EU bắt đầu cơ chế mua chung khí đốt giữa lạm phát tăng vọt

Khánh Minh |

Hơn 100 doanh nghiệp EU dự kiến tham gia cơ chế mua chung khí đốt, trong bối cảnh lạm phát ở khu vực đồng tiền chung châu Âu tăng vọt.

Ủy ban châu Âu đã công bố cuộc đấu thầu quốc tế đầu tiên mua chung khí đốt theo một cơ chế mới của EU - RT dẫn lời Phó chủ tịch Ủy ban châu Âu phụ trách quan hệ giữa các tổ chức, ông Marosh Shefchovich, cho biết hôm 10.5.

Theo quan chức này, trong lần gọi thầu đầu tiên, 77 công ty châu Âu đã gửi về yêu cầu khoảng 11,6 tỉ mét khối, trong đó, khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) dao động quanh mức 2,8 tỉ mét khối, và 9,6 tỉ mét khối được yêu cầu giao hàng qua đường ống.

Các nhà cung cấp khí đốt quốc tế, trừ Nga, sẽ gửi báo giá trước ngày 15.5. Nếu giao dịch được ký kết, khí đốt dự kiến được giao từ tháng 6.2023 đến tháng 5.2024.

“Đây là một cột mốc lịch sử, bởi lần đầu tiên, chúng ta đang tận dụng sức nặng kinh tế tập thể của EU để tăng cường an ninh năng lượng và giải quyết vấn đề giá khí đốt cao” - ông Shefchovich nói.

Ông cho biết, EU dự kiến tiến hành các cuộc đấu thầu ba tháng một lần, đồng thời nhấn mạnh rằng phản ứng của thị trường đối với cuộc đấu thầu đầu tiên là “tích cực và đáng khích lệ”.

Theo ông Shefchovich, cho đến nay, khoảng 107 công ty đã đăng ký tham gia mua chung khí đốt thông qua cơ chế AggregateEU và nhiều công ty khác đang trong quá trình tham gia.

Cơ chế AggregateEU - được coi là một thị trường mới để giao dịch khí đốt trong EU với mức giá tốt hơn - đã được Ủy ban châu Âu đưa ra vào tháng Tư. Các nhà lập pháp EU kỳ vọng cơ chế này sẽ giúp các thành viên trong khối cùng lấp đầy các kho dự trữ khí đốt cho mùa đông tới và tăng cường an ninh năng lượng trong khu vực.

Theo ông Shefchovich, cơ chế mới này “rõ ràng là đôi bên cùng có lợi” đối với cả khách hàng EU và cả các nhà cung cấp khí đốt quốc tế.

Cơ chế mới sẽ giúp ngành công nghiệp, bao gồm cả các tập đoàn sử dụng nhiều năng lượng, thiết lập quan hệ thương mại mới với các nhà cung cấp khí đốt thay thế trong bối cảnh EU nỗ lực loại bỏ dần khí đốt Nga.

Trong khi đó, lạm phát khu vực đồng tiền chung châu Âu đã tăng lên 7% trong tháng 4 - là lần tăng đầu tiên trong 5 tháng qua.

Theo dữ liệu do Cơ quan Thống kê của Liên minh châu Âu (Eurostat) công bố hôm 9.5, lạm phát tăng từ mức 6,9% trong tháng 3 lên 7% trong tháng 4, do giá thực phẩm tăng 13,6% so với cùng kỳ năm ngoái vào tháng trước.

Giá thực phẩm tháng 4.2023 ở khu vực đồng tiền chung châu Âu tăng 13,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Ảnh: Xinhua
Giá thực phẩm tháng 4.2023 ở khu vực đồng tiền chung châu Âu tăng 13,6% so với cùng kì năm ngoái. Ảnh: Xinhua

Thực phẩm, rượu và thuốc lá có tỉ lệ tăng cao nhất trong tháng 4, tiếp theo là hàng công nghiệp phi năng lượng, tăng 6,2%.

Dịch vụ tăng 5,2% trong tháng 4, so với 5,1% của tháng trước. Giá năng lượng đã tăng trở lại 2,5% sau khi giảm nhẹ 0,9% trong tháng 3.

Lạm phát lõi - không bao gồm giá lương thực và năng lượng - đã giảm từ 5,7% trong tháng 3 xuống 5,6% trong tháng 4. Dữ liệu được các nhà hoạch định chính sách của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) theo dõi chặt chẽ, để quyết định có tiếp tục tăng lãi suất nhằm kiềm chế lạm phát hay không trong cuộc họp ngày 11.5.

