Giới khoa học tìm cách biến sao Hỏa thành nơi sống được

Nguyễn Hạnh |

Các nhà khoa học từ khắp nơi trên thế giới, bao gồm cả chuyên gia của NASA, đang hợp tác nghiên cứu cách biến sao Hỏa thành nơi có thể sống.

Theo Science Times, với tiềm năng có thể trở thành ngôi nhà thứ hai của loài người, sao Hỏa đang được giới khoa học để mắt tới. Nhiều dữ liệu đã được thu thập và vẫn đang được trích xuất từ ​​hành tinh này để hỗ trợ nghiên cứu hoặc thậm chí cải thiện điều kiện của sao Hỏa, biến nó thành nơi có thể sinh sống.

Sao Hỏa cần một bầu khí quyển ổn định giúp bảo vệ sự sống trên bề mặt của nó.

Một nhóm các nhà khoa học từ các tổ chức uy tín, bao gồm cả một trong những nhà khoa học hàng đầu của NASA James Green, đang hợp tác thực hiện một nghiên cứu liên quan đến khả năng xây dựng cấu trúc bảo vệ có thể bao phủ sao Hỏa. Nghiên cứu nhằm mục đích biến lý thuyết về một lớp bảo vệ tương tự như từ quyển Trái đất trở thành hiện thực và giúp sao Hỏa trở thành nơi sinh sống trong tương lai.

Mối quan tâm chính của nghiên cứu là khởi động lại từ trường cổ xưa của hành tinh - đã biến mất do các hiện tượng tự nhiên. So với Trái đất, sao Hỏa có từ trường rất yếu và bị phân mảnh, vì vậy rất nguy hiểm khi cư trú trên hành tinh này.

Trong nghiên cứu "Cách tạo ra từ quyển nhân tạo cho sao Hỏa" được công bố trên tạp Acta Astronautica, các nhà khoa học viết rằng, một trong những mục tiêu sẽ là tăng áp suất khí quyển trên hành tinh đỏ lên trên giới hạn Armstrong - một ngưỡng cho phép con người có thể sống mà không cần đến bộ đồ vũ trụ. Nếu dưới giới hạn áp suất này, nước trong phổi, nước bọt và mắt của một người sẽ sôi lên.

Theo các nhà nghiên cứu, thách thức hiện này là tạo ra từ trường cần thiết cho toàn bộ sao Hỏa.

Nguyễn Hạnh
TIN LIÊN QUAN

Phát hiện ngôi sao lùn trắng hoàn thành 1 vòng quay chỉ trong 25 giây

Nguyễn Hạnh |

Các nhà khoa học đã phát hiện 1 ngôi sao lùn trắng cứ 25 giây lại hoàn thành một vòng quay đầy đủ, nhanh hơn 4 giây so với ngôi sao giữ kỷ lục trước đó.

Toàn bộ nguyệt thực dài nhất thế kỷ gói gọn trong video timelapse ngắn

Mộc Nhi |

Nguyệt thực - được gọi là Beaver Moon - là nguyệt thực một phần dài nhất trong 580 năm, kéo dài hơn 6 giờ đồng hồ.

Trung Quốc quyết đưa con người lên sao Hỏa trước NASA

Nguyễn Hạnh |

Trung Quốc đang triển khai một sứ mệnh sao Hỏa mang tên Cuộc đua Không gian 2.0, quyết tâm đưa con người lên hành tinh đỏ trước NASA gần 2 thập kỷ.

Ông Nguyễn Xuân Phúc thôi giữ chức vụ Chủ tịch nước

Thanh Hà |

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để ông Nguyễn Xuân Phúc thôi giữ các chức vụ Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng, an ninh nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Các nhà vườn miền Tây tất bật vận chuyển hoa ra chợ bán Tết

YẾN PHƯƠNG |

Tại một số vườn hoa Tếtmiền Tây, vào thời điểm này, các nhà vườn đang tất bật với việc xuất hoa bán cho thương lái, hoặc vất vả vận chuyển từng chậu hoa từ vườn ra chợ để bán Tết.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Phát hiện ngôi sao lùn trắng hoàn thành 1 vòng quay chỉ trong 25 giây

Nguyễn Hạnh |

Các nhà khoa học đã phát hiện 1 ngôi sao lùn trắng cứ 25 giây lại hoàn thành một vòng quay đầy đủ, nhanh hơn 4 giây so với ngôi sao giữ kỷ lục trước đó.

Toàn bộ nguyệt thực dài nhất thế kỷ gói gọn trong video timelapse ngắn

Mộc Nhi |

Nguyệt thực - được gọi là Beaver Moon - là nguyệt thực một phần dài nhất trong 580 năm, kéo dài hơn 6 giờ đồng hồ.

Trung Quốc quyết đưa con người lên sao Hỏa trước NASA

Nguyễn Hạnh |

Trung Quốc đang triển khai một sứ mệnh sao Hỏa mang tên Cuộc đua Không gian 2.0, quyết tâm đưa con người lên hành tinh đỏ trước NASA gần 2 thập kỷ.