EU bỏ ngỏ nhiều câu hỏi về cấm vận năng lượng của Nga

Khánh Minh |

Liên minh Châu Âu (EU) đang tiến gần hơn đến việc cấm dầu của Nga với việc Đức thay đổi lập trường để ủng hộ cấm vận, tuy nhiên vẫn còn nhiều câu hỏi còn bỏ ngỏ.

Cuộc họp các Bộ trưởng Năng lượng EU

Các Bộ trưởng Năng lượng EU đã tập trung tại Brussels để họp khẩn hôm 2.5 nhằm thảo luận về việc nhập khẩu dầu từ Nga và tìm kiếm phản ứng chung đối với việc Mátxcơva dừng cung cấp khí đốt cho Ba Lan và Bulgaria. EU gọi động thái này của Nga là một nỗ lực "tống tiền" phương Tây.

Trong một sự thay đổi lớn nhất cho đến nay, Đức tuyên bố sẽ không còn phản đối lệnh cấm nhập khẩu dầu của Nga ngay lập tức - Deutsche Welle (DW) đưa tin. Cho đến nay, 27 quốc gia thành viên EU đã cho thấy mức độ sẵn sàng khác nhau khi nói đến việc cắt giảm nhập khẩu than, khí đốt và dầu mỏ của Nga, nhưng việc Berlin thay đổi quan điểm đồng nghĩa với việc lệnh cấm vận dầu mỏ của Nga có thể có hiệu lực trong vài ngày tới.

Nga cung cấp 26% lượng dầu nhập khẩu và 40% khí đốt cho EU. Một số quốc gia, bao gồm cả Đức, phụ thuộc rất nhiều vào nguồn năng lượng này. Các nhà lãnh đạo ở Ukraina đã chỉ trích các nước EU vì tiếp tục chi hàng trăm triệu euro mỗi ngày để mua năng lượng của Mátxcơva, cho rằng Nga dùng số tiền này để tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraina, vốn đã bước sang tháng thứ 3.

EU hướng dẫn thêm về thanh toán năng lượng

Điện Kremlin đã cắt nguồn cung cấp khí đốt cho Ba Lan và Bulgaria vào tuần trước sau khi hai nước này từ chối yêu cầu của Mátxcơva rằng "các quốc gia không thân thiện" phải trả tiền mua khí đốt bằng đồng rúp của Nga.

Theo cơ chế thanh toán do Mátxcơva đưa ra, khách hàng phải mở hai tài khoản tại ngân hàng do tập đoàn năng lượng khổng lồ Gazprom của Nga điều hành. Khách hàng trả tiền vào tài khoản USD hoặc euro, sau đó những khoản tiền này sẽ được chuyển vào tài khoản thứ hai và được chuyển đổi thành đồng rúp.

Kế hoạch này gây ra sự bối rối và các nước thành viên kêu gọi EU phải làm rõ lập trường của mình về việc thanh toán và thế nào là vi phạm trừng phạt. Ngày 2.5, Ủy ban Châu Âu cảnh báo rằng việc tuân thủ đầy đủ kế hoạch sẽ vi phạm các lệnh trừng phạt hiện có. Cao ủy của EU về năng lượng, bà Kadri Simson hứa sẽ hướng dẫn thêm về những gì có thể về mặt pháp lý.

Mặc dù nhiều nước EU nhận thấy sự cần thiết của việc giới hạn nguồn thu lớn nhất của Nga nhưng họ cũng thừa nhận rủi ro đối với nền kinh tế của khối. Có thông tin cho biết, các khách hàng EU vẫn có thể "lách luật" bằng cách tuyên bố đã hoàn tất nghĩa vụ ngay sau khi chuyển tiền thanh toán khí đốt vào tài khoản USD hoặc euro.

Tình thế khó khăn của EU

Thời hạn thanh toán, mối đe dọa suy thoái do chi phí năng lượng tăng cao và hàng loạt vấn đề tuân thủ pháp luật do các lệnh trừng phạt của phương Tây tạo ra đã khiến các nước EU rơi vào tình thế khó khăn.

"Yêu cầu của Nga về thanh toán bằng đồng rúp rõ ràng là một nỗ lực nhằm chia rẽ EU. Vì vậy, chúng ta phải đáp ứng một cách thống nhất và đoàn kết" - bà Kadri Simson phát biểu trước cuộc họp. Bà Simson cho biết các bộ trưởng đã thảo luận về các kế hoạch dự phòng cho những cú sốc về nguồn cung khí đốt. Cũng theo bà Simson, quyết định trừng phạt Ba Lan và Bulgaria của Nga cho thấy Mátxcơva không phải là một "nhà cung cấp đáng tin cậy".

Bộ trưởng Môi trường Ba Lan Anna Moskwa kêu gọi các nước không ủng hộ sắc lệnh của Tổng thống Putin, không ủng hộ sáng kiến ​​thanh toán bằng đồng rúp. Phó Thủ tướng Đức Robert Habeck cho biết, Berlin sẽ tuân thủ các hướng dẫn của Brussels ngay cả khi điều đó có nghĩa là nền kinh tế nước này bị ảnh hưởng nặng nề hơn. Đức, nền kinh tế lớn nhất EU, cũng là khách hàng mua năng lượng lớn nhất của Nga.

Thêm lệnh trừng phạt ngân hàng, lệnh cấm năng lượng dần dần và miễn trừ cho Hungary

Các nguồn tin cho biết Ủy ban Châu Âu sẽ đề xuất một lệnh cấm dần dần trong vòng từ sáu đến tám tháng để các quốc gia có thời gian đa dạng hóa nguồn cung cấp năng lượng của mình.

