Lá thư từ nước Mỹ:

Giữa đại dịch COVID-19: Lời cám ơn nhiều hơn và “stay safe”

Anh Thư (Từ Dallas-Texas) |

Như mọi trường học trên toàn nước Mỹ, du học sinh đang sống và học tập ở thành phố Dallas, thuộc tiểu bang Texas cũng thực hiện lệnh “trú ẩn tại gia” cùng cách ly xã hội để giữ an toàn sức khỏe cho mình và cho mọi người chung quanh trước đại dịch COVID-19. Với phần lớn du học sinh thì đây quả là một cực hình, vì không được đến trường gặp bạn bè, đi dạo và hơn hết là làm thêm chút ít để đỡ đần học phí cho ở nhà. Thế nhưng nhìn chung, họ đều bình tâm tham dự các khóa học online và… học nấu các món ăn quê hương.

Không khí Dallas những ngày này không khác gì ở Việt Nam quê hương và nhiều nơi khác trên thế giới. Toàn thành phố, chỉ một số những cửa hàng và dịch vụ cần thiết được hoạt động, còn lại tất cả trường học, tiệm cắt tóc, tiệm làm móng… đều phải đóng cửa, ngưng hoạt động, làm ảnh hưởng không ít đến đời sống kinh tế của nhiều người, trong đó du học sinh cũng chịu thiệt thòi nặng nề. Đa phần trong số này phải viện đến sự giúp đỡ của gia đình từ Việt Nam.

Những tấm badroll nhắc nhở người dân ở nhà được căng ở khắp nơi trên các công viên (DC)
Những tấm bandroll nhắc nhở người dân ở nhà được treo ở khắp nơi trên các công viên. Ảnh: DC

Với những du học sinh, bỗng chốc tất cả đều trở nên rảnh rỗi; nhà trường mở kênh học và nộp bài online, nhưng vẫn không làm sinh viên đốt hết thời gian. Quẩn quanh trong 4 bức tường nhà trọ; không hẹn hò, dạo phố, picnic… gây một cảm giác bức bối và nỗi nhớ gia đình như nhân lên gấp bội. Tất cả chỉ được phép ra đường khi cần mua nhu yếu phẩm; nhà hàng, quán càphê chỉ cho phép mua mang đi và chính phủ không cho tụ tập trên 10 người.

Tuy nhiên, họ phải thích ứng. Chúng tôi nhờ đợt cách ly này mà học được nhiều thứ, chưa bao giờ tôi nghĩ mình sẽ làm được. Lúc trước, mỗi ngày tôi mất khoảng 3 tiếng đồng hồ cho việc lái xe vì trường học cách khá xa nơi ở. Hơn nữa giờ vào học và tan học lại đúng giờ cao điểm, nên khi nào về đến nhà thì trời cũng đã tối, chỉ kịp ăn vội mớ thức ăn nguội ngặm mua vội bên đường, tắm rửa, học bài là đã hết 1 ngày.

Kiểm tra y tế, nhưng người lái xe không cần phải rời phương tiện của mình (ảnh DC)
Kiểm tra y tế trên đường nhưng người lái xe không cần phải rời phương tiện của mình. Ảnh: DC

Đa phần du học sinh có thời gian học tập thong thả hơn; và hơn hết những diễn đàn nấu ăn được mở ra, để trao đổi và tập nấu thuần thục những món ăn quê hương hoặc sắp xếp thời gian tập thể dục, để lấy lại sự cân bằng cho tinh thần, cùng cơ thể.

Khác với ở nhà, đợt cách ly này, điều chúng tôi cố tránh xa, đó là tin tức trên nhiều phương tiện thông tin. Lý do không ít trong đó là fake news, mang lại không ít nỗi hoang mang lo lắng, dẫn tới cuộc sống thêm nặng nề. Thông tin được tìm kiếm là các hướng dẫn để tự bảo vệ mình và tự làm yên lòng với nhịp sống mới mà từ trước đến nay chúng tôi chưa từng hình dung đến trên đất Mỹ.

