023.

Nga và Ukraina đạt thỏa thuận về nhà máy hạt nhân Chernobyl

Song Minh |

Quân đội Nga và Ukraina đang cùng nhau bảo vệ nhà máy điện hạt nhân Chernobyl.

Thế giới tuần qua: Xung đột Nga - Ukraina, ít nhất 240 người dân thiệt mạng

Phương Thảo |

Thế giới tuần qua: Xung đột Nga - Ukraina khiến ít nhất 240 người dân thiệt mạng;  Biến chủng Omicron BA.2 không nặng hơn so với biến thể gốc; Trung Quốc phát hiện mỏ lithium khổng lồ...

Cận cảnh thủ đô Kiev của Ukraina trong ngày thứ 3 chiến sự

Bảo Châu |

Xung đột Nga-Ukraina đã bước qua ngày thứ 3 hôm 26.2, dưới đây là những hình ảnh chân thực ghi lại tại thủ đô Kiev của Ukraina trong ngày này.

Phái đoàn Nga đến Belarus đàm phán với Ukraina

Song Minh |

Một phái đoàn Nga đã đến Belarus để đàm phán với các đại diện Ukraina, theo phát ngôn viên Điện Kremlin.