Đụng độ biên giới Trung-Ấn có thể dẫn tới cuộc chiến không chủ ý

Khánh Minh |

Đụng độ biên giới Trung-Ấn có thể khiến 2 nước vô tình sa vào cuộc chiến không chủ ý, các chuyên gia cảnh báo.

Trong 45 năm qua, một loạt các thỏa thuận, bằng văn bản và bất thành văn, đã duy trì một thoả thuận đình chiến không dễ dàng giữa Trung Quốc và Ấn Độ dọc theo biên giới ở rìa phía đông của vùng Kashmir thuộc dãy Himalaya. Nhưng những động thái và đụng độ biên giới Trung-Ấn trong vài tháng qua khiến tình hình trở nên khó lường, làm tăng nguy cơ một bên tính toán sai lầm có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

“Tình hình trên thực tế rất nguy hiểm và có thể vượt khỏi tầm kiểm soát”, tờ LiveMint dẫn lời Trung tướng DS Hooda, nguyên Tư lệnh miền Bắc của quân đội Ấn Độ từ năm 2014 đến năm 2016, nói. “Rất nhiều điều sẽ phụ thuộc vào việc liệu hai bên có thể để kiểm soát tình hình biến động và đảm bảo nó không lan sang các khu vực khác hay không“.

Các cấp chỉ huy quân đội Trung Quốc và Ấn Độ đã tổ chức nhiều vòng đàm phán, nhưng không thành công. Trong một dấu hiệu cho thấy các cuộc đàm phán hiện đang chuyển sang cấp độ chính trị, Bộ trưởng Quốc phòng Trung-Ấn đã gặp nhau tại thủ đô Mátxcơva của Nga hôm 4.9 để cố gắng chấm dứt bế tắc. Đây là cuộc tiếp xúc trực tiếp cấp cao đầu tiên giữa hai bên kể từ khi đụng độ nổ ra ở khu vực Ladakh cách đây 4 tháng.

Tuần trước, hai quốc gia đông dân nhất thế giới có chung hàng nghìn kilomet biên giới tranh chấp, cáo buộc lẫn nhau gây ra những hành động khiêu khích mới nhất, trong đó cáo buộc binh sĩ vượt biên sang lãnh thổ của nhau.

Căng thẳng bùng phát vào đầu tháng 5 bằng một cuộc ẩu đả giữa các binh sĩ. Tình hình leo thang nghiêm trọng vào tháng 6 khi binh sĩ hai bên đánh nhau bằng gậy, đá và nắm đấm, khiến 20 lính Ấn Độ thiệt mạng và hàng chục người bị thương. Trung Quốc không thông báo về thương vong.

Ông Hooda cho hay, mặc dù ông nghĩ rằng không bên nào đang tìm kiếm chiến tranh toàn diện, nhưng "tai họa thực sự" là sự phá vỡ các thỏa thuận và giao thức hiện có.

Wang Lian, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Bắc Kinh ở Bắc Kinh, cho biết, khả năng xảy ra chiến tranh công khai là khó vì cả hai bên đều tỏ ra kiềm chế trong các cuộc chạm trán gần đây. Tuy nhiên, ông cũng nói Ấn Độ đang chịu áp lực từ trong nước và đã được khuyến khích bởi các biện pháp cứng rắn hơn của Mỹ đối với Trung Quốc.

“Tôi không nghĩ (Ấn Độ) có thể leo thang xung đột quân sự ở quy mô lớn hơn, nhưng tôi tin rằng cả hai bên đều đang chuẩn bị một số thứ” - ông Wang nói.

Ấn Độ và Trung Quốc có chung đường biên giới dài 3.500 km chưa phân định, được gọi là Đường kiểm soát thực tế (LAC), trải dài từ vùng Ladakh ở phía bắc đến bang Sikkim của Ấn Độ.

Ấn Độ và Trung Quốc đã chiến đấu trong một cuộc chiến tranh biên giới vào năm 1962 ở Ladakh và kết thúc bằng một hiệp định đình chiến mong manh. Kể từ đó, quân đội của cả hai bên đã tuần tra và canh gác khu vực biên giới không xác định, theo các giao thức mà hai nước đưa ra bao gồm không sử dụng súng chống lại nhau.

Tuy nhiên, nhà phân tích quốc phòng Rahul Bedi nói rằng, Ấn Độ đã thay đổi các quy tắc dọc biên giới sau cuộc đụng độ chết người hồi tháng 6. Ông cho biết, các chỉ huy địa phương đã được “trao quyền tự do thực hiện các phản ứng tương xứng và đầy đủ đối với bất kỳ hành động thù địch nào" của quân đội Trung Quốc.

Các thành viên trong cộng đồng chiến lược của Ấn Độ, bao gồm các nhà phân tích quốc phòng và các tướng lĩnh đã nghỉ hưu, cho hay quân đội Trung Quốc đang mở những mặt trận mới, làm sâu sắc thêm sự ngờ vực và trì hoãn việc rút quân ngay lập tức trước mùa đông, khi nhiệt độ trong khu vực có thể xuống tới âm 50 độ C.

Khánh Minh
TIN LIÊN QUAN

Tổng thống Trump muốn giúp giải quyết căng thẳng biên giới Trung - Ấn

Thanh Hà |

Tổng thống Donald Trump bất ngờ bình luận về căng thẳng biên giới Trung - Ấn mới nhất và nhắc lại đề nghị làm trung gian hòa giải.

Phản ứng của Ấn Độ sau tuyên bố của Trung Quốc về căng thẳng biên giới

Thanh Hà |

Trung Quốc và Ấn Độ nhất trí hạ nhiệt căng thẳng biên giới, New Delhi cho biết.

Trung Quốc yêu cầu Mỹ tránh xa xung đột biên giới Trung-Ấn

Khánh Minh |

Trung Quốc yêu cầu Mỹ đứng ngoài xung đột biên giới Trung-Ấn trong bối cảnh quan hệ Mỹ-Ấn ngày càng thắt chặt.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Tổng thống Trump muốn giúp giải quyết căng thẳng biên giới Trung - Ấn

Thanh Hà |

Tổng thống Donald Trump bất ngờ bình luận về căng thẳng biên giới Trung - Ấn mới nhất và nhắc lại đề nghị làm trung gian hòa giải.

Phản ứng của Ấn Độ sau tuyên bố của Trung Quốc về căng thẳng biên giới

Thanh Hà |

Trung Quốc và Ấn Độ nhất trí hạ nhiệt căng thẳng biên giới, New Delhi cho biết.

Trung Quốc yêu cầu Mỹ tránh xa xung đột biên giới Trung-Ấn

Khánh Minh |

Trung Quốc yêu cầu Mỹ đứng ngoài xung đột biên giới Trung-Ấn trong bối cảnh quan hệ Mỹ-Ấn ngày càng thắt chặt.