Gập ghềnh đường đến thượng đỉnh Mỹ-Triều-Hàn

NGỌC VÂN |

Ngày 27.4, nhà lãnh đạo Kim Jong-un và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in dự kiến gặp nhau trong Hội nghị thượng đỉnh liên Triều lần thứ 3 kể từ năm 2000, mở đường cho cuộc thượng đỉnh lịch sử đầu tiên giữa 1 nhà lãnh đạo Triều Tiên với 1 tổng thống Mỹ đương nhiệm, dự kiến vào cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 6.

Triển vọng về kết quả các cuộc gặp thượng đỉnh Hàn-Triều và Mỹ-Triều có dấu hiệu sáng sủa khi ông Kim Jong-un ngày 21.4 tuyên bố ngừng các vụ thử tên lửa và hạt nhân, đóng cửa bãi thử hạt nhân, đồng thời theo đuổi tăng trưởng kinh tế và hòa bình. Giới chức Mỹ và Hàn Quốc cho biết, ông Kim Jong-un tuyên bố sẵn sàng thảo luận vấn đề phi hạt nhân hóa.

Tổng thống Donald Trump và các nhà lãnh đạo thế giới hoan nghênh quyết định của ông Kim Jong-un ngừng thử tên lửa và hạt nhân. “Ồ, chúng tôi chưa từ bỏ gì cả và họ đã đồng ý phi hạt nhân hóa, thật là tốt cho thế giới. Bãi thử đóng cửa, không còn vụ thử nào nữa” - ông Donald Trump viết trên Twitter hôm 22.4. Tổng thống Mỹ cũng khen ngợi việc Hàn Quốc ngừng phát các chương trình tuyên truyền chống Triều Tiên ở khu phi quân sự.

Tuy nhiên, một số vẫn nghi ngờ ý định của Bình Nhưỡng. Tổng thống Donald Trump hôm 22.4 nói rằng, cuộc khủng hoảng về theo đuổi tên lửa hạt nhân có thể bắn tới Mỹ vẫn là 1 chặng đường dài cần giải quyết. “Có thể mọi việc sẽ được giải quyết, cũng có thể không, chỉ thời gian mới có câu trả lời” - ông Donald Trump viết trên Twitter.

Chính quyền Washington nói, họ muốn Bình Nhưỡng “phi hạt nhân hóa hoàn toàn, có thể kiểm chứng và không thể đảo ngược”, nhưng chỉ đưa ra rất ít chi tiết về chiến lược mà họ định sử dụng trong các cuộc đàm phán. Mỹ cam kết không lặp lại những sai lầm trong quá khứ. Tuy nhiên, hàng thập kỷ tham gia không thành công với Bình Nhưỡng, sẽ giúp xác định diễn biến của tiến trình đàm phán mà có thể kéo dài trong nhiều năm.

Phi hạt nhân hóa

Để Bình Nhưỡng từ bỏ chương trình tên lửa và hạt nhân đã là mục tiêu của tất cả các cuộc đàm phán quốc tế với Triều Tiên kể từ đầu những năm 1990, nhất là trong bối cảnh năm ngoái, Bình Nhưỡng tuyên bố thử thành công bom nhiệt hạch và tên lửa đạn đạo liên lục địa.

Giám đốc CIA - ứng viên Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo - nói, ông lạc quan về thượng đỉnh giữa Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un có thể đem đến 1 kết quả ngoại giao, nhưng không ai ảo tưởng rằng, 1 thỏa thuận toàn diện có thể đạt được trong hội nghị này. Ông Pompeo - quan chức cao cấp đương nhiệm đầu tiên của Mỹ từng gặp ông Kim Jong-un - cho rằng, lợi ích của Mỹ sẽ được đặt lên trên hết, với mục tiêu là đạt được “1 thỏa thuận mà lãnh đạo Triều Tiên từ bỏ nỗ lực đưa Mỹ vào tầm nguy hiểm của vũ khí hạt nhân”.

Điều này cũng làm tăng thêm lo ngại của Nhật Bản và Hàn Quốc, rằng ông Donald Trump có thể tìm kiếm nhanh chóng 1 thỏa thuận tên lửa đạn đạo liên lục địa ICBM, trong khi gạt sang 1 bên tên lửa tầm ngắn hơn, có thể đe dọa các nước đồng minh này của Mỹ. Các chuyên gia nói rằng, Triều Tiên cần thêm một số thử nghiệm nữa để chứng tỏ khả năng của ICBM, khiến việc ông Kim Jong-un tuyên bố đóng băng các vụ thử trở nên rất có ý nghĩa.

