Bà Bonnie Glaser, Cố vấn cao cấp về Châu Á tại CSIS:

Duy trì biện pháp ngoại giao và pháp lý giải quyết diễn biến phức tạp ở biển Đông

Ngọc Vân |

Trong bối cảnh dịch COVID-19, Trung Quốc tiếp tục có những hành động “bắt nạt” ở Biển Đông, đe doạ nghiêm trọng an ninh khu vực - bà Bonnie Glaser, Cố vấn cao cấp về Châu Á và Giám đốc Dự án Sức mạnh Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) - nhận định - trong buổi trao đổi trực tuyến “An ninh khu vực và Biển Đông trong giai đoạn COVID-19” với báo giới hôm 27.5.

Diễn biến nguy hiểm nhất sau các hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo

Theo bà Glaser, Trung Quốc đang tiếp tục thực hiện kế hoạch để kiểm soát thực tế vùng trời, vùng biển và đáy Biển Đông. Kế hoạch này đã được Trung Quốc liên tục thực hiện từ nhiều năm qua, khi có cơ hội sẽ thúc đẩy, khi không thuận lợi thì ngừng lại chờ thời cơ để bung ra tiếp. “Tôi không cho rằng đại dịch COVID-19 tạo ra thay đổi đại cục. Trung Quốc chỉ là đẩy mạnh những gì họ đã chuẩn bị từ trước” - bà Glaser nhận định, trả lời câu hỏi có phải Trung Quốc lợi dụng đại dịch để gây hấn ở Biển Đông hay không.

Cố vấn của CSIS cho biết, trong thời gian qua, Trung Quốc liên tục duy trì hiện diện ở Biển Đông dựa trên 3 thực thể là đá Subi, Chữ Thập và Vành Khăn. Tàu hải cảnh Trung Quốc thường xuyên hăm doạ, cưỡng ép, can thiệp vào các hoạt động đánh cá, thăm dò dầu khí của các nước trong khu vực, như đã làm với Việt Nam và Malaysia. Trung Quốc còn bắn tín hiệu cảnh báo, đe doạ các công ty nước ngoài tham gia thăm dò, khai thác dầu khí với các nước trong khu vực. Tàu hải cảnh Trung Quốc không cần quay về Hải Nam nữa, mà có thể lui về tiền đồn trên các căn cứ nói trên rồi quay lại nhanh chóng thực hiện hoạt động bằng chiến thuật “vùng xám” - gây căng thẳng ở dưới ngưỡng chiến tranh. “Hành động bắt nạt này là diễn biến nguy hiểm nhất sau các hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo” - bà Glaser nhận định.

Bà Bonnie Glaser điểm lại những hành vi leo thang căng thẳng của Trung Quốc khiến cộng đồng quốc tế hết sức quan ngại, điển hình là vụ tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam; đặt danh xưng cho 25 đảo, đá cùng 55 thực thể địa lý dưới đáy Biển Đông - hành động mà bà Glaser coi là bất thường; lập ra cái gọi là quận Tây Sa và Nam Sa…

“Những hành vi này đặt ra mối đe dọa nghiêm trọng cho hoà bình, ổn định trong khu vực, cũng như luật pháp quốc tế và trật tự dựa trên luật lệ. Đây là những bước đi đầy toan tính của Trung Quốc nhằm hiện thực hoá tham vọng kiểm soát toàn bộ Biển Đông thông qua chiến lược Bích Hải (Biển Xanh) 2020 của nước này” - bà Glaser nhấn mạnh.

Duy trì các biện pháp ngoại giao và pháp lý

Trước những diễn biến phức tạp ở Biển Đông, bà Bonnie Glaser cho rằng, các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam, Malaysia và Philippines cần tiếp tục duy trì các biện pháp pháp lý và ngoại giao cứng rắn hơn nữa để đối phó với Trung Quốc. Trong khi đó, Việt Nam, với tư cách Chủ tịch ASEAN, cần thúc đẩy sự đoàn kết để đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

“Cơ hội nằm trong tay Việt Nam, nhưng tiếc là dịch COVID-19 làm chậm lại những hoạt động ngoại giao trong năm Chủ tịch ASEAN. Tôi cho rằng, cần có ý kiến chung nhiều hơn trong ASEAN về Biển Đông, đặc biệt là trao đổi trong nội bộ về tầm quan trọng của COC” - bà Glaser nói.

