EU xây đường ống 13 tỉ USD thay thế khí đốt Nga

Ngọc Vân |

Liên minh Châu Âu (EU) sẵn sàng thay thế khí đốt Nga bằng đường ống mới trị giá 13 tỉ USD.

Các nhà lãnh đạo EU đang tìm cách chấm dứt sự chậm trễ đối với đường ống xuyên sa mạc Sahara từ Nigeria đến Tây Ban Nha và Italia. Cuối tháng 7, Algeria, Nigeria và Niger đã ký biên bản ghi nhớ về việc xây dựng đường ống dẫn khí đốt tự nhiên xuyên sa mạc Sahara.

Được đề xuất lần đầu tiên vào năm 2002, đường ống này chưa bao giờ được khởi động nhưng cuối cùng đã được hồi sinh khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraina buộc Châu Âu phải tìm kiếm các nhà cung cấp khí đốt thay thế.

Trong khi các quan chức và chuyên gia đã cảnh báo về các rào cản tài chính sẽ làm trì hoãn thêm, EU được cho là đang tìm cách thúc đẩy các kế hoạch thông qua và đưa đường ống đi vào hoạt động càng sớm càng tốt.

Phát biểu khi ký thỏa thuận, Bộ trưởng Năng lượng Algeria Mohamed Arkab cho biết: "Thỏa thuận này đánh dấu cam kết của ba bên trong việc hồi sinh một dự án tầm cỡ khu vực và quốc tế, sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội của đất nước chúng ta".

Phát biểu với tờ Middle East Eye, ông Abdelmadjid Attar - cựu Bộ trưởng Năng lượng Algeria và là cựu giám đốc điều hành của tập đoàn dầu khí Algeria Sonatrach - lưu ý rằng hiện tại, đường ống mới chỉ là một thỏa thuận được củng cố bởi "ý chí chính trị mạnh mẽ".

Trong khi đó, một quan chức giấu tên của Bộ Năng lượng Algeria nói thêm rằng "các cuộc thảo luận sẽ được tiến hành giữa các chuyên gia từ ba nước".

Nga giảm cung cấp khí đốt cho Châu Âu. Ảnh: AFP
Nga giảm cung cấp khí đốt cho Châu Âu. Ảnh: AFP

Trong khi ký thỏa thuận, các quan chức không ấn định ngày hoàn thành rõ ràng, mà chỉ nói về việc hoàn thành đường ống dài 4.000km đầy tham vọng "trong khoảng thời gian ngắn nhất có thể".

Tuy nhiên, ông Attar lưu ý, nếu có sự thúc bách, đường ống sẽ hoàn thành trong vòng ba năm hoặc ít hơn. Ông nói: “Trong những năm 90, chúng tôi đã xây dựng đường ống dẫn khí đốt nối Algeria và Morocco trong vòng chưa đầy hai năm”.

Đường ống dẫn khí đốt xuyên Sahara có thể cung cấp tới 30 tỉ mét khối mỗi năm cho Châu Âu. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo rằng các vấn đề tài chính lớn cần phải được giải quyết để dự án có thể tiến triển thành công.

Trong khi Algeria và Nigeria - những nước nắm giữ phần lớn cổ phần của công ty xây dựng đường ống - có thể có đủ kinh phí để hoàn thành các phần việc tương ứng, thì Niger có thể không có nguồn lực.

Các nguồn tin ở Algeria lưu ý, Châu Âu có thể có khả năng quan tâm đến việc cấp vốn cho đường ống này, vì các nước EU đang rất muốn thay thế khí đốt của Nga.

Một cựu giám đốc điều hành tại Sonatrach nói với tờ Middle East Eye: "Các quốc gia Châu Âu muốn dự án được triển khai và vận hành trong vòng tối đa hai năm".

EU đang cố gắng chấm dứt sự phụ thuộc năng lượng vào Nga, khi căng thẳng tăng vọt chỉ trong vài tuần qua.

Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo EU rằng nếu họ quyết định áp giá trần với khí đốt Nga, Điện Kremlin sẽ coi đó là hành vi vi phạm hợp đồng và chấm dứt hoàn toàn cung cấp khí đốt.

Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Phương Đông, Tổng thống Putin nói: “Sẽ có bất kỳ quyết định chính trị nào mâu thuẫn với các hợp đồng? Chúng tôi sẽ không cung cấp bất cứ thứ gì nếu mâu thuẫn với lợi ích của chúng tôi. Chúng tôi sẽ không cung cấp khí đốt, dầu mỏ, than đá, dầu sưởi ấm - chúng tôi sẽ không cung cấp bất cứ thứ gì”.

Ngọc Vân
TIN LIÊN QUAN

Tối hậu thư của Tổng thống Putin khiến EU chùn bước

Song Minh |

EU chưa thống nhất được áp giá trần khí đốt Nga, sau khi Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo cắt mọi nguồn cung để trả đũa bất kỳ mức giới hạn giá nào.

Nga bỏ qua EU, bán LNG giảm giá 50% cho Trung Quốc đến hết năm

Ngọc Vân |

Trung Quốc đảm bảo được nguồn cung khí tự nhiên hóa lỏng LNG của Nga từ nay đến cuối năm với mức giá chiết khấu tới 50%.

Gã khổng lồ khí đốt thứ 2 của Đức khẩn cầu chính phủ giải cứu

Ngọc Vân |

Thêm một gã khổng lồ khí đốt của Đức yêu cầu gói cứu trợ từ Berlin do phải gánh chịu tổn thất nặng nề vì lượng giao hàng từ Gazprom của Nga giảm mạnh.

Các bộ cần lắng nghe doanh nghiệp khi sửa nghị định về xăng dầu

Anh Tuấn |

TS Nguyễn Đình Cung cho rằng, trong thời gian vừa qua, để đứt gãy thị trường quan trọng như xăng dầu và việc các bộ đẩy trách nhiệm cho nhau, điều này cần phải rút kinh nghiệm.

WHO họp khẩn tìm vaccine cho virus cực nguy hiểm vừa bùng phát

Khánh Minh |

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hy vọng sẽ thử nghiệm vaccine phòng ngừa Marburg - loại virus cực kỳ nguy hiểm có tỉ lệ tử vong khoảng 50%.

Sau khởi tố các Trạm đăng kiểm, Đà Nẵng dừng nhận hồ sơ cải tạo xe cơ giới

THÙY TRANG |

Đà Nẵng -  Để phối hợp với các cơ quan chức năng, phục vụ điều tra, xác minh các nội dung liên quan đến công tác cấp giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật, Sở Giao thông Vận tải Đà Nẵng đã yêu cầu tạm dừng nhận, thẩm định hồ sơ thiết kế cải tạo xe cơ giới.

Cháy ở Tiểu học Yên Hòa: Học sinh hốt hoảng, phụ huynh nháo nhác tìm con

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Thời điểm xảy ra vụ cháy, nhiều phụ huynh có mặt ở hiện trường đều rất lo lắng và nháo nhác tìm con trong số hàng trăm học sinh đang được sơ tán trước cổng Trường Tiểu học Yên Hòa.

Tạm giam tài xế không cứu giúp người trong vụ tai nạn khiến 3 người chết trên cao tốc

Thành Nhân |

Ngày 15.2, Công an huyện Châu Thành (tỉnh Tiền Giang) đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam Mai Văn Khởi (40 tuổi, ngụ xã Thạnh Quới, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng) về hành vi "Không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng".

Tối hậu thư của Tổng thống Putin khiến EU chùn bước

Song Minh |

EU chưa thống nhất được áp giá trần khí đốt Nga, sau khi Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo cắt mọi nguồn cung để trả đũa bất kỳ mức giới hạn giá nào.

Nga bỏ qua EU, bán LNG giảm giá 50% cho Trung Quốc đến hết năm

Ngọc Vân |

Trung Quốc đảm bảo được nguồn cung khí tự nhiên hóa lỏng LNG của Nga từ nay đến cuối năm với mức giá chiết khấu tới 50%.

Gã khổng lồ khí đốt thứ 2 của Đức khẩn cầu chính phủ giải cứu

Ngọc Vân |

Thêm một gã khổng lồ khí đốt của Đức yêu cầu gói cứu trợ từ Berlin do phải gánh chịu tổn thất nặng nề vì lượng giao hàng từ Gazprom của Nga giảm mạnh.