Đức dùng cách cuối cùng để tiết kiệm năng lượng, gây khó cho EU

Ngọc Vân |

Đức có thể phải dùng đến phương cách cuối cùng để tiết kiệm năng lượng trong nước, khiến nhiều nước EU bị ảnh hưởng.

Đức có thể phải tạm thời hạn chế xuất khẩu điện trong mùa đông sắp tới, bao gồm cả sang Pháp - tờ Financial Times dẫn lời ông Hendrik Neumann, giám đốc kỹ thuật nhà điều hành lưới điện hàng đầu Amprion của Đức, cho biết.

Theo tờ báo, biện pháp này có thể được thực hiện như “phương cách cuối cùng" để tránh tình trạng thiếu điện ở Đức. Ông Neumann nói rằng xuất khẩu có thể sẽ bị tạm dừng cùng lúc trong vài giờ và không phải chỉ vài ngày.

“Chúng tôi đang giả định một tình huống căng thẳng trong mùa đông tới” - Neumann cho hay, bổ sung rằng cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay ở Đức nói riêng và EU nói chung là do chiến sự Ukraina và cuộc chiến trừng phạt tiếp theo với Nga.

Ngoài ra, các "vấn đề chồng chéo" khác bao gồm việc ngừng hoạt động của khoảng một nửa số nhà máy điện hạt nhân ở Pháp, cũng như tình trạng thiếu than do các vấn đề giao hàng vì mực nước thấp. Bên cạnh đó, những vấn đề phát sinh từ khoảng cách xa xôi của hầu hết nhà máy điện gió với khách hàng chính là các nhà máy công nghiệp, cũng được cho là đang đổ thêm dầu vào lửa.

Đức là nước xuất khẩu điện lớn trong nhiều năm. Năm ngoái, xuất khẩu điện của Đức cho các nước EU khác nhiều hơn 17.400 gigawatt giờ (GWh) so với lượng điện nhập khẩu.

Pháp và Áo là những khách hàng lớn mua điện của Đức. Theo dữ liệu từ tổ chức nghiên cứu Fraunhofer ISE, Pháp nhập khẩu 6.000 GWh điện của Đức từ tháng 1 đến tháng 3 năm nay, chiếm 5% tổng sản lượng điện của Đức trong giai đoạn đó. Con số này lớn gấp 5 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Các nhà phân tích cho rằng xuất khẩu điện của Đức giảm có thể làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu cung ở Pháp. Tháng trước, có thông tin cho biết, Pháp thậm chí có thể ngừng cung cấp điện cho Italia trong hai năm, do các vấn đề với các nhà máy điện hạt nhân. Tuy nhiên, Pháp sau đó đã bác bỏ những tuyên bố này.

Ảnh: Getty
Lò phản ứng hạt nhân ở Pháp. Ảnh: Getty

Chính phủ Pháp đã thúc giục công ty điện lực EDF khởi động lại 32 lò phản ứng hạt nhân đang tạm ngừng hoạt động càng sớm càng tốt. Các lò phản ứng này ngừng hoạt động vào đầu năm do các vấn đề ăn mòn và cho đến nay vẫn đang được bảo trì. EDF gần đây cho biết sản lượng điện hạt nhân của công ty đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 30 năm, ở mức 280-300 terawatt-giờ, do các nhà máy đã già cỗi. Điều này sẽ khiến công ty mất khoảng 29 tỉ USD thu nhập trước thuế.

Giám đốc điều hành EDF Cedric Lewandowski cho hay, 5 lò phản ứng khởi động lại vào tháng 9 và các lò còn lại dự kiến ​​sẽ dần đi vào hoạt động vào tháng 2 năm sau. Tuy nhiên, công ty vẫn dự báo sản lượng điện hạt nhân sẽ dưới mức năm 2021 (360 terawatt-giờ) trong cả năm 2023 và 2024.

