Gieo mầm xanh giữa nắng gió Châu Phi

Thanh Hà |

Những hạt giống rau Việt “xuất ngoại” theo trung tá Nguyễn Thị Liên trong hành trang đi gìn giữ hòa bình ở Cộng hòa Trung Phi đã đâm chồi, nở hoa bởi được ấp ủ, chăm bón bằng đôi bàn tay, trái tim nhân hậu khao khát mang lại hòa bình, sinh sôi và hạnh phúc cho mảnh đất Phi châu xa xôi ấy.

Cành hồng trổ mầm giữa nắng gió Châu Phi

Tôi gặp chiến sĩ mũ nồi xanh đang làm nhiệm vụ tại phái bộ gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc ở Trung Phi (MINUSCA) ở bệnh viện K cơ sở Tân Triều (Thanh Trì, Hà Nội), khi chị về phép 1 tháng chăm mẹ bị ung thư. Khoác áo blouse người nhà bệnh nhân, chị có chút khác lạ so với với vẻ nghiêm ngắn trong bộ quân phục nhưng nét duyên dáng với má lúm đồng tiền không lẫn vào đâu được.

Ngày đặt chân đến Bangui sau gần 20 giờ bay, chút sợ hãi thoáng vụt qua đầu trung tá Nguyễn Thị Liên. Những bàn tay chìa ra xin tiền, thúng mẹt hàng quán cạnh vũng nước bùn ven đường... khiến chị thương cảm thốt lên: “Trời ơi, không biết bao giờ cuộc sống mới đổi thay”.

Ở xứ xở xa xôi ấy, bao thứ khác lạ, con tằm, quả dừa cũng đổi màu, gạo là hàng chỉ bán ở siêu thị với giá… 80.000 đồng/kg. Xa xỉ tới nỗi lũ gà Trung Phi loăng quăng mổ lên đặt xuống, ngúc ngoắc mãi mới ăn và lạ tới độ lũ chuột ở nơi ấy cũng chẳng buồn bén mảng phá thùng gạo.

Những lần chao ôi sửng sốt còn nối dài với nữ trung tá Liên tới nhiều tuần. Lần đầu trong đoàn thanh tra phái bộ đến doanh trại ở ngoại ô Bouar – miền tây Trung Phi, chị thốt lên: “Trời ơi… cái gì cũng không: Không đường, không trường, không trạm… không mạng”. Lần khác, cùng đoàn công tác vượt 300km đường rừng đến Grimeri – Sibut, phía Bắc Trung Phi, hình ảnh những đứa trẻ “chưa đến tuổi ngượng ngùng” cởi trần chuồng, bụng to kễnh tội nghiệp và cả nụ cười trong trẻo của chúng… để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng chị.

Chị Liên bảo, “đến vùng này mới thấy bộ đội mình (bộ đội gìn giữ hòa bình – PV) cũng khổ lắm. Gối đất nằm sương. Nhà ở là những lều bạt cũ kỹ, bếp núc thông thiên… Họ kiên cường lắm, trên tay vẫn lăm lăm cây súng canh gác, mặt mũi bám đầy nắng gió bụi đường vùng đất đỏ Trung Phi”.

Có nhiều nốt trầm ở mảnh đất đầy gian khổ ấy nhưng đâu đó, những khoảnh khắc hạnh phúc len lỏi tâm trí chị Liên, như khi cành hồng chị mang từ Việt Nam nảy chiếc mầm bé xíu đầu tiên sau 2 tuần “lặng câm” trong vườn, là phút cảm động khi Pirret - cô bảo vệ nghèo dáng người thô kệch nhưng hay thẹn thùng và thích đỏm dáng nâng niu trao tận tay chị 2 quả dừa…

Muống, mồng tơi Việt “xuất ngoại”

Một ngày chủ nhật tháng 9 bình yên không tiếng súng, nhưng có tiếng mưa rơi, trung tá Nguyễn Thị Liên thức dậy, đi ra ngoài “lang thang xin được giúp người khác”. Đến giờ, chị cũng không hiểu sao lại bước ra khỏi nhà dù rất thèm ngủ nướng ngày chủ nhật.

Chị Liên kể, có đứa trẻ 7 tháng tuổi phải ăn sắn cháo loãng. “Đói nghèo đeo bám. Nỗi buồn hiện hữu lên cả khuôn mặt” – chị nói. Chị thấy tim mình như thắt lại, xót xa đứa bé nằm bẹp rúm trên giường không cựa nổi vì sốt rét. Nỗi thương cảm ập đến khi chứng kiến người dân tranh nhau mót lá mồng tơi hay Pirret vặt trụi lá cà, phơi khô làm thức ăn – món mà sau nhiều tháng chị vẫn chưa đủ can đảm thử.

Trung tá Nguyễn Thị Liên và người dân Trung Phi.
Trung tá Nguyễn Thị Liên và người dân Trung Phi.