Vị cố vấn cao cấp của CSIS cũng đặc biệt bày tỏ quan ngại về việc Trung Quốc có thể gây sức ép để đưa vào COC những điều khoản có lợi cho nước này và bất lợi cho các nước ASEAN, chẳng hạn Trung Quốc đề xuất nội dung ASEAN không hợp tác với các công ty nước ngoài khai thác năng lượng và không tổ chức diễn tập quân sự với các nước bên ngoài. “Mặc dù tôi tin rằng cả hai đề xuất khó có thể đưa vào COC, nhưng cá nhân tôi lo ngại về những nội dung hạn chế quyền hạn của các nước ASEAN như thế này. Vì đây là văn bản ràng buộc pháp lý nên ASEAN cần hết sức lưu ý” - chuyên gia Mỹ khuyến cáo.

Về chính sách của Mỹ trong khu vực, bà Bonnie Glaser cho biết, trong nhiều năm qua chính quyền Mỹ luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo đảm tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo vào tháng 3.2019 chỉ trích: “Bằng các biện pháp cưỡng ép, Trung Quốc đã ngăn cản các nước ASEAN tiếp cận nguồn dự trữ năng lượng trị giá hơn 2,5 nghìn tỉ USD ở Biển Đông”. Tháng 4.2020, ông Pompeo một lần nữa nhận định các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông là “gây áp lực quân sự và ức hiếp các nước láng giềng”, không quên dẫn chứng việc tàu cá Việt Nam bị đâm chìm.

Bà Bonnie Glaser cho rằng, việc Mỹ điều tàu đến Biển Đông để thực thi các chiến dịch tự do hàng hải (FONOP) phát đi tín hiệu Mỹ quan ngại và không muốn nhìn thấy những hoạt động đe doạ của Trung Quốc với các quốc gia, doanh nghiệp. Tuy nhiên, bà Glaser bác bỏ khả năng xảy ra xung đột giữa Mỹ với Trung Quốc ở khu vực này.

“Việt Nam không phải là quốc gia duy nhất có chính sách không liên kết với nước này để chống nước khác, nhưng không có nghĩa là Việt Nam không hợp tác với các quốc gia khác để bảo vệ lợi ích của mình. Tôi cho rằng, giữ quan hệ đối tác với các nước có đồng quan điểm để bảo vệ các nguyên tắc chung về duy trì hoà bình, an ninh và ổn định là cách thực tế để tác động đến những hành vi của Trung Quốc, buộc Trung Quốc giảm yêu sách phi lý. Trung Quốc đến một lúc nào đó sẽ nhận thấy họ không thể độc chiếm Biển Đông. Mỹ có chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở thông qua đối thoại, hợp tác an ninh, chính trị, kinh tế. Việt Nam và các nước có thể tìm cho mình lĩnh vực thoải mái nhất để hợp tác, dựa trên không liên kết” - bà Bonnie Glaser nói.

Ngọc Vân
TIN LIÊN QUAN

Quốc vương Malaysia lên tiếng về tình hình Biển Đông

Thanh Hà |

Malaysia cần chú ý tới các hoạt động gia tăng của các cường quốc ở Biển Đông, Quốc vương Al-Sultan Abdullah Ri'ayatuddin Al-Mustafa Billah Shah lưu ý trong phát biểu ngày 18.5.

Việt Nam lên tiếng về các hoạt động mới nhất của Trung Quốc ở Biển Đông

Thanh Hà |

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nêu rõ, mọi hoạt động của các bên tại 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam mà không có sự cho phép của Việt Nam đều vô giá trị.

Việt Nam bác bỏ quyết định cấm đánh bắt cá ở Biển Đông của Trung Quốc

Thanh Hà |

Việt Nam bác bỏ quyết định đơn phương của phía Trung Quốc về cấm đánh bắt cá ở Biển Đông từ ngày 1.5-16.8.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Quốc vương Malaysia lên tiếng về tình hình Biển Đông

Thanh Hà |

Malaysia cần chú ý tới các hoạt động gia tăng của các cường quốc ở Biển Đông, Quốc vương Al-Sultan Abdullah Ri'ayatuddin Al-Mustafa Billah Shah lưu ý trong phát biểu ngày 18.5.

Việt Nam lên tiếng về các hoạt động mới nhất của Trung Quốc ở Biển Đông

Thanh Hà |

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nêu rõ, mọi hoạt động của các bên tại 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam mà không có sự cho phép của Việt Nam đều vô giá trị.

Việt Nam bác bỏ quyết định cấm đánh bắt cá ở Biển Đông của Trung Quốc

Thanh Hà |

Việt Nam bác bỏ quyết định đơn phương của phía Trung Quốc về cấm đánh bắt cá ở Biển Đông từ ngày 1.5-16.8.