Giữ vững giá trị của Hiến pháp về Biển và Đại dương

HẢI ANH |

Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 - văn kiện được coi như “Hiến pháp về biển và đại dương”, không chỉ là công cụ pháp lý quan trọng điều chỉnh các vấn đề trên biển, bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của các quốc gia mà còn là khuôn khổ quan trọng để các quốc gia giải quyết các tranh chấp và tăng cường hợp tác biển.

Vai trò quan trọng trong quản lý biển

Ngày 13.11, Hội thảo Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) lần thứ 2 về thực thi Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 và các văn kiện pháp lý quốc tế khác trong ứng phó với các thách thức đã khai mạc tại Hà Nội.

Hội thảo nhằm tạo ra diễn đàn để các chuyên gia, học giả và quan chức các thành viên ARF trao đổi về các phương thức để áp dụng hiệu quả các văn kiện quốc tế về biển, đặc biệt là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển để giải quyết các thách thức trong quản lý biển hiện nay; qua đó góp phần nâng cao nhận thức về các thách thức an ninh biển đang nổi lên, chia sẻ nhận thức, kinh nghiệm và thực tiễn tốt liên quan đến thực thi Luật Biển và nhằm xác định cơ hội, giải pháp thúc đẩy hợp tác về biển giữa các thành viên ARF.

Phát biểu khai mạc, các đồng chủ trì hội thảo, TS Lê Thị Tuyết Mai - Vụ trưởng Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế - Bộ Ngoại giao, Đại sứ Canada tại Việt Nam Deborah Paul và Đại sứ Liên minh Châu Âu (EU) tại Việt Nam Giorgio Aliberti khẳng định vai trò quan trọng của Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển trong việc quản lý hoạt động của các quốc gia trên biển trong suốt 25 năm qua.

Đại sứ Deborah Paul cho hay, luật pháp quốc tế cung cấp cho công cụ để đảm bảo an toàn, an ninh và dòng chảy tự do của thương mại và hàng hải. “Do vậy, tất cả mối quan tâm của chúng tôi là luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển và các công cụ pháp lý quốc tế khác được đảm bảo trong khu vực” - bà nói.

“Canada coi trọng liên kết giữa cấu trúc luật pháp quốc tế và an ninh, kinh tế của khu vực” - Đại sứ Canada tại Việt Nam nhấn mạnh, đồng thời lưu ý, các mối đe dọa hàng hải khu vực có thể diễn ra nhanh chóng và các bên cần phải sẵn sàng để giải quyết những thách thức này, trong đó đòi hỏi sự phản ứng hiệu quả của cộng đồng quốc tế và vai trò của ARF trong việc giải quyết các thách thức. Các bên có thể phối hợp để giảm nguy cơ xảy ra những mối đe dọa này bằng cách thúc đẩy tôn trọng các quy tắc.

Nhân tố đảm bảo ổn định, thịnh vượng khu vực

Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển không chỉ là công cụ pháp lý quan trọng điều chỉnh các vấn đề trên biển, bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của các quốc gia, bao gồm cả các quốc gia ven biển, quốc gia quần đảo, quốc gia tham gia vào hoạt động khai thác biển, mà còn là khuôn khổ quan trọng để các quốc gia giải quyết các tranh chấp và tăng cường hợp tác biển.

Trên cơ sở Công ước Luật Biển, một số sáng kiến hợp tác đã được đề xuất và thúc đẩy giữa các nước ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác đối thoại nhằm ứng phó với các thách thức an ninh biển.

Bên cạnh các thách thức an ninh truyền thống như tranh chấp biển đảo, nguy cơ đụng độ giữa các lực lượng thực thi pháp luật tại các vùng chồng lấn… ngày càng có nhiều thách thức đặt ra cho các nước trong quản lý biển như biến đổi khí hậu, nước biển dâng… Những vấn đề này sẽ tác động trực tiếp đến an ninh và phát triển bền vững của các quốc gia.

Bàn về vấn đề này, Đại sứ EU tại Việt Nam Giorgio Aliberti khẳng định: “Duy trì hợp tác an ninh là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi”.

Đại sứ cho rằng, biển là một vấn đề rất quan trọng, không chỉ là về những thách thức an ninh truyền thống mà về cả những vấn đề mới như tội phạm môi trường, biến đổi khí hậu với những hậu quả nghiêm trọng gây thiệt hại từng ngày tới sinh kế và kinh tế khu vực.

“Do đó, tôi nghĩ rằng, điều quan trọng là chúng ta nỗ lực tìm cách để có chính sách và quy định môi trường tốt hơn để đảm bảo sự ổn định và thúc đẩy sự thịnh vượng của khu vực. Và về cơ bản, nỗ lực giữ vững giá trị của văn bản được mệnh danh là hiến pháp về biển và đại dương là nội dung hàng đầu” - Đại sứ Giorgio Aliberti nói.

