Greenland - sức hút nóng ở xứ sở băng giá khắc nghiệt

lê quang vinh |

Theo nghĩa ngôn ngữ bản địa, Greenland là "Vùng đất của con người". Còn theo tiếng Đan Mạch là "Vùng đất xanh" - lãnh thổ tự trị thuộc Vương quốc Đan Mạch từ năm 1979, nằm ở cực bắc của trái đất - nơi có khí hậu rất khắc nghiệt, là hòn đảo lớn nhất thế giới với vườn quốc gia lớn nhất thế giới. Mới đây, xứ sở băng giá này đã ''nóng’’ lên đôi chút, bởi việc Tổng thống Mỹ muốn mua Greenland. Vậy, Greenland có gì hấp dẫn?

Sức nóng nơi xứ lạnh

Trước ý tưởng Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn sở hữu Greenland, các trợ lý của ông cũng tỏ ra khá băn khoăn về lợi ích thực sự trong việc này, cho dù đảo Greenland là nơi đặt căn cứ không quân Thule của quân đội Mỹ, xây dựng từ năm 1951. Tại đây, có hệ thống cảnh báo sớm tên lửa đạn đạo và có khả năng vươn xa hàng nghìn kilomet.

Sau khi biết tin này, bà Mette Frederiksen - Thủ tướng Đan Mạch - đã có phản ứng tức thời. "Greenland không để bán và ý tưởng bán nó cho Mỹ là vô lý" - bà phát biểu hôm 18.8.2019. Cũng lập tức, Tổng thống Donald Trump đã ''hờn dỗi’’ khi thông báo huỷ cuộc gặp với Thủ tướng Đan Mạch, dự kiến diễn ra tại Copenhagen vào đầu tháng 9 tới, trong đó, Bắc Cực là nội dung bàn thảo trong các cuộc gặp của ông với Thủ tướng Mette Frederiksen và Thủ hiến Greenland Kim Kielsen.

Lần giở lịch sử

Greenland là thuộc địa của Na Uy từ năm 1261, nay trở thành thuộc địa của Đan Mạch và tới năm 1979, được trao thể chế tự trị. Cái tên "Greenland" do người Scandinavia định cư đặt. Tại đây, trong Chiến tranh thế giới Thứ 2, là một trạm trung chuyển hàng không quan trọng của phe Đồng Minh, để chở hàng từ Hoa Kỳ sang Anh. Tại Greenland, nhiệt độ trung bình của tháng nóng nhất trong năm không vượt quá 10°C, đồng thời, có sự cách biệt về khí hậu giữa miền Bắc và miền Nam, giữa các vùng bờ biển với vùng sâu trong nội địa.

Greenland rộng 2.166.086km², trong đó, phiến băng Greenland bao phủ 1.755.637km². Trọng lượng to lớn của nó - với chiều cao 3.000m, đã nén vùng đất trung tâm thành một lòng chảo nằm thấp hơn 300m dưới mực nước biển, đồng thời cũng ép các khối băng dư thừa ra biển thành các núi băng trôi. Tháng 2.2006, báo cáo của các nhà nghiên cứu đã cho thấy, các băng hà ở Greenland đang tan nhanh - gấp đôi so với 5 năm trước (năm 2005, lượng băng tan khoảng 216km³/năm). Nếu phiến băng Greenland tan chảy hoàn toàn, mực nước biển sẽ tăng hơn 7m. Trước đó, năm 1912, tàu Titanic đã đụng phải một trong các núi băng này.

Trong các năm 1989 và 1993, các nhà nghiên cứu khí hậu của Mỹ và châu Âu đã khoan vào đỉnh phiến băng Greenland, thu được 2 lõi băng dài dài 3,2km. Phân tích cho thấy đã có một sự thay đổi khí hậu lớn ở Bắc bán cầu từ khoảng 100.000 năm trước, khiến thời tiết và khí hậu trái đất thay đổi nhanh - từ ổn định tới một trạng thái khác hẳn, gây ra những hậu quả trên thế giới. Trong các năm 1991 và 2006, việc kiểm tra thời tiết tại đây cũng cho biết, nhiệt độ trung bình mùa đông đã tăng gần 10 độ Fahrenheit. Những số liệu nói trên cũng cho thấy, vì sao ở Greenland lại có nhiều trạm nghiên cứu khoa học như vậy, bởi tại khu vực này, mùa đông là thời điểm quan trọng để thu thập các mẫu vật phục vụ giai đoạn tiếp theo của các đợt khảo sát.

