Gian nan quản lý đập Tam Hiệp trong bối cảnh lũ lụt Trung Quốc

Ngọc Vân |

Quản lý đập Tam Hiệp cùng hàng nghìn con đập khác của Trung Quốc khó hơn trong bối cảnh biến đổi khí hậu, lũ lụt.

Xây đập để kiểm soát lũ lụt

Lũ lụt định kỳ của sông Dương Tử là một trong những lý do khiến Trung Quốc xây dựng đập Tam Hiệp - đập thủy điện lớn nhất thế giới. Ý tưởng là bằng cách lưu trữ và sau đó xả nước một cách cẩn thận, Trung Quốc sẽ có thể ngăn chặn những thảm họa như lũ lụt năm 1931, trong đó hàng triệu người chết ở các thành phố dọc theo dòng sông hùng vĩ, hoặc trận lũ lụt năm 1998, khiến hàng triệu người mất nhà cửa.

“Đập Tam Hiệp là công cụ trong nỗ lực kiểm soát lũ lụt Trung Quốc” - một Thứ trưởng Bộ Thuỷ lợi Trung Quốc cho biết ngay sau khi hoàn thành dự án.

Theo trang Quartz, Trung Quốc có khoảng 98.000 đập, hầu hết đều có quy mô nhỏ và được xây dựng trước những năm 1970. Ngoài việc kiểm soát lũ, các đập này còn đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất thủy điện và đảm bảo an ninh nguồn nước. Nhưng lũ lụt trong những năm gần đây do những trận mưa lớn bất thường đã đặt ra những thách thức trong việc quản lý các con đập trong thời đại biến đổi khí hậu, khi lượng mưa cực lớn gây rủi ro mới cho các cộng đồng xung quanh.

Bên trong đập thuỷ điện Tam Hiệp ngày 31.12.2020. Ảnh: Xinhua
Bên trong đập thuỷ điện Tam Hiệp ngày 31.12.2020. Ảnh: Xinhua

Tháng trước, đập Yihetan, một con đập lớn ở tỉnh Hà Nam, miền Trung Trung Quốc, đã bị vỡ và hư hại nghiêm trọng sau khi tỉnh này hứng chịu đợt mưa xối xả. Hai đập khác ở khu vực Nội Mông, phía bắc Trung Quốc cũng bị vỡ, ảnh hưởng đến hơn 16.000 người. Lượng mưa lớn vào năm ngoái thậm chí còn gây lo ngại về sự an toàn của đập Tam Hiệp mặc dù các quan chức Trung Quốc nhanh chóng bác bỏ.

Wen Wang, giáo sư thủy văn tại Đại học Hà Hải ở Nam Kinh cho biết: “Do biến đổi khí hậu nên ngày càng thường xuyên xuất hiện mưa lớn, trong khi điều này có thể chưa được xem xét trong quá trình thiết kế đập”.

Giải pháp

Mặc dù rất khó để liên kết bất kỳ sự kiện cực đoan nào với sự nóng lên toàn cầu, nhưng báo cáo mới của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) công bố hôm 9.8 cho biết lượng mưa và lũ lụt “trăm năm có một” sẽ ngày càng thường xuyên hơn. Ở Đông Á, IPCC dự đoán với độ tin cậy cao rằng lượng mưa lớn sẽ tăng về tần suất và cường độ.

Chẳng hạn, thành phố Trịnh Châu, ở tỉnh Hà Nam, miền Trung Trung Quốc, đã ghi nhận lượng mưa trong ngày 20.7 bằng lượng mưa trung bình cả năm. Mưa xối xả vào ngày 20.7 đã gây ra lũ lụt khiến hơn 300 người thiệt mạng, trong đó có nhiều người bị mắc kẹt trong các bãi đỗ ôtô hoặc trong hệ thống tàu điện ngầm ngập nước.

Lũ lụt ở Vệ Huy, Tân Hương, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc ngày 26.7.2021. Ảnh: Xinhua
Lũ lụt ở Vệ Huy, Tân Hương, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc ngày 26.7.2021. Ảnh: Xinhua

Điều này có thể là do lượng mưa chưa từng có đã vượt quá mức chống chịu lũ tối đa (PMF) mà con đập được thiết kế.