Dù có quy định riêng của của Liên Hợp Quốc nhưng suy đi tính lại, mỗi nhà có vườn, chị Liên “tặng” một luống rau muống - dễ trồng và nhanh cho thành quả nhất. Khi những luống rau muống chuyển mình sinh sôi, chị trồng thêm đủ loại: Mùng tơi, rau dền, mướp, bí xanh… Trồng gần, rồi trồng xa, những giọt mồ hôi rơi xuống biến đất hoang thành vườn rau xanh mướt.

Rau muống đến độ thu hoạch, chị Liên tranh thủ bày cho người dân Trung Phi nhặt rau, xào tỏi “kiểu Việt Nam” thay cách băm nhỏ cho vào nước bột sắn loãng. “Xào bữa rau muống mà như luộc nồi bánh chưng Tết. Mọi người quây quần đợi chờ, người thổi bếp, người bóc tỏi, rồi liên tục hỏi tên rau. Mình bảo cứ gọi là muống Việt cho dễ nhớ” – chị kể. Bếp xào rau muống ngoài trời, gặp mưa nhấc vào trong, tạnh lại mang ra ngoài. Lúc chờ đợi, hai thiếu nữ bật nhạc nhảy, rồi mọi người nhảy theo. Châu Phi là thế, ăn tuy có thiếu nhưng những vũ điệu thì có thừa. Rau vừa chín tới, mỗi người một đĩa ăn thử, ai nấy đều trầm trồ khen ngon.

“Thế là muống Việt đã vượt biên hợp pháp, nhập tịch Trung Phi không phải bằng container mà bằng túi bóng. May mà trót lọt, sự sống lại sinh sôi” – nữ sĩ quan tham mưu nói.

“Cổ tích” từ hạt giống niềm tin

Nhận thấy rau không phải là chiến lược cho mảnh đất còn quá nghèo nàn, lạc hậu này, nữ sĩ quan tham mưu của MINUSCA ấp ủ dự định lớn lao hơn: Trồng đỗ đen, đỗ xanh. “Trồng đỗ vừa có thêm lương thực bổ dưỡng, vừa nâng tầm ẩm thực đặc sản Trung Phi”- chị nói.

Chỉ khi những ngụm nước đậu trôi xuống cuống họng bà chủ một gia đình ở Bangui, nữ trung tá mới được bật đèn xanh cho diện tích lớn hơn khoảnh đất “có diện tích bằng cái chiếu đôi” ban đầu. Nhưng điều khiến nữ quân nhân xuất thân từ binh chủng đặc công nhớ mãi là “hạt giống niềm tin” chị gieo vào lòng con trai chủ nhà, người lúc đầu chỉ đứng nhìn từ xa đã tự tay cầm cuốc và hăng hái cuốc. Chị kể những câu chuyện về Việt Nam, gieo vào anh ước mơ làm “ông chủ Đỗ Xanh” bán hạt giống.

Cuối tuần là ngày người dân thiết tha chờ “thần nông Việt”. Họ giơ bàn tay lên rồi cụp dần từng ngón, ý nói đếm ngược từng ngày chờ chị đến. Chẳng thế mà, dù tình hình an ninh báo động đỏ, chị vẫn đến. “Mỗi lần đến là mỗi lần vui, họ đã tự ý thức được là phải lao động và yêu lao động hơn” – chị kể.

Vườn đỗ thay đổi từng ngày đến nỗi "ông chủ Đỗ Xanh" cũng "không tin vào mắt mình”, hứa hẹn vụ thu hoạch đầu tiên trên mảnh đất nghèo. Nhìn vườn đỗ, một nam thanh niên hàng xóm cũng nung nấu ước mơ trồng đỗ với diện tích lên đến… 1ha. Chị Liên mừng lắm, bởi chiến lược phát triển mạng lưới những nông dân giỏi mà chị ấp ủ đang hình thành.

Rồi vụ thu hoạch đến, đỗ xanh “ông chủ Đỗ Xanh” tự tay trồng được, đưa vào làm nhân bánh sắn - lương thực chủ yếu ở Trung Phi. “Trẻ con, người lớn ngồi vây quanh vừa tò mò, vừa háo hức muốn ăn. Rán đến đâu, hết đến đó… Người kéo đến mỗi lúc một đông. “Ông chủ Đậu Xanh” mải nặn bánh, sợ nó không được thưởng thức nên mình để phần một cái. Nó ăn với cảm giác thích thú của người chiến thắng” – chị Liên nhớ lại.

Còn với chị Liên “câu chuyện cứ như thể cổ tích vậy”. Cổ tích bởi, giữa mảnh đất Phi Châu nghèo xác xơ ấy, những con người xứ sở ấy đang quây quần thưởng thức hạt đỗ xanh Việt Nam do chính họ chăm bón vun trồng trên mảnh đất Trung Phi. Cổ tích ấy viết nên từ nữ quân nhân Việt Nam xuất thân từ gia đình trí thức, chưa từng một lần trồng đỗ “vừa làm, vừa học lại vừa là thầy” để người dân yên tâm.

"Keep Passion!"

