Giới khảo cổ điều tra bí ẩn những ngôi mộ bị đào bới 1.400 năm trước

Ngọc Vân |

Những người Châu Âu khoảng 1.400 năm trước có thói quen khai quật mồ mả và lấy đi các di vật vì những lý do bí ẩn mà giới khảo cổ đang cố tìm hiểu.

Các nhà nghiên cứu viết trong một bài báo xuất bản ngày 18.6 trên tạp chí Antiquity: “Việc đào lại và nguỵ tạo các ngôi mộ ngay sau khi chôn cất, theo truyền thống được mô tả (và bị bác bỏ) là trộm mộ, được ghi nhận ở các nghĩa trang từ Transylvania đến miền Nam nước Anh".

Trong nghiên cứu của mình, các nhà khảo cổ đã phân tích sự việc các nghĩa trang được khai quật trước đây tại 5 khu vực của Châu Âu. Họ phát hiện ra rằng, từ khoảng thế kỷ thứ 6 đến thế kỷ thứ 8 sau Công nguyên, mọi người thường xuyên mở các ngôi mộ và lấy đi các di vật vì những lý do dường như không liên quan đến việc trộm mộ.

"Họ lựa chọn cẩn thận những di vật để lấy đi, đặc biệt là trâm của phụ nữ và kiếm của nam giới, nhưng họ để lại rất nhiều đồ vật có giá trị, thậm chí cả đồ kim loại quý, bao gồm cả mặt dây chuyền bằng vàng hoặc bạc" - tác giả chính của nghiên cứu, Alison Klevnäs tại Đại học Stockholm, cho biết trong một tuyên bố.

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng nhiều vật được lấy ra từ các ngôi mộ trong tình trạng tồi tàn, đặc biệt là những thanh kiếm và sẽ không có giá trị sử dụng thực tế cũng như kinh tế.

Nhóm nghiên cứu viết: “Các kết quả cho thấy những ngôi mộ thường bị đào lại trong khoảng một thế hệ, đôi khi ít hơn. Khung thời gian phổ biến nhất để đào mộ là sau khi mô mềm phân hủy, nhưng trước khi quan tài gỗ bị sụp đổ hoặc chứa đầy trầm tích".

Vẫn chưa rõ tại sao người ta lại lấy các di vật khỏi những ngôi mộ, nhưng các nhà khảo cổ học tin rằng động cơ có thể thay đổi tùy theo từng nơi, chẳng hạn như liên quan đến nghi lễ chôn cất.

Klevnäs nói với Live Science trong một email: "Kiếm và trâm cài là hai trong số những đồ vật mang tính biểu tượng nhất ở các ngôi mộ. Những thứ này được tặng làm quà và được lưu truyền như vật gia truyền, chúng là vật dùng để liên kết mọi người qua nhiều thế hệ. Chúng mang theo những câu chuyện và ký ức. Vì vậy, có khả năng chúng được lấy lại vì những lý do này".

Tục khai quật mồ mả không kéo dài. Đồng tác giả Astrid Noterman, nhà nghiên cứu sau tiến sĩ tại Đại học Stockholm, cho biết: “Phong tục khai quật mồ mả lan rộng khắp Tây Âu từ cuối thế kỷ thứ 6 và đạt đến đỉnh cao vào thế kỷ thứ 7, sau đó giảm dần vào cuối thế kỷ thứ 7".

Heinrich Härke, giáo sư khảo cổ học tại Đại học Eberhard Karls Tübingen ở Đức - người không tham gia nghiên cứu - nói rằng, điểm mới trong nghiên cứu này là nỗ lực chặt chẽ nhằm tập hợp các bằng chứng của phương Tây và Trung Âu về việc "khai quật mộ" lại với nhau, thể hiện nó như một hiện tượng trên toàn Châu Âu trong thế kỷ 6-7 sau Công nguyên, và đưa ra một số cách giải thích khả thi.

"Tôi nghĩ đây là những phát hiện thực sự thú vị" - Emma Brownlee, một nhà nghiên cứu tại Khoa Khảo cổ học của Đại học Cambridge, cho biết. "Một trong những điều khiến tôi chú ý là thực tế là việc khai quật mộ diễn ra theo một cùng một cách ở những nơi cách xa nhau như Kent (Anh) và Transylvania, cho thấy rằng có sự hiểu biết chung về cách tương tác với người chết, vượt qua những ranh giới văn hóa khác. Chúng tôi chỉ mới bắt đầu đánh giá mức độ kết nối của thế giới thời trung cổ sơ khai và nghiên cứu như thế này vô cùng hữu ích".

Ngọc Vân
TIN LIÊN QUAN

Phát hiện sửng sốt khi khai quật khảo cổ mộ khổng lồ 4.300 năm tuổi

Song Minh |

Khai quật khảo cổ mộ khổng lồ chứa 30 hài cốt cho thấy đây có thể là đài tưởng niệm chiến tranh lâu đời nhất thế giới.

Cơ hội di chỉ khảo cổ Trung Quốc huyền thoại nâng tầm thế giới

Ngọc Vân |

Di chỉ khảo cổ Trung Quốc huyền thoại Tam Tinh Đôi đang nộp hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới.

Rúng động vụ trộm mộ cổ đế vương Trung Quốc nghìn năm tuổi

Song Minh |

Cảnh sát Chiết Giang phá vụ đột nhập mộ cổ đế vương Trung Quốc hơn 1.100 năm tuổi và bắt giữ 39 nghi phạm.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Phát hiện sửng sốt khi khai quật khảo cổ mộ khổng lồ 4.300 năm tuổi

Song Minh |

Khai quật khảo cổ mộ khổng lồ chứa 30 hài cốt cho thấy đây có thể là đài tưởng niệm chiến tranh lâu đời nhất thế giới.

Cơ hội di chỉ khảo cổ Trung Quốc huyền thoại nâng tầm thế giới

Ngọc Vân |

Di chỉ khảo cổ Trung Quốc huyền thoại Tam Tinh Đôi đang nộp hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới.

Rúng động vụ trộm mộ cổ đế vương Trung Quốc nghìn năm tuổi

Song Minh |

Cảnh sát Chiết Giang phá vụ đột nhập mộ cổ đế vương Trung Quốc hơn 1.100 năm tuổi và bắt giữ 39 nghi phạm.