Giới khảo cổ Trung Quốc lần ra manh mối văn hóa Tây Tạng nguyên sơ

Hải Anh |

Các nhà khảo cổ Trung Quốc đã công bố một số phát hiện mới trong cuộc khai quật gần đây tại di chỉ Qulong ở khu tự trị Tây Tạng, phía tây nam Trung Quốc.

Các nhà khảo cổ Viện nghiên cứu bảo vệ di tích văn hóa khu tự trị Tây Tạng, Viện nghiên cứu khảo cổ tỉnh Thiểm Tây và Đại học Tây Bắc đã tiến hành loạt khai quật và nghiên cứu khảo cổ học tại di chỉ Qulong trong suốt 4 năm.

Di chỉ khảo cổ thời tiền sử này gồm 2 khu vực khảo cổ có quy mô lớn tập trung các khu định cư trên diện tích hơn 100.000 mét vuông.

Phát hiện mới tại di chỉ khảo cổ này cung cấp manh mối chính về nền văn hóa bản địa sớm nhất trên cao nguyên cao nhất thế giới, theo CGTN.

Di chỉ Qulong có niên đại từ thế kỷ thứ 8 trước Công nguyên. Tọa lạc ở độ cao 4.400m so với mực nước biển, Qulong có các hài cốt đặc trưng cùng với các di vật văn hóa, bao gồm cả nơi ở trong hang động, sân, nhà cửa, chùa, đền thờ Phật giáo...

Trong một số mộ cổ có niên đại từ 2800 đến 2500 năm, các nhà khảo cổ đã khai quật được 98 mảnh và 16 loại đồ trang sức bằng ốc xà cừ đục lỗ vào tháng 8.2020, đánh dấu số lượng lớn nhất vỏ ốc Nam Á được tìm thấy trên cao nguyên Thanh Hải-Tây Tạng và các khu vực xung quanh.

Phát hiện này chỉ ra sự giao lưu văn hóa thường xuyên giữa phần phía tây của cao nguyên Thanh Hải-Tây Tạng và Nam Á cổ đại.

Tại địa điểm ở huyện Zanda, đại khu Ngari, khu tự trị Tây Tạng, các chuyên gia cũng đạt tiến triển trong tìm ra tầm quan trọng của những tảng đá khổng lồ rải rác quanh cao nguyên, bao gồm cả đá nền cho nơi dựng trại và nơi định cư, trong các khu vực xa xôi của hai khu định cư tập trung trong khu di chỉ.

"Những tàn tích đá và tảng đá khổng lồ có thể được tìm thấy trên toàn bộ lục địa Á-Âu. Ở các thảo nguyên phía bắc, chúng đặc biệt phổ biến. Ở Tây Tạng, chúng tôi nhận thấy hầu hết chúng nằm ở phía bắc của vùng Qiangtang và Ngari" - Zhang Jianlin, nhà khảo cổ học, giáo sư Đại học Tây Bắc, cho hay.

Các nhà khảo cổ Trung Quốc cũng tìm hiểu thêm về mảng đá tảng trên bờ hồ gần khu di chỉ. Các cấu trúc này có thể có nguồn gốc gần 3.000 năm và được cho là dấu hiệu cho thấy mối liên hệ sớm nhất của khu vực với các bộ lạc đồng cỏ ở phía bắc.

Hải Anh
TIN LIÊN QUAN

Báo Mỹ: Khảo cổ Trung Quốc đang ở thời đại hoàng kim

Thanh Hà |

Khảo cổ Trung Quốc đang ở thời đại hoàng kim, trong đó đáng chú ý là di chỉ Tam Tinh Đôi, giáo sư khảo cổ học Đại học Harvard nêu trong bài viết trên báo Mỹ.

Kỳ quan khảo cổ Trung Quốc hé lộ nền văn minh cổ đại

Khánh Minh |

Những cổ vật được ví như kỳ quan khảo cổ Trung Quốc ở di tích Tam Tinh Đôi hé lộ nền văn minh cổ đại của Thục quốc.

Giới khảo cổ giải mã bí ẩn quy mô cố đô Angkor ở Campuchia thời hưng thịnh

Hải Anh |

Nghiên cứu khảo cổ dài hạn phát hiện khu vực Angkor rộng lớn của Campuchia ngày nay từng là nơi sinh sống của 700.000-900.000 người.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Báo Mỹ: Khảo cổ Trung Quốc đang ở thời đại hoàng kim

Thanh Hà |

Khảo cổ Trung Quốc đang ở thời đại hoàng kim, trong đó đáng chú ý là di chỉ Tam Tinh Đôi, giáo sư khảo cổ học Đại học Harvard nêu trong bài viết trên báo Mỹ.

Kỳ quan khảo cổ Trung Quốc hé lộ nền văn minh cổ đại

Khánh Minh |

Những cổ vật được ví như kỳ quan khảo cổ Trung Quốc ở di tích Tam Tinh Đôi hé lộ nền văn minh cổ đại của Thục quốc.

Giới khảo cổ giải mã bí ẩn quy mô cố đô Angkor ở Campuchia thời hưng thịnh

Hải Anh |

Nghiên cứu khảo cổ dài hạn phát hiện khu vực Angkor rộng lớn của Campuchia ngày nay từng là nơi sinh sống của 700.000-900.000 người.