Latvia tiếp tục vật lộn với mức lạm phát cao nhất ở mức 15%, tiếp theo là Slovakia, Lithuania và Ireland - tất cả đều phải đối mặt với mức giá tiêu dùng tăng hai con số trong khu vực Eurozone gồm 20 thành viên.

Lạm phát ở Đức - nền kinh tế lớn nhất của EU - đã giảm xuống 7,6% trong tháng 4 từ mức 7,8% trong tháng 3. Tuy nhiên, tại Pháp, giá tiêu dùng tăng 6,9% trong tháng 4 so với mức 6,7% trong tháng 3.

Các nhà kinh tế cảnh báo, mặc dù ECB chưa cam kết tăng lãi suất mới, nhưng các số liệu mới nhất cho thấy khả năng đó sẽ cao hơn. Lãi suất tiền gửi chính trong khu vực đồng euro đứng ở mức 3%.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) gần đây cho biết, kiềm chế lạm phát đồng thời tránh suy thoái kinh tế là thách thức lớn nhất mà EU sẽ phải đối mặt trong những tháng tới.

Khánh Minh
TIN LIÊN QUAN

Đường ống dẫn dầu lớn bậc nhất thế giới từ Nga tới EU bị đánh bom

Khánh Minh |

Đường ống dẫn dầu từ Nga sang EU bị lực lượng Ukraina đánh bom, theo Transneft.

Gã khổng lồ Đức rút khỏi dự án tận dụng đường ống Nord Stream

Ngọc Vân |

Tập đoàn năng lượng khổng lồ RWE của Đức lên kế hoạch thoát khỏi dự án LNG gây tranh cãi của Berlin tận dụng đường ống dẫn khí Nord Stream 2.

Đức lập dự án mới thay thế "sai lầm đắt giá" Nord Stream

Song Minh |

Đức nói đã phải "trả giá đắt" cho sai lầm về Nord Stream và đang lập dự án mới thay thế đường ống dẫn khí từ Nga này.

Nguyễn Thị Huyền là hình tượng bền bỉ, hi sinh vì thể thao Việt Nam

NGUYỄN ĐĂNG (TỪ PHNOM PENH) |

Ở tuổi 30, Nguyễn Thị Huyền vẫn chạy thoăn thoắt trên đường chạy 400m, tiếp tục mang về vinh quang cho điền kinh nói riêng và thể thao Việt Nam nói chung.

Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo bay flycam để chỉ ra sai phạm đất đai ở 6 huyện

KHÁNH AN |

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, cách đây hơn 2 tháng từng trực tiếp chỉ đạo lập tổ công tác, bay flycam toàn bộ 6 huyện ven sông, sau đó gửi hình ảnh sai phạm cho địa phương.

Metro số 1 liên tục bị vẽ bậy và mất trộm, chủ đầu tư cầu cứu công an

MINH QUÂN |

TP Hồ Chí Minh - Ngoài vẽ bậy lên tàu metro, thời gian qua trên tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) còn bị các đối tượng trộm cắp vật tư. Ban Quản lý Đường sắt đô thị vừa đề nghị công an hỗ trợ an ninh và truy tìm thủ phạm.

Chứng khoán có tuần tăng điểm ấn tượng

Lam Duy |

Chốt phiên giao dịch cuối tuần, thị trường chứng khoán chứng kiến sự hồi phục mạnh với chỉ số VN-Index tăng tới 26,59 điểm so với tuần trước.

Ca sĩ Anh Thơ lên tiếng về thông tin đột ngột hủy đêm diễn tri ân 5 nhạc sĩ

QUANG ĐẠI |

Thông tin ca sĩ Anh Thơ đột ngột thông báo bỏ biểu diễn trong chương trình nghệ thuật “Mạch nguồn Ví, Giặm” gây xôn xao dư luận. Nữ ca sĩ đã lên tiếng giải thích về sự việc.

Đường ống dẫn dầu lớn bậc nhất thế giới từ Nga tới EU bị đánh bom

Khánh Minh |

Đường ống dẫn dầu từ Nga sang EU bị lực lượng Ukraina đánh bom, theo Transneft.

Gã khổng lồ Đức rút khỏi dự án tận dụng đường ống Nord Stream

Ngọc Vân |

Tập đoàn năng lượng khổng lồ RWE của Đức lên kế hoạch thoát khỏi dự án LNG gây tranh cãi của Berlin tận dụng đường ống dẫn khí Nord Stream 2.

Đức lập dự án mới thay thế "sai lầm đắt giá" Nord Stream

Song Minh |

Đức nói đã phải "trả giá đắt" cho sai lầm về Nord Stream và đang lập dự án mới thay thế đường ống dẫn khí từ Nga này.