EDF đang trong quá trình quốc hữu hóa hoàn toàn. Chính phủ Pháp - vốn đã sở hữu 84% cổ phần của công ty - đã đưa ra lời đề nghị trị giá 9,7 tỉ euro để quốc hữu hóa nhà cung cấp điện vào tháng 7 để cứu công ty khỏi nợ nần chồng chất.

Theo báo cáo, EDF có thể nợ hơn 60 tỉ Euro vào cuối năm nay.

Italia lo Pháp ngừng xuất khẩu điện. Ảnh: Getty
Italia lo Pháp ngừng xuất khẩu điện. Ảnh: Getty

Trong bối cảnh đó, Italia lo ngại rằng Pháp có thể ngừng xuất khẩu điện cho nước này. Theo tờ la Repubblica, các nhà chức trách năng lượng của Pháp đã viết thư cho các đối tác Italia để thông báo về việc ngừng cung cấp trong hai năm sắp tới. Tuy nhiên, sau đó, Bloomberg đưa tin rằng Pháp phủ nhận kế hoạch cắt giảm xuất khẩu điện sang Italia.

“Pháp tái khẳng định cam kết đoàn kết có đi có lại về khí đốt và điện với tất cả các nước láng giềng Châu Âu của chúng tôi. Các đường điện hoạt động đầy đủ là một ưu tiên cho an ninh nguồn cung tập thể” - Bộ chuyển đổi năng lượng cho biết trong một tuyên bố.

Italia nhập khẩu khoảng 13% điện năng, trong đó điện từ Pháp chiếm khoảng 5% lượng tiêu thụ hàng năm của cả Italia.

Ngọc Vân
TIN LIÊN QUAN

Đức phản hồi yêu cầu bồi thường 1,2 nghìn tỉ USD của Ba Lan

Ngọc Vân |

Đức cho rằng vấn đề bồi thường cho Ba Lan đã được giải quyết từ lâu, theo Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock.

EU tính nới lỏng trừng phạt về dầu khí Nga

Ngọc Vân |

EU được cho là đang cân nhắc dỡ bỏ một số hạn chế liên quan đến nhân sự trong lĩnh vực dầu khí của Nga.

Đức thay thế Nord Stream và khí đốt Nga

Ngọc Vân |

Đức xây các nhà ga mới để thay thế đường ống dẫn khí Nord Stream và khí đốt Nga.

Dự báo thời tiết đêm giao thừa Tết Nguyên đán Quý Mão 2023

AN AN - MINH HÀ |

Cơ quan khí tượng nhận định ít có khả năng xuất hiện thời tiết cực đoan trong đêm giao thừa Tết Nguyên đán 2023.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Bi hài chuyện người già online: Suýt bị lừa gần 300 triệu đồng

BẠN ĐỌC NGUYỄN MINH ÚT |

Tôi nhận được một tin nhắn trên Facebook với nội dung vô cùng phấn khởi: “Xin chúc mừng tài khoản của bạn đã may mắn nhận được giải nhất từ sự kiện tuần lễ tri ân khách hàng năm 2022… Phần quà giải nhất của chị gồm: 1 xe máy Honda SH 150i; 1 phiếu quà tặng trị giá 200 triệu đồng tiền mặt… do tập đoàn Facebook tổ chức bình chọn…”.

Đức phản hồi yêu cầu bồi thường 1,2 nghìn tỉ USD của Ba Lan

Ngọc Vân |

Đức cho rằng vấn đề bồi thường cho Ba Lan đã được giải quyết từ lâu, theo Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock.

EU tính nới lỏng trừng phạt về dầu khí Nga

Ngọc Vân |

EU được cho là đang cân nhắc dỡ bỏ một số hạn chế liên quan đến nhân sự trong lĩnh vực dầu khí của Nga.

Đức thay thế Nord Stream và khí đốt Nga

Ngọc Vân |

Đức xây các nhà ga mới để thay thế đường ống dẫn khí Nord Stream và khí đốt Nga.