Trên thực tế, sau vụ thử hạt nhân lớn nhất và gần đây nhất là tháng 9 năm ngoái, và vụ thử tên lửa vào cuối tháng 11, thì Triều Tiên đến nay đã đóng băng hoạt động thử tên lửa và hạt nhân với thời gian lâu nhất, tạo điều kiện cho các cuộc đàm phán diễn ra thuận lợi.

Nhưng, bên cạnh đó vẫn có những câu hỏi đại loại như, liệu Triều Tiên có đồng ý để các thanh sát viên chứng thực kế hoạch phi hạt nhân hóa hay không. “Vấn đề lớn nữa là ý nghĩa và mức độ của việc phi hạt nhân hóa” - tờ USA Today dẫn lời ông Robert Einhorn, một nhà phân tích tại Viện Brookings - cho biết.

Mặc dù các nhà phân tích vẫn còn bất đồng về mức độ hiện đại của chương trình hạt nhân của Triều Tiên, nhưng hầu hết đều thống nhất rằng, ông Kim Jong-un đã có 1 bước tiến đáng kể để có thể dừng thử nghiệm các loại vũ khí hạt nhân có tầm bắn đến Mỹ.

“Ông Kim Jong-un đã đạt được cái mà ông ấy coi là ‘trạng thái bình ổn’ về khả năng vũ khí hạt nhân” - chuyên gia Einhorn nói.

Trừng phạt

Triều Tiên đang tìm cách làm giảm nhẹ các biện pháp trừng phạt quốc tế gây tổn hại đến kinh tế nước này. Trong những lần đàm phán thất bại trước đây, Bình Nhưỡng đồng ý từ bỏ chương trình vũ khí để đổi lấy viện trợ, bao gồm dầu khí và các lò phản ứng hạt nhân thay thế, cũng như được đảm bảo an ninh, trong đó có cam kết của Mỹ không tấn công hoặc xâm lược.

Triều Tiên cũng đồng ý trở lại hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân và mời Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế IAEA xác minh. Hoạt động tại bãi thử hạt nhân chính Youngbyon sẽ là 1 nhân tố trong các cuộc đàm phán tương lai, và Washington sẽ muốn xem bằng chứng về việc ngừng hoạt động tại bãi thử Punggye-ri.

Ông Mike Pompeo cho biết, “không mấy lạc quan” khi được hỏi, liệu có tin là Triều Tiên sẽ đồng ý hủy bỏ chương trình hạt nhân của mình hay không, nhưng lập luận rằng, trong các cuộc đàm phán trước đây, các biện pháp trừng phạt đã được nới lỏng quá nhanh.

Chính quyền của Tổng thống Donald Trump nhấn mạnh, Bình Nhưỡng sẽ phải từ bỏ đáng kể chương trình hạt nhân của mình trước các nhượng bộ của Mỹ, nếu không, chiến dịch gây áp lực tối đa vẫn sẽ tiếp tục. Hiện, trừng phạt là đòn bẩy mạnh nhất của Mỹ đối với Triều Tiên, và Washington không muốn từ bỏ trừng phạt mà không có những nhượng bộ lớn từ Bình Nhưỡng.

Chính quyền ông Donald Trump cho rằng, trừng phạt khiến ông Kim Jong-un buộc phải đàm phán, nhưng giới phân tích không chắc chắn lắm về động cơ đằng sau những động thái mới nhất của Triều Tiên. Giới chức tình báo Mỹ tin rằng, 3 vòng trừng phạt của Liên Hợp Quốc năm ngoái đã giảm đáng kể nguồn thu từ xuất khẩu của Triều Tiên. Nhưng sự sẵn sàng đàm phán nghiêm túc của Bình Nhưỡng sẽ phụ thuộc vào áp lực kinh tế tiếp tục, đòi hỏi sự hợp tác bền vững và tốt hơn của Nga và Trung Quốc.

Quân đội Mỹ tại Hàn Quốc

Mỹ hiện có khoảng 28.000 binh sĩ đóng tại Hàn Quốc, một sự hiện diện có từ thời Chiến tranh Triều Tiên 7 thập kỷ trước. Sự hiện diện này cùng với các cuộc tập trận thường xuyên giữa lực lượng Mỹ và Hàn Quốc là cái gai trong mắt Triều Tiên.

