Dự báo triển vọng kinh tế thế giới 2021

Ngạc Ngư |

Kinh tế và thương mại thế giới trong năm 2020 tuy có ảm đạm, gây bi quan và khiến thất vọng, nhưng ở vào thời điểm chuyển giao năm cũ và năm mới này có thể nhận diện được một số cơ sở giúp cho có thể lạc quan hơn về triển vọng kinh tế và thương mại thế giới trong năm tới.

Ảm đạm năm 2020

Không phải chiến tranh hay xung đột vũ trang ở một số khu vực, cũng chẳng phải xung khắc thương mại giữa một số đối tác hay bảo hộ mậu dịch hoặc chống toàn cầu hoá mà dịch bệnh COVID-19 mới là nguyên nhân chính khiến cho tăng trưởng kinh tế và thương mại thế giới trong năm 2020 bị sa sút rõ rệt.

Đối phó dịch bệnh trở thành ưu tiên chính sách hàng đầu của chính quyền ở mọi nơi trên thế giới, buộc tất cả phải sử dụng nguồn tài lực rất to lớn vào mục đích này. Dịch bệnh buộc các nơi phải thực thi những biện pháp chính sách ứng phó ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp tới những động lực và trụ cột chính lâu nay của tăng trưởng kinh tế và thương mại thế giới như nội nhu, tiêu dùng, xuất khẩu, du lịch... Dịch bệnh tác động tai hại tới việc duy trì chuỗi cung ứng toàn cầu. Cách ly xã hội, giãn cách xã hội, đóng cửa biên giới quốc gia... vốn là những biện pháp chính sách đối phó dịch bệnh rất hiệu quả và cần thiết, nhưng đồng thời lại khích lệ và thúc đẩy những mưu tính và nỗ lực trên thế giới chống phá hội nhập và liên kết quốc tế, ngăn cản toàn cầu hoá và thương mại tự do.

Dịch bệnh phơi bày những điểm yếu và bất cập của hệ thống chính trị xã hội, cũng như khả năng dễ bị tổn thương của nền kinh tế ở mọi nơi. Tuy nhiên, dịch bệnh này thúc đẩy sự phát triển của khoa học, kỹ thuật và công nghệ số, chuyển đổi cơ cấu kinh tế và làm thay đổi cách thức sống và làm việc của con người trên trái đất. Hơn nữa, chính quyền các nơi trên thế giới đều nhanh chóng tìm ra ứng phó thích hợp và thực thi những chương trình tài chính và xã hội quy mô lớn để kiềm chế và đẩy lùi dịch bệnh, cũng như khôi phục và duy trì tăng trưởng kinh tế và thương mại. Vì vậy, kinh tế và thương mại thế giới trong năm 2020 tuy có ảm đạm, gây bi quan và khiến thất vọng, nhưng ở vào thời điểm chuyển giao năm cũ và năm mới này có thể nhận diện được một số cơ sở giúp cho có thể lạc quan hơn về triển vọng kinh tế và thương mại thế giới trong năm tới.

Triển vọng năm 2021

Theo số liệu của các viện nghiên cứu kinh tế trên thế giới, mức độ tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm 2020 giảm khoảng từ 5 đến 7% so với mức độ tăng trưởng trung bình của kinh tế thế giới trong các năm trước và kinh tế thế giới cần thời gian ít nhất từ 2 đến 3 năm để khôi phục lại được nhịp độ tăng trưởng ở thời trước khi dịch bệnh bùng phát và lây lan. Những nền kinh tế lâu nay chưa giải quyết được các vấn đề và bất cập mang tính cơ cấu cũng như phụ thuộc nhiều nhất vào ngành dịch vụ thì đều bị ảnh hưởng tiêu cực nặng nề nhất.

Mỹ và Châu Âu đều là những tâm điểm chính của diễn biến dịch bệnh và cũng là những nơi thực trạng tăng trưởng kinh tế và thương mại tồi tệ hơn cả trong năm 2020. Kinh tế Mỹ suy thoái như chưa từng thấy kể từ cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới trong thế kỷ trước và tỉ lệ thất nghiệp cũng tăng cao đến mức độ kỷ lục. Tuy nhiên, thị trường lao động Mỹ rất linh hoạt, Mỹ có thị trường nội địa rộng lớn và về cơ bản vẫn đo đầu thế giới trên phương diện công nghệ cao hiện đại, Tổng thống đắc cử Joe Biden lại tuyên bố dành ưu tiên chính sách cầm quyền hàng đầu cho việc chống dịch bệnh, khôi phục tăng trưởng kinh tế, giảm thất nghiệp và giải quyết các vấn đề xã hội nên trong năm 2021, kinh tế Mỹ có triển vọng phục hồi tăng trưởng kinh tế nhanh chóng hơn các nền kinh tế ở Châu Âu.

EU và các nền kinh tế khác ở Châu Âu bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh không nặng nề bằng kinh tế Mỹ, nhưng vì không phải là một thực thể kinh tế thống nhất và thuần nhất như Mỹ, nên mức độ suy thoái hay suy giảm tăng trưởng kinh tế khác nhau giữa các nền kinh tế khác nhau. Cũng vì thế mà triển vọng phục hồi tăng trưởng kinh tế trong năm 2021 cũng rất khác nhau. Sức đề kháng khủng hoảng và đột biến kinh tế thương mại ở nơi đây rất cao, nhưng châu lục không thể tạo ra được hiệu ứng cộng hưởng trong ứng phó dịch bệnh, thúc đẩy tự do hoá thương mại và khôi phục tăng trưởng kinh tế.

Các nền kinh tế ở Châu Á về cơ bản ứng phó dịch bệnh thành công hơn cả, nhanh chóng tìm kiếm được động lực tăng trưởng kinh tế và thương mại mới, duy trì môi trường kinh tế đối ngoại chung thuận lợi, nên mức độ suy giảm tăng trưởng kinh tế thấp và nhanh chóng khôi phục tăng trưởng. Nếu các nền kinh tế này tiếp tục kiên quyết ứng phó dịch bệnh và nỗ lực khôi phục tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy thương mại như trong năm 2020 thì nơi đây vẫn sẽ là điểm sáng nhất cho thế giới trên phương diện này trong năm tới.

Australia và New Zealand vốn khá tách biệt với các nền kinh tế khác, nhưng cũng bị dịch bệnh tác động tiêu cực nặng nề. Thời kỳ tăng trưởng liên tục nhiều năm liền đã kết thúc ở Australia và New Zealand phục hồi tăng trưởng kinh tế cũng rất chậm.

Kinh tế và thương mại ở Châu Phi về cơ bản không khác gì năm trước. Châu lục cũng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh và các biến cố khác của chính trị, kinh tế và thương mại thế giới, nhưng mức độ tác động trong năm qua không đưa lại chuyển biến mới cơ bản gì.

Năm 2021, dịch bệnh vẫn còn dai dẳng trên thế giới, nhưng tác động sốc của nó không còn hoặc suy giảm đáng kể. Những tác nhân khác tác động tới tăng trưởng kinh tế và thương mại thế giới cũng