Giới thiên văn lần đầu trực tiếp thấy quá trình hành tinh nhỏ chào đời

HỒNG HẠNH |

Lần đầu tiên, các nhà thiên văn mới được trực tiếp chứng kiến quá trình hành tinh nhỏ chào đời.

Sử dụng các quan sát từ kính thiên văn lớn của Tổ chức Nghiên cứu vũ trụ Châu Âu tại bán cầu Nam, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy những dấu hiệu nhận biết về sự sống của hành tinh mới trong một đĩa bụi và khí xung quanh ngôi sao trẻ AB Aurigae.

Sâu bên trong đĩa, họ tìm thấy một cấu trúc xoắn ốc nổi bật với một “vòng xoắn” - dấu hiệu cho thấy một hành tinh đang hình thành. Theo các nhà nghiên cứu, nó có thể là bằng chứng trực tiếp đầu tiên về sự ra đời của hành tinh nhỏ.

"Hàng nghìn ngoại hành tinh đã được xác định cho đến nay, nhưng ít ai biết được chúng hình thành như thế nào" -  Sky News dẫn lời Anthony Boccaletti, người đứng đầu nghiên cứu của Đài thiên văn Paris, Pháp. “Chúng ta cần quan sát các hệ thống ngôi sao rất trẻ để có thể ghi lại khoảnh khắc mà các hành tinh được hình thành”.

Thật không may, về mặt phương diện lịch sử rất khó để chụp được hình ảnh đủ sắc nét và đủ sâu để tìm ra "vòng xoắn", nơi đánh dấu một hành tinh được sinh ra. Tuy nhiên, những hình ảnh mới cho thấy có một xoắn ốc bụi và khí xung quanh ngôi sao AB Aurigae, nằm cách trái đất 520 năm sáng trong chòm sao Auriga, trong tiếng Latin có nghĩa là “người đánh xe ngựa”.

Các hành tinh nhỏ tạo ra sự xáo trộn trong đĩa xung quanh ngôi sao, làm xoắn hình dạng của nó, giống như hình dạng của những con sóng xuất hiện sau khi chiếc thuyền di chuyển trên mặt hồ phẳng lặng. Khi các hành tinh quanh quay ngôi sao trung tâm, sóng được định hình thành một xoắn ốc nhỏ hơn.

Qua những hình ảnh chụp được, vòng xoắn màu vàng sáng cho thấy một hành tinh được sinh ra ở khoảng cách như khoảng cách từ ngôi sao Hải Vương đến mặt trời.

Mặc dù các nhà thiên văn học biết các hành tinh được hình thành từ khí lạnh và bụi xung quanh các ngôi sao trẻ, nhưng điều này chưa được quan sát trực tiếp trước đây. Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Astronomy & Astrophysics chỉ ra manh mối quan trọng để các nhà khoa học hiểu điều này xảy ra như thế nào.

HỒNG HẠNH
TIN LIÊN QUAN

Mặt trời đang “ngủ đông”, liệu trái đất có trải qua kỉ băng hà?

Lê Thanh Hà |

Mặt trời đang trải qua thời kì "cực tiểu", tuy nhiên, điều này sẽ không đủ khả năng gây ra một kỉ băng hà cho hành tinh chúng ta đang sống, CNN đưa tin.

Lần đầu tiên khám phá ra "nhịp tim" của ngôi sao bí ẩn

HỒNG HẠNH |

Lần đầu tiên, các nhà thiên văn học đã khám phá ra "nhịp tim" của một ngôi sao bí ẩn.

Giải mã việc mặt trăng đột ngột "biến mất" cách đây hơn 900 năm

Lê Thanh Hà |

Núi lửa phun trào có thể là nguyên nhân khiến mặt trăng đột ngột "biến mất" vào năm 1110 Công nguyên, Live Science dẫn kết quả từ 1 nghiên cứu cho hay.

Phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ

Vương Trần |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định 19/QĐ-TTg ngày 15.1.2023 về việc phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ.

Phố cây cảnh vắng khách, sức mua chỉ bằng 30% so với năm ngoái

Thiện Nhân - Thùy Dương |

Theo nhiều nhà vườn, năm nay cây cảnh được giá nhưng tiêu thụ chậm hơn mọi năm, sức mua của người dân chỉ khoảng 30% so với năm ngoài.

Nhân tố bất ngờ có thể giúp sớm chấm dứt chiến sự Ukraina

Ngọc Vân |

Thời tiết mùa đông ấm áp bất thường trong năm nay có thể giúp sớm chấm dứt chiến sự Ukraina.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Mặt trời đang “ngủ đông”, liệu trái đất có trải qua kỉ băng hà?

Lê Thanh Hà |

Mặt trời đang trải qua thời kì "cực tiểu", tuy nhiên, điều này sẽ không đủ khả năng gây ra một kỉ băng hà cho hành tinh chúng ta đang sống, CNN đưa tin.

Lần đầu tiên khám phá ra "nhịp tim" của ngôi sao bí ẩn

HỒNG HẠNH |

Lần đầu tiên, các nhà thiên văn học đã khám phá ra "nhịp tim" của một ngôi sao bí ẩn.

Giải mã việc mặt trăng đột ngột "biến mất" cách đây hơn 900 năm

Lê Thanh Hà |

Núi lửa phun trào có thể là nguyên nhân khiến mặt trăng đột ngột "biến mất" vào năm 1110 Công nguyên, Live Science dẫn kết quả từ 1 nghiên cứu cho hay.