Từ những ngày đầu đến phái bộ, chị Liên đã cảm thấy thân thiện, dễ chia sẻ. “Đặc biệt, với người lính Việt Nam thì gần như nẻo đường, góc phố nào cũng đón nhận được những tình cảm đặc biệt” – chị nói. Chẳng thế mà có lần, “ông chủ Đỗ Xanh” dậy từ 6h sáng, mặc áo cờ đỏ sao vàng Việt Nam đợị chị đến để dạy chăm đỗ.

Về Việt Nam nghỉ phép, nhớ lại những hồi ức ở Trung Phi, chị vẫn luôn rơi nước mắt. Khép lại kỳ nghỉ, hành trang trở lại Trung Phi của chị Liên là lỉnh kỉnh hạt giống, dụng cụ chuẩn bị cho lộ trình đỗ tương, đậu phụ chị dự tính.

Gần hết kỳ nghỉ, “mình nhận được tin nhắn của Pirret báo đang đếm ngược từng ngày đợi mình. Còn mình thì đang đếm ngược từng ngày ở bên gia đình” – chị Liên tâm sự.

Tết Canh Tý là Tết chị Liên xa tổ ấm thân thương. Nhưng, ở đất nước cách Việt Nam hàng nghìn cây số, chị và đồng đội sẽ có bánh trưng cổ truyền dân tộc gói bằng lá dong Trung Phi.

Ở mảnh đất ấy, chị Liên thấy không hề đơn độc. Chị bảo, với chị, cờ đỏ sao vàng, áo cờ đỏ sao vàng hay logo cờ Việt Nam trên bộ quân phục như “áo giáp”, như “tấm kim bài” làm tin để an tâm khi đi làm nhiệm vụ.

“Keep passion! (Giữ đam mê) - thầy Jin vẫn luôn nói trong thời gian 2 tháng huấn luyện ở Hàn Quốc trước khi lên đường làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình luôn có giá trị với mình mọi thời điểm” – chị Liên nói.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Khẳng định vị thế, uy tín và năng lực của Việt Nam với thế giới

Hải Anh |

Việt Nam chính thức đảm nhận vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020-2021 và Chủ tịch luân phiên của ASEAN từ ngày 1.1.2020. Việc cùng lúc đảm nhận hai trọng trách ở tổ chức quốc tế và khu vực thể hiện vị thế, uy tín, khả năng, năng lực của Việt Nam trong đối ngoại đa phương. Nhiều quốc gia mong muốn và trông đợi Việt Nam sẽ phát huy sự đóng góp và trách nhiệm của mình. Cây viết Prashanth Parameswaran - biên tập viên cao cấp của tạp chí The Diplomat có trụ sở tại Washington, D.C, Mỹ nhận định, năm 2020 là một năm bận rộn với hoạt động đối ngoại của Việt Nam.

Việt Nam nỗ lực hết sức vì mục tiêu hoà bình của Liên Hợp Quốc

Song Minh |

Đảm nhiệm vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc 2020-2021, Việt Nam sẽ nỗ lực hết sức vì các mục tiêu cốt lõi của Liên Hợp Quốc là duy trì hoà bình và an ninh quốc tế.

Việt Nam cam kết trở thành cầu nối giữa Liên Hợp Quốc và ASEAN

Ngọc Vân |

Với việc trở thành thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Việt Nam cam kết trở thành cầu nối giữa tổ chức toàn cầu này và ASEAN vì các mục tiêu chung, đặc biệt trong ngăn ngừa xung đột và xây dựng nền hòa bình bền vững.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Khẳng định vị thế, uy tín và năng lực của Việt Nam với thế giới

Hải Anh |

Việt Nam chính thức đảm nhận vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020-2021 và Chủ tịch luân phiên của ASEAN từ ngày 1.1.2020. Việc cùng lúc đảm nhận hai trọng trách ở tổ chức quốc tế và khu vực thể hiện vị thế, uy tín, khả năng, năng lực của Việt Nam trong đối ngoại đa phương. Nhiều quốc gia mong muốn và trông đợi Việt Nam sẽ phát huy sự đóng góp và trách nhiệm của mình. Cây viết Prashanth Parameswaran - biên tập viên cao cấp của tạp chí The Diplomat có trụ sở tại Washington, D.C, Mỹ nhận định, năm 2020 là một năm bận rộn với hoạt động đối ngoại của Việt Nam.

Việt Nam nỗ lực hết sức vì mục tiêu hoà bình của Liên Hợp Quốc

Song Minh |

Đảm nhiệm vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc 2020-2021, Việt Nam sẽ nỗ lực hết sức vì các mục tiêu cốt lõi của Liên Hợp Quốc là duy trì hoà bình và an ninh quốc tế.

Việt Nam cam kết trở thành cầu nối giữa Liên Hợp Quốc và ASEAN

Ngọc Vân |

Với việc trở thành thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Việt Nam cam kết trở thành cầu nối giữa tổ chức toàn cầu này và ASEAN vì các mục tiêu chung, đặc biệt trong ngăn ngừa xung đột và xây dựng nền hòa bình bền vững.