Tổng thống Moon Jae-in gần đây nói rằng, ông Kim Jong-un không còn yêu cầu Mỹ phải rút quân khỏi Hàn Quốc như 1 điều kiện để phi hạt nhân hóa. Nhưng liệu ông Kim có muốn Mỹ giảm quân hay không? Đó sẽ là 1 động thái gây tranh cãi ở Hàn Quốc, nơi nhiều người coi sự hiện diện của quân đội Mỹ là 1 bức tường quan trọng chống lại sự gây hấn của miền Bắc.

“Không một chính quyền Mỹ nào sẽ đồng ý rút quân hoàn toàn khỏi Hàn Quốc ngoại trừ trong tương lai xa xôi” - chuyên gia Einhorn nhận định.

Hiệp ước hòa bình

Hàn Quốc cho biết, đã thảo luận với Mỹ và Triều Tiên về 1 hiệp ước hòa bình chính thức kết thúc chiến tranh. Những thù địch lớn trong cuộc chiến đó đã kết thúc vào năm 1953 bằng 1 hiệp ước đình chiến, và về mặt kỹ thuật thì chiến tranh chưa bao giờ chính thức chấm dứt.

Hiện chưa rõ 1 hiệp định hòa bình sẽ như thế nào, và liệu Mỹ và Trung Quốc có tham gia hay không, bởi 2 nước này là những bên đã ký trong bản gốc hiệp ước đình chiến.

Có những rủi ro với Mỹ. Chẳng hạn, Triều Tiên có thể lập luận rằng, quân đội Mỹ không còn cần thiết ở Hàn Quốc nữa, một khi có hiệp ước hòa bình - theo nhận định của Bruce Bennett, một nhà phân tích tại Rand Corporation.

NGỌC VÂN
TIN LIÊN QUAN

Phi hạt nhân hóa - vấn đề cốt lõi trong hội nghị thượng đỉnh liên Triều

VÂN ANH |

Khi 2 nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in gặp nhau trong hội nghị thượng đỉnh lịch sử hôm nay (27.4), mọi con mắt sẽ đổ dồn vào chủ đề liệu 2 bên có tiến tới được mục tiêu phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên hay không.

Hé lộ nội dung lãnh đạo Triều Tiên viết trong sổ lưu bút tại Nhà Hòa Bình

D.H |

"Một trang sử mới bắt đầu ngay bây giờ, tại điểm khởi đầu của lịch sử và kỷ nguyên hòa bình", ông Kim Jong-un viết trong sổ lưu niệm tại Nhà Hòa bình trong khuôn khổ hội nghị thượng đỉnh liên Triều.

Giây phút lịch sử khi lãnh đạo Hàn-Triều bắt tay

Song Minh |

Sáng nay (27.4), Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un bước vào hội nghị thượng đỉnh sau cái bắt tay lịch sử tại khu phi quân sự được bảo vệ nghiêm ngặt ở biên giới hai nước.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Xe khách đâm nhau trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi, 27 người thương vong

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Một vụ tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi giữa 2 xe khách khiến 1 người chết, 26 người bị thương.

Phi hạt nhân hóa - vấn đề cốt lõi trong hội nghị thượng đỉnh liên Triều

VÂN ANH |

Khi 2 nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in gặp nhau trong hội nghị thượng đỉnh lịch sử hôm nay (27.4), mọi con mắt sẽ đổ dồn vào chủ đề liệu 2 bên có tiến tới được mục tiêu phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên hay không.

Hé lộ nội dung lãnh đạo Triều Tiên viết trong sổ lưu bút tại Nhà Hòa Bình

D.H |

"Một trang sử mới bắt đầu ngay bây giờ, tại điểm khởi đầu của lịch sử và kỷ nguyên hòa bình", ông Kim Jong-un viết trong sổ lưu niệm tại Nhà Hòa bình trong khuôn khổ hội nghị thượng đỉnh liên Triều.

Giây phút lịch sử khi lãnh đạo Hàn-Triều bắt tay

Song Minh |

Sáng nay (27.4), Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un bước vào hội nghị thượng đỉnh sau cái bắt tay lịch sử tại khu phi quân sự được bảo vệ nghiêm ngặt ở biên giới hai nước.