Đã có cuộc thảo luận về việc cho Slovakia và Hungary - hai quốc gia có quan hệ chặt chẽ với Nga và đã tuyên bố phản đối lệnh cấm - quyền miễn trừ nhằm đạt được sự nhất trí giữa các thành viên còn lại của khối 27 thành viên.

Ngoài những cuộc thảo luận về các cách tiếp cận kỹ thuật nhằm loại bỏ sự phụ thuộc của các nền kinh tế EU khỏi năng lượng của Nga - chẳng hạn như kêu gọi một cơ chế tiết kiệm năng lượng trên toàn EU do Cộng hòa Ireland và Luxembourg đề xuất - các nhà ngoại giao và các chuyên gia của Ủy ban Châu Âu cũng đang làm việc để hướng tới một đề xuất cho gói trừng phạt thứ sáu. Theo các nhà ngoại giao ở Brussels, gói trừng phạt thứ sáu sẽ nhắm mục tiêu vào ngân hàng lớn nhất của Nga, Sberbank, loại ngân hàng này khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT. Các bộ trưởng EU như Bộ trưởng Bộ Chuyển đổi Sinh thái Barbara Pompili của Pháp, đã thúc giục các thành viên của khối thực hiện các bước để "đảm bảo sự đoàn kết với các đồng nghiệp từ Bulgaria và Ba Lan".

Khánh Minh
TIN LIÊN QUAN

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Đại sứ Liên minh Châu Âu tại Việt Nam

Phạm Đông |

Ngày 21.5 tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ có buổi tiếp Ngài Giorgio Aliberti - Đại sứ, Trưởng phái đoàn Liên minh Châu Âu (EU) tại Việt Nam - đến chào xã giao.

Liên minh Châu Âu đạt thỏa thuận về ''hộ chiếu vaccine''

Bảo Châu |

Liên minh Châu Âu (EU) ngày 20.5 đã đạt thỏa thuận về ''hộ chiếu vaccine'' mở đường cho hoạt động du lịch trên toàn khối trong mùa hè này.

Tốc độ Internet thế nào sau chỉ đạo của Bộ Thông tin và Truyền thông?

HỮU CHÁNH |

Gần 4 ngày sau khi Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các nhà mạng viễn thông cam kết đảm bảo kết nối Internet đi quốc tế không bị nghẽn, nhiều người dùng cho biết, tốc độ mạng đến nay đã có cải thiện, tuy nhiên vẫn bị chập chờn, nhất là vào giờ cao điểm.

Dùng tiền làm hoa bày bán ngày Valentine: Nguy cơ vi phạm pháp luật

PHONG LINH - BÍCH NGỌC |

Ngày Valentine, bên cạnh nhiều loại quà, hoa, thời gian gần đây, những bó hoa làm từ tiền thật được bày bán rộng rãi trên đường phố Cần Thơ. Bên cạnh thu hút chú ý vì sự lạ mắt, việc sử dụng tiền thật làm hoa cũng tiềm ẩn nguy cơ vi phạm pháp luật.

Nhân chứng kể chi tiết vụ tai nạn giao thông 8 người chết tại Quảng Nam

Nguyễn Linh - Văn Trực |

Những nạn nhân sống sót bàng hoàng kể lại vụ tai nạn giao thông khiến 8 người tử vong tại tỉnh Quảng Nam.

Quảng Ninh sắp có cây cầu thứ 2 trị giá 1.700 tỉ đồng trên vịnh Cửa Lục

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Các đơn vị thi công đang đẩy nhanh tiến độ để có thể hợp long cầu Cửa Lục 3 vào tháng 5 tới và hoàn thành dự án cầu Cửa Lục 3 dự kiến vào tháng 9.2023. Đây là cây cầu thứ 2 bắc qua vịnh Cửa Lục – nơi được lựa chọn là trung tâm kết nối mới của TP.Hạ Long - theo Quy hoạch chung TP.Hạ Long đến năm 2040 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Giới trẻ đua nhau đi cầu duyên ngày Valentine

Thái Mạnh |

Ngoài việc chuẩn bị những món quà thật ý nghĩa gửi tặng cho người mình thương dịp Valentine, nhiều bạn trẻ đến chùa Hà (Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội) để cầu cho bản thân sớm tìm được một nửa phù hợp, hay đối với những cặp đôi thì cầu cho tình yêu mãi bền chặt.

Kỳ họp Quốc hội bất thường chỉ xem xét những vấn đề quan trọng, cấp bách

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, việc tổ chức kỳ họp bất thường do yêu cầu chung, do có chỉ đạo từ Trung ương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chủ động đề xuất, cần cân nhắc quy định rõ về thời hạn gửi triệu tập trước khi kỳ họp bắt đầu sao cho hợp lý, sát với thực tiễn.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Đại sứ Liên minh Châu Âu tại Việt Nam

Phạm Đông |

Ngày 21.5 tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ có buổi tiếp Ngài Giorgio Aliberti - Đại sứ, Trưởng phái đoàn Liên minh Châu Âu (EU) tại Việt Nam - đến chào xã giao.

Liên minh Châu Âu đạt thỏa thuận về ''hộ chiếu vaccine''

Bảo Châu |

Liên minh Châu Âu (EU) ngày 20.5 đã đạt thỏa thuận về ''hộ chiếu vaccine'' mở đường cho hoạt động du lịch trên toàn khối trong mùa hè này.