Giới thiên văn học lần đầu chứng kiến siêu sao khổng lồ đỏ chết

Thanh Hà |

Cái chết của một ngôi sao là một trong những sự kiện bạo lực và kịch tính nhất trong vũ trụ. Giới thiên văn học mới đây lần đầu tận mắt chứng kiến thời khắc cuối cùng của một siêu sao khổng lồ đỏ.

Lần đầu tiên, các nhà thiên văn học ghi lại thời khắc kết thúc kịch tính trong cuộc đời của siêu sao khổng lồ đỏ theo thời gian thực, trước khi ngôi sao sụp đổ thành siêu tân tinh loại II.

Dùng 2 kính thiên văn Hawaii, Mỹ, một nhóm gồm các nhà nghiên cứu thực hiện khảo sát Thí nghiệm Siêu tân tinh Trẻ (YSE) đã quan sát thấy siêu sao khổng lồ đỏ trong lần cuối cùng của ngôi sao 130 ngày trước thời khắc phát nổ.

Nhà nghiên cứu Wynn Jacobson-Galán tại UC Berkeley, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết: “Đây là bước đột phá trong hiểu biết của chúng ta về những hoạt động của ngôi sao khổng lồ trước khi chết. Việc phát hiện trực tiếp hoạt động tiền siêu tân tinh ở một siêu sao khổng lồ đỏ chưa từng được quan sát trước đây với một siêu tân tinh loại II thông thường. Lần đầu tiên, chúng tôi chứng kiến ​​một siêu sao đỏ khổng lồ phát nổ". Phát hiện được công bố trên Tạp chí Vật lý Thiên văn số ra ngày 6.1.

Kính thiên văn của Viện thiên văn Pan-STARRS, Đại học Hawaii ở Haleakala, Maui lần đầu phát hiện ra ngôi này vào mùa hè năm 2020 qua lượng ánh sáng khổng lồ phát ra từ siêu sao khổng lồ đỏ. Vài tháng sau, mùa thu năm 2020, một siêu tân tinh thắp sáng bầu trời.

Nhóm nghiên cứu đã nhanh chóng chụp được tia sáng cực mạnh và thu được quang phổ đầu tiên của vụ nổ năng lượng, được đặt tên là siêu tân tinh 2020tlf, hay SN 2020tlf, dùng thiết bị LRIS của đài quan sát Keck ở Maunakea.

“Keck là công cụ cung cấp bằng chứng trực tiếp về một ngôi sao lớn chuyển đổi thành một vụ nổ siêu tân tinh. Nó giống như xem một quả bom hẹn giờ tích tắc. Đến nay, chúng tôi chưa bao giờ xác nhận hoạt động bạo lực như vậy ở một siêu sao khổng lồ đỏ đang chết dần và phát ra ánh sáng, sau đó sụp đổ và bốc cháy" - tác giả cấp cao Raffaella Margutti, phó giáo sư thiên văn học tại UC Berkeley, cho biết.

Nhóm nghiên cứu tiếp tục theo dõi SN 2020tlf sau vụ nổ và đã xác định được siêu sao khổng lồ đỏ tiền thân của SN 2020tlf, nằm trong thiên hà NGC 5731 cách Trái đất khoảng 120 triệu năm ánh sáng, nặng gấp 10 lần Mặt trời.

Khám phá này thách thức những ý tưởng trước đây về cách thức các siêu sao khổng lồ đỏ phát triển ngay trước khi nổ tung. Trước đó, tất cả các siêu sao khổng lồ đỏ được quan sát trước khi phát nổ đều tương đối tĩnh lặng, không cho thấy bằng chứng về các vụ phun trào dữ dội hoặc phát ra ánh sáng như đã được quan sát trước SN 2020tlf. Tuy nhiên, phát hiện mới lạ này về bức xạ sáng đến từ một siêu sao khổng lồ đỏ trước khi phát nổ cho thấy rằng, ít nhất một số ngôi sao trong này phải trải qua những thay đổi đáng kể ở cấu trúc bên trong, từ đó dẫn đến những khoảnh khắc phóng khí hỗn loạn trước khi sụp đổ.

Khám phá của nhóm nghiên cứu mở đường cho các cuộc khảo sát nhằm tìm kiếm bức xạ phát sáng từ các siêu sao đỏ và thu thập thêm bằng chứng cho thấy hành vi đó có thể báo hiệu thời khắc sắp lụi tàn của một ngôi sao lớn.

"Việc phát hiện thêm các sự kiện như SN 2020tlf sẽ tác động đáng kể đến cách chúng ta xác định những tháng cuối cùng của quá trình tiến hóa sao, hợp nhất các nhà quan sát và nhà lý thuyết trong nhiệm vụ giải mã bí ẩn về cách các ngôi sao lớn trải qua những khoảnh khắc cuối cùng của cuộc đời" - nhà nghiên cứu Jacobson-Galán nói.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Thời gian, địa điểm mảnh tên lửa Nga rơi không kiểm soát xuống Trái đất

Thanh Hà |

Mảnh tên lửa Nga mất kiểm soát đã quay trở lại bầu khí quyển của Trái đất, theo ước tính mới nhất từ ​​Bộ Tư lệnh Không gian Mỹ.

Tên lửa Nga có nguy cơ rơi tự do xuống Trái đất

Thanh Hà |

Tầng trên tên lửa Nga Angara A5 gặp sự cố trong vụ phóng thử nghiệm lần thứ 3 và có nguy cơ rơi mất kiểm soát xuống Trái đất. 

Sửng sốt thời điểm sao Hỏa trở thành hành tinh giống Trái đất

Nguyễn Hạnh |

Cựu nhà khoa học chính của NASA cho biết, việc biến sao Hỏa thành một hành tinh có thể sinh sống là khả thi và nó có thể trở thành một nơi giống Trái đất trong một vài năm nữa.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thời gian, địa điểm mảnh tên lửa Nga rơi không kiểm soát xuống Trái đất

Thanh Hà |

Mảnh tên lửa Nga mất kiểm soát đã quay trở lại bầu khí quyển của Trái đất, theo ước tính mới nhất từ ​​Bộ Tư lệnh Không gian Mỹ.

Tên lửa Nga có nguy cơ rơi tự do xuống Trái đất

Thanh Hà |

Tầng trên tên lửa Nga Angara A5 gặp sự cố trong vụ phóng thử nghiệm lần thứ 3 và có nguy cơ rơi mất kiểm soát xuống Trái đất. 

Sửng sốt thời điểm sao Hỏa trở thành hành tinh giống Trái đất

Nguyễn Hạnh |

Cựu nhà khoa học chính của NASA cho biết, việc biến sao Hỏa thành một hành tinh có thể sinh sống là khả thi và nó có thể trở thành một nơi giống Trái đất trong một vài năm nữa.