Phần lớn dân ở Greenland là người Inuit. Trong khoảng 12% số dân ở đảo này là người Châu Âu, thì người Đan Mạch chiếm số đông. Năm 2004, tổng số dân Greenland gồm 56.854 người, thường ở trong các tòa nhà truyền thống đầy màu sắc sặc sỡ làm từ gỗ tiền chế chuyển tới từ Đan Mạch. Tiếng Anh, tiếng Đan Mạch và tiếng Greenland là các ngôn ngữ được người dân nơi đây sử dụng. Tại Greenland, phương tiện chuyên chở duy nhất là máy bay, nhất là máy bay trực thăng, và tàu thủy. Ở một số khu vực là xe do chó kéo hoặc xe scooter đi trên tuyết. Các tàu thủy hiện đại nối các thành phố ở phía Bắc với phía Nam. Việc giao thông ở miền Đông chỉ thực hiện bằng máy bay và trực thăng.

Khoảng một nửa số chi phí công cộng ở Greenland do Chính phủ Đan Mạch tài trợ hằng năm, trong đó có khoản trợ cấp của Liên minh Châu Âu và khoản thu từ bán môn bài đánh bắt cá. Việc sản xuất và buôn bán phần lớn do các xí nghiệp quốc doanh nắm giữ. Tại đây, dù đã tái khởi động các hoạt động khai thác hydrocarbon và khoáng chất, nhưng cần có nhiều năm nữa, hiệu quả của nó mới thật sự đạt được. Trong khi đó, du lịch là lĩnh vực duy nhất đã phát triển gần mức tới hạn của tiềm năng và thậm chí còn bị hạn chế, bởi mùa ngắn và chi phí cao.

Không gì là không thể

Tại Greenland có nhiều trạm nghiên cứu khoa học quốc tế. Trong đó, Đan Mạch - quốc gia hàng đầu trong việc nghiên cứu những biến đổi về khí hậu toàn cầu - rất chú trọng thực hiện nhiều dự án khoa học. Tuy nhiên, điều kiện thời tiết khắc nghiệt của vùng cực Bắc khiến việc sinh tồn tại nơi đây là điều không tưởng đối với các nhà khoa học, nếu không có một nơi trú ngụ giữa những trận bão tuyết.

Mới đây nhất là chương trình ở trên đảo Disco - nằm ngoài khơi ở phía tây Greenland - nơi các nhà khoa học thu thập và kiểm tra dữ liệu nhằm phục vụ công tác nghiên cứu biến đổi khí hậu. Nhưng để tồn tại với nhiệt độ từ -19° đến -40°, đoàn nghiên cứu của Viện Khoa học Địa chất và Quản lý Tài nguyên thiên nhiên (thuộc Đại học Copenhagen) dưới sự chỉ huy của GS Morten Rash cần một trạm nghiên cứu an toàn ở giữa đảo Disko.

Dự án này đã được hưởng ứng của Tập đoàn Ariston Thermo. Khởi phát từ lời đề nghị của Interact (một hiệp hội gồm 88 trạm nghiên cứu ở Bắc cực và vùng núi cao), Ariston đã liên lạc với GS Morten Rasch - nhà khoa học nổi tiếng toàn cầu với trên 30 năm nghiên cứu hệ sinh thái vùng cực. GS Morten Rasch vô cùng hào hứng khi Ariston đề nghị hỗ trợ nghiên cứu của ông bằng việc xây dựng ''The Comfort Zone’’, giúp nhóm nghiên cứu vượt qua mùa đông lạnh giá tại Disko.

''The Comfort Zone’’ nằm trong khuôn khổ chiến dịch toàn cầu “The Ariston Comfort Challenge” (ACC), nhằm xây dựng một ngôi nhà mô-đun tiện nghi với hệ thống gia nhiệt hàng đầu từ Ariston, giúp nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Copenhagen có được sự thoải mái giữa vùng Greenland băng giá. Quá trình thực hiện ACC đã được ghi lại bằng 6 tập phim ngắn theo thể loại phim khám phá, bởi sự phối hợp thực hiện của các đối tác Discovery Chanel, Canon và Loctite, sắp được trình chiếu trên kênh Discovery Chanel ở địa bàn Việt Nam và của hệ thống Ariston. Trong năm 2018, ACC đã được trình chiếu ở các quốc gia khác, có khoảng 200 triệu lượt người xem và 85 triệu lượt tương tác trên mạng xã hội.