Hơn hết, điều làm chúng tôi đỡ “tủi thân” là xung quanh tôi, cộng đồng dân cư tại đây vẫn rất thân thiện và tử tế. Ấn tượng là đến các khu chợ, mua thức ăn xong, sau khi tính tiền, lời cám ơn của nhân viên thu ngân nhiều và kèm theo câu “stay safe” hoặc “stay healthy,” dịch nôm na là cả nhà an toàn; hoặc luôn giữ sức khoẻ.

Đây là chuỗi ngày dài vất vả của các nhân viên y tế TP Dallas (ảnh DC)
Đây là chuỗi ngày dài vất vả của các nhân viên y tế TP Dallas. Ảnh: DC

Tại một số trường Đại học ở Dallas, vấn đề kỳ thị người bệnh hoặc người Châu Á bị lên án và được đem ra làm đề tài thảo luận trong một số lớp học. Họ cho rằng chúng ta nên đoàn kết để vượt qua dịch bệnh thay vì đổ lỗi cho nhau.

Chính những điều nhỏ nhặt đó giúp tôi cảm thấy mùa dịch này không còn đáng sợ nữa. Thay vì sợ sệt và suy nghĩ tiêu cực, nhìn nhận mọi thứ theo hướng tích cực sẽ giúp chúng ta vượt qua thời gian khủng hoảng này một cách nhẹ nhàng hơn. Đối với chúng tôi, thời gian cách ly này tuy không mong muốn nhưng nhờ nó chúng tôi đã học thêm được nhiều điều mới mẻ về văn hóa của một đất nước.

Anh Thư (Từ Dallas-Texas)
TIN LIÊN QUAN

Israel sản xuất khẩu trang cho trẻ em và người có râu

Bảo Châu |

Israel giải quyết vấn đề thiếu khẩu trang bằng cách sản xuất hàng loạt khẩu trang có thể giặt được, nhiều kích thước cho cả trẻ em và người có râu.

Lá thư từ nước Mỹ: Những chiếc khẩu trang... tri ân!

Nguyễn Anh Trinh (Từ Atlanta, Georgia, Mỹ) |

Những ngày này, khi đại dịch COVID-19 đang hoành hành, gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống kinh tế, xã hội nước Mỹ thì người gốc Việt ở Mỹ đã phát động một phong trào sâu, rộng trong cộng đồng, chung tay với chính phủ bằng những chiếc khẩu trang "tri ân".

Nghiên cứu mới về thời gian SARS-CoV-2 tồn tại trên mặt ngoài khẩu trang

Khánh Minh |

Virus SARS-CoV-2 gây COVID-19 có thể tồn tại trên khẩu trang đến 1 tuần - theo nghiên cứu mới của Đại học Hong Kong (Trung Quốc).

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

Israel sản xuất khẩu trang cho trẻ em và người có râu

Bảo Châu |

Israel giải quyết vấn đề thiếu khẩu trang bằng cách sản xuất hàng loạt khẩu trang có thể giặt được, nhiều kích thước cho cả trẻ em và người có râu.

Lá thư từ nước Mỹ: Những chiếc khẩu trang... tri ân!

Nguyễn Anh Trinh (Từ Atlanta, Georgia, Mỹ) |

Những ngày này, khi đại dịch COVID-19 đang hoành hành, gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống kinh tế, xã hội nước Mỹ thì người gốc Việt ở Mỹ đã phát động một phong trào sâu, rộng trong cộng đồng, chung tay với chính phủ bằng những chiếc khẩu trang "tri ân".

Nghiên cứu mới về thời gian SARS-CoV-2 tồn tại trên mặt ngoài khẩu trang

Khánh Minh |

Virus SARS-CoV-2 gây COVID-19 có thể tồn tại trên khẩu trang đến 1 tuần - theo nghiên cứu mới của Đại học Hong Kong (Trung Quốc).