HẢI ANH
TIN LIÊN QUAN

Việt Nam được cộng đồng quốc tế ủng hộ trong vấn đề Biển Đông

THANH HÀ |

Tại Hội thảo Khoa học Quốc tế về Biển Đông lần thứ 11 (ngày 6-7.11), các chuyên gia hàng đầu về Biển Đông cho rằng, những vấn đề liên quan đến Biển Đông “nên và cần” được chính các quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất giải quyết và Việt Nam nhận được rất nhiều sự ủng hộ từ các nước khác trên thế giới trong vấn đề này.

Học giả cảnh báo về phát triển "chiến thuật vùng xám" ở Biển Đông

Thanh Hà |

"Chiến thuật vùng xám” thường được các nước lớn sử dụng nhằm mở rộng kiểm soát không gian biển, biến khu vực không tranh chấp thành tranh chấp.

Biển Đông không chỉ có khác biệt, tranh chấp mà còn có hợp tác

thanh hà |

Hội thảo Khoa học Quốc tế về Biển Đông lần thứ 11 với chủ đề “Hợp tác vì Hòa bình và Phát triển tại khu vực” diễn ra trong hai ngày 6-7.11, tại Hà Nội.

Shipper mỏi tay giao hàng dịp cận Tết Nguyên đán Quý Mão

Vương Trần |

Những ngày cận Tết Nguyên đán Quý Mão, nhiều shipper với thùng hàng phía sau yên xe len lỏi khắp các ngõ ngách của thành phố để kịp giao hàng tận nhà cho khách.

Khán giả mong chờ Cô Đẩu tái xuất Táo Quân 2023

Nhóm PV |

Suốt 20 năm qua, chương trình Gặp nhau cuối năm - Táo Quân đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của mỗi người dân Việt Nam mỗi đêm 30 Tết. Báo Lao Động đã có cuộc phỏng vấn ngắn về những kỉ niệm với Táo Quân của người dân.

Do khó khăn, khoảng 450.000 lao động ở lại Bình Dương ăn Tết

ĐÌNH TRỌNG |

Tại Bình Dương, có khoảng 450.000 lao động ngoại tỉnh không về quê dịp Tết. Nguyên nhân số lượng lớn công nhân ở lại Bình Dương ăn Tết do điều kiện kinh tế, cuộc sống còn nhiều khó khăn, không đủ chi phí để về quê.

Bản tin công đoàn: Cách tính lương hưu của NLĐ nghỉ hưu tháng 2.2023

Nhóm PV |

Bản tin công đoàn hôm nay có những nội dung chính sau: Hỗ trợ từ 1 - 3 triệu đồng cho lao động mất việc, giảm giờ làm; Chuyến tàu mùa Xuân đưa giấc mơ sum họp của công nhân thành hiện thực; Cách tính lương hưu cho người lao động...

Hà Nội: Tấp nập người mua, kẻ bán tại chợ hoa Hoàng Hoa Thám ngày cận Tết

PHẠM ĐÔNG - HỮU CHÁNH |

Những ngày cuối năm, đường Hoàng Hoa Thám trở nên rất náo nhiệt và nhộn nhịp, nhiều người dân Hà Nội đã tới đây mua sắm các cây cảnh, hoa cảnh để trang trí dịp Tết Quý Mão 2023.

Việt Nam được cộng đồng quốc tế ủng hộ trong vấn đề Biển Đông

THANH HÀ |

Tại Hội thảo Khoa học Quốc tế về Biển Đông lần thứ 11 (ngày 6-7.11), các chuyên gia hàng đầu về Biển Đông cho rằng, những vấn đề liên quan đến Biển Đông “nên và cần” được chính các quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất giải quyết và Việt Nam nhận được rất nhiều sự ủng hộ từ các nước khác trên thế giới trong vấn đề này.

Học giả cảnh báo về phát triển "chiến thuật vùng xám" ở Biển Đông

Thanh Hà |

"Chiến thuật vùng xám” thường được các nước lớn sử dụng nhằm mở rộng kiểm soát không gian biển, biến khu vực không tranh chấp thành tranh chấp.

Biển Đông không chỉ có khác biệt, tranh chấp mà còn có hợp tác

thanh hà |

Hội thảo Khoa học Quốc tế về Biển Đông lần thứ 11 với chủ đề “Hợp tác vì Hòa bình và Phát triển tại khu vực” diễn ra trong hai ngày 6-7.11, tại Hà Nội.