Đua phóng tàu vũ trụ lên sao Hỏa giữa dịch COVID-19

Việt Trần (Theo AP) |

Kể từ tuần này, lần lượt UAE, Trung Quốc và Mỹ sẽ nối tiếp phóng tàu vũ trụ không người lên sao Hỏa, trong nỗ lực lớn nhất từ trước đến nay nhằm tìm kiếm dấu vết cuộc sống vi sinh cổ đại có thể đã tồn tại ở đó, đồng thời “dọn đường” cho các phi hành gia ghé thăm trong tương lai.
Mẫu robot thám hiểu bề mặt sao Hỏa tự hành Perseverance của NASA. Ảnh: AFP.
Mẫu robot thám hiểu bề mặt sao Hỏa tự hành Perseverance của NASA. Ảnh: AFP.

Phía Mỹ sẽ cho một robot thám hiểm tự hành 6 bánh cỡ một chiếc xe hơi, được đặt tên Perseverance (Kiên định), nhằm thu thập các mẫu đá đem về trái đất phân tích trong vòng khoảng một thập kỷ.

“Lúc này, hơn bao giờ hết, cái tên đó đặc biệt quan trọng”, AP dẫn lời giám đốc NASA Jim Bridenstine phát biểu, khi các khâu chuẩn bị vẫn được tiến hành giữa đại dịch COVID-19. Danh sách khách mời dự phóng ở mức tối thiểu.

Tháng 2 năm sau, các tàu con thoi này mới đến được sao Hỏa sau khi trải qua hành trình 483 triệu km. Cần ít nhất 6-7 tháng cho một tàu ra khỏi quỹ đạo trái đất và đi vào vòng xoay xa mặt trời hơn của hành tinh Đỏ.

Các nhà khoa học muốn tìm hiểu hàng tỉ năm trước hành tinh này ra sao, khi cũng có sông, hồ và đại dương – có thể đã cho phép những sinh vật kích thước hiển vi, cấu trúc đơn giản tồn tại – trước khi thành dải đất cằn cỗi như ngày nay.

Ba nỗ lực phóng diễn ra đồng thời không ngẫu nhiên: Chúng cùng trong cửa ngõ một tháng mà hành tinh Xanh và Đỏ sắp đặt lý tưởng cùng phía từ mặt trời, giúp giảm thiểu thời gian và nhiên liệu du hành. 26 tháng mới có 1 tháng tương tự.

Sao Hỏa ngày nay là một hoang mạc. Ảnh: AFP.
Sao Hỏa ngày nay là một hoang mạc. Ảnh: AFP.

Sao Hỏa là cái tên nghe quen thuộc, thực chất là tử địa của vô số sứ mệnh không gian. Các tàu du hành nhắm đích Hỏa tinh đã nhiều lần nổ tung, cháy rụi hoặc tiếp đất thì tan nát, với tỷ lệ thương tổn hàng chục năm qua trên 50%. Nỗ lực gần nhất của Trung Quốc, phối hợp với Nga năm 2011, cũng thất bại.

Duy nhất Mỹ là nước đã đặt được tàu lên đó và đã thực hiện việc này 8 lần, bắt đầu với bộ đôi tàu Viking năm 1976. Hiện NASA vẫn có hai robot vận hành trên bề mặt sao là InSight và Curiosity. 6 tàu khác bởi thám hiểu từ quỹ đạo gồm 3 của Mỹ, 2 của châu Âu và 1 từ Ấn Độ.

UAE và Trung Quốc giờ đây muốn gia nhập “câu lạc bộ” này.

Tàu vệ tinh có tên Amal (tiếng Arab: Hy vọng) của UAE dự định được phóng từ Nhật Bản vào ngày 15.7, và trở thành chuyến thám hiểm không gian liên hành tinh đầu tiên của quốc gia Trung Đông. Nếu tới nơi an toàn vào năm sau, sự kiện đánh dấu 50 năm quốc khánh UAE.

Trong khi đó, Trung Quốc phóng không chỉ một tàu vệ tinh, mà thêm tàu đổ bộ khoảng ngày 23.7, với rất ít thông tin tiết lộ. Chuyến du hành mang tên Tianwen, hay Thiên Vấn.

Tiếp đó, 30.7 là ngày phóng của NASA từ trạm không gian Mũi Canaveral (Florida).

Thách thức lớn nhất với hai tàu của Trung Quốc và Mỹ là phải xuyên qua được bầu trời đỏ mù mịt của sao Hỏa – khoảng thời gian vốn được biết đến là “7 phút kinh hoàng” – mới mong hạ cánh xuống hành tinh. Một khi tới nơi, việc điều khiển từ xa trên mặt đất gần như vô nghĩa, bởi mất 10 phút cho sóng radio đi một chiều giữa Trái Đất và Hỏa tinh.

NASA bỏ 3 tỉ USD cho nhiệm vụ không gian mới, gồm hai năm tối thiểu cho tàu ở lại sao Hỏa. UAE tốn 200 triệu USD, chưa tính phí vận hành sau khi đi vào quỹ đạo. Còn Trung Quốc giữ kín con số.

Việt Trần (Theo AP)
TIN LIÊN QUAN

Sửng sốt với dự án thành phố sao Hỏa trên sa mạc ở Dubai

Song Minh |

Dubai đang lên kế hoạch cho dự án kiến trúc có một không hai thế giới là thành phố sao Hoả trên sa mạc.

Trung Quốc chính thức săn lùng người ngoài hành tinh trong năm nay

HỒNG HẠNH |

Nhà khoa học hàng đầu Trung Quốc về tìm kiếm trí thông minh ngoài hành tinh (SETI) cho biết, kính viễn vọng hình cầu khẩu độ 500m (FAST) sẽ bắt đầu săn lùng người ngoài hành tinh trong năm nay.

Trung Quốc chuẩn bị khởi động chương trình "sứ mệnh sao Hỏa" lịch sử

Lê Thanh Hà |

Trung Quốc dự kiến sẽ khởi động vào tháng 7 các kế hoạch thực hiện "sứ mệnh sao Hỏa" lịch sử đầy tham vọng.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023 (ngoài cùng, bên phải). Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Chờ đợi cuộc tái cấu trúc trên thị trường bất động sản

ANH HUY |

Ở góc độ tích cực, bối cảnh trầm lắng, tắc thanh khoản của thị trường bất động sản (BĐS) trong nhiều tháng qua thúc đẩy cuộc tái cấu trúc trên thị trường mạnh mẽ hơn. Không chỉ doanh nghiệp cơ cấu lại sản phẩm, mà nhà đầu tư cũng dần tiệm cận với cách thức đầu tư lành mạnh và tầm nhìn dài hạn. 

Sửng sốt với dự án thành phố sao Hỏa trên sa mạc ở Dubai

Song Minh |

Dubai đang lên kế hoạch cho dự án kiến trúc có một không hai thế giới là thành phố sao Hoả trên sa mạc.

Trung Quốc chính thức săn lùng người ngoài hành tinh trong năm nay

HỒNG HẠNH |

Nhà khoa học hàng đầu Trung Quốc về tìm kiếm trí thông minh ngoài hành tinh (SETI) cho biết, kính viễn vọng hình cầu khẩu độ 500m (FAST) sẽ bắt đầu săn lùng người ngoài hành tinh trong năm nay.

Trung Quốc chuẩn bị khởi động chương trình "sứ mệnh sao Hỏa" lịch sử

Lê Thanh Hà |

Trung Quốc dự kiến sẽ khởi động vào tháng 7 các kế hoạch thực hiện "sứ mệnh sao Hỏa" lịch sử đầy tham vọng.