Mohammad Heiderzahad, phó giáo sư kỹ thuật dân dụng tại Đại học Brunel ở London, cho biết: “Nếu lũ lụt chưa từng có sẽ trở thành tiêu chuẩn (mới), thì các hồ chứa lớn sẽ khiến cộng đồng gặp rủi ro lớn”. Một bước giảm thiểu mà ông đề xuất là bổ sung thêm một đập tràn khẩn cấp khác dưới các đập hiện có để ngăn nước tràn ra ngoài. Một ví dụ trong năm ngoái, các nhà chức trách buộc phải cho nổ một con đập có nguy cơ bị tràn.

Trong khi đó, giáo sư Wen Wang của Đại học Hà Hải không đồng tình, nói rằng sự điều phối giữa các hồ chứa khác nhau, và việc sử dụng các phương pháp kỹ thuật và phi kỹ thuật để xử lý nước tràn mới là điều quan trọng.

Ông Wen Wang nói, khi có vẻ như các phương pháp kỹ thuật không thể xử lý được lượng mưa, các đập phải đổ nước vào các hồ chứa - một động thái phụ thuộc rất nhiều vào các dự báo chính xác về lượng mưa. Ví dụ, rút kinh nghiệm từ trận lũ năm ngoái, các kỹ sư tại đập Tam Hiệp đã xả bỏ 90% công suất của đập vào đầu tháng 6 năm nay để chống chọi với mùa lũ.

Đập Tam Hiệp xả lũ. Ảnh: Xinhua
Đập Tam Hiệp xả lũ. Ảnh: Xinhua

Một số chuyên gia khác lưu ý rằng, tuổi của đập có thể là một yếu tố quan trọng cần xem xét. “Đập già cỗi phải đối mặt với các mô hình nhiệt độ, tuyết, lưu lượng và lũ lụt mới làm tăng nguy cơ thủy văn” - một bài báo năm 2021 trên Nature Communications viết, lưu ý rằng các con đập đóng một vai trò tích cực trong việc giảm khả năng bị tổn thương do lũ lụt. Để duy trì mức độ phòng chống lũ lụt lịch sử khi đối mặt với biến đổi khí hậu, cần tiến hành các hoạt động xả đập mới - bài báo viết.

Tuy nhiên, nếu nhiều đập hơn phải xả nước để thích ứng với lượng mưa lớn hơn, điều đó có thể dẫn đến lũ lụt ở các khu vực hạ lưu.

Giáo sư Wang nói: “Chúng ta phải cân bằng. Nếu các hồ không được xả nước để chuẩn bị ứng phó với lượng mưa lớn, có thể đập sẽ bị vỡ, gây thiệt hại lớn hơn về người và tài sản”.

Ngọc Vân
TIN LIÊN QUAN

Choáng với số lượng ô tô bị hư hại trong lũ lụt Trung Quốc

Ngọc Vân |

Hiệp hội thương mại địa phương ước tính hơn 400.000 ô tô bị thiệt hại trong lũ lụt Trung Quốc ở Trịnh Châu, Hà Nam hồi tháng 7.

Trung Quốc đối mặt đỉnh lũ lụt "50 năm có một"

Ngọc Vân |

Tỉnh Hắc Long Giang, đông bắc Trung Quốc ban hành ứng phó khẩn cấp cấp độ 2, chuẩn bị đối phó lũ lụt "50 năm có một".

Tập đoàn sở hữu đập Tam Hiệp có thêm sản phẩm lớn nhất thế giới

Ngọc Vân |

Tập đoàn Tam Hiệp, chủ sở hữu đập Tam Hiệp Trung Quốc, vừa lắp đặt trạm chuyển đổi năng lượng ngoài khơi lớn nhất thế giới.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Choáng với số lượng ô tô bị hư hại trong lũ lụt Trung Quốc

Ngọc Vân |

Hiệp hội thương mại địa phương ước tính hơn 400.000 ô tô bị thiệt hại trong lũ lụt Trung Quốc ở Trịnh Châu, Hà Nam hồi tháng 7.

Trung Quốc đối mặt đỉnh lũ lụt "50 năm có một"

Ngọc Vân |

Tỉnh Hắc Long Giang, đông bắc Trung Quốc ban hành ứng phó khẩn cấp cấp độ 2, chuẩn bị đối phó lũ lụt "50 năm có một".

Tập đoàn sở hữu đập Tam Hiệp có thêm sản phẩm lớn nhất thế giới

Ngọc Vân |

Tập đoàn Tam Hiệp, chủ sở hữu đập Tam Hiệp Trung Quốc, vừa lắp đặt trạm chuyển đổi năng lượng ngoài khơi lớn nhất thế giới.