ACC là câu chuyện có thật về hành trình khắc nghiệt của 3 kỹ thuật viên Ariston hàng đầu tại Greenland - những người đã lọt qua vòng tuyển chọn quốc tế rất khắt khe ở năm 2017 về các tiêu chí chuyên môn, lòng quả cảm, sự quyết tâm và sẵn sàng chấp nhận rủi ro cho một cuộc phiêu lưu. Nhóm kỹ thuật viên này gồm: Yuanshuo “Andy” Huang, 32 tuổi, đến từ TP.Bắc Kinh (Trung Quốc), William Randaccio, 43 tuổi, TP.Novara (Italia) và Oleg Belly, 28 tuổi, TP.Anapa (Nga). Trong nhiều tháng liền, họ phải di chuyển bằng nhiều cách, kể cả đi bộ. Máy bay, trực thăng, xe trượt tuyết và tàu phá băng là những phương tiện có thể đưa đoàn kỹ thuật viên Ariston vượt qua những trận bão tuyết và tảng băng biển khổng lồ để đến được hòn đảo băng giá Disko.

Hành trình hoàn thành ngôi nhà The Comfort Zone, để trao tặng cho Đại học Copenhagen, đã diễn ra đầy gian nan: 18 tháng chuẩn bị các thiết bị cần thiết; 2 tháng vận chuyển toàn bộ thiết bị và vật liệu đến đảo Disko - với 2 xe tải, 3 tàu phá băng và 1 tàu đánh cá Bắc cực; 60 lần thay đổi lịch trình vì thời tiết xấu và những sự cố bất ngờ. Trong 38 ngày, có 20 chuyến bay bị hủy và 200 giờ bay bị hoãn vì những cơn bão tuyết; 100 cư dân thị trấn Qeqertarsuaq, đảo Disko đã đến giải cứu và hỗ trợ cả đoàn hoàn thành “nhiệm vụ bất khả thi” này.

Sau khi đến nơi, nhóm kỹ thuật viên Ariston nhanh chóng bắt tay vào xây dựng ''The Comfort Zone’’, ngôi nhà mô-đun với khả năng tiết kiệm năng lượng và tính bền vững, có thể đương đầu với điều kiện khí hậu khắc nghiệt, đồng thời tối đa hoá hiệu năng trong quá trình xây dựng và vận hành hằng ngày. Với cấu trúc gồm một phòng khách, một phòng ngủ, một phòng tắm và 2 phòng kỹ thuật, ngôi nhà là nơi trú ngụ an toàn của tối đa 6 nhà khoa học, giúp họ thực hiện những nghiên cứu về hệ sinh thái Bắc Cực, góp phần dự đoán về tương lai của trái đất và nhân loại.

Một điều đặc biệt trong ACC, có một đại diện giới trẻ người Việt, đã và đang không ngừng truyền nguồn cảm hứng cho cộng đồng. Đó là Trần Đặng Đăng Khoa - được biết đến là người Việt Nam đi vòng quanh thế giới bằng xe máy - hơn 2 năm qua đã tới nhiều quốc gia, ghi lại những khoảnh khắc đặc biệt và chia sẻ nhiều lời khuyên du lịch hữu ích. Anh nằm trong số ít người Việt Nam từng đến đảo Disko, Greenland. Đồng hành cùng chiến dịch lần này, Khoa góp phần lan toả hành trình và những giá trị ý nghĩa của ACC - như: Không gì là không thể.

lê quang vinh
TIN LIÊN QUAN

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Cổ động viên tuyển Việt Nam mang cúp vô địch mô hình sang Thái Lan

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Hàng ngàn cổ động viên Việt Nam đã đi quãng đường gần 1000km, mang cúp tới Thái Lan cổ vũ cho thầy trò huấn luyện viên Park Hang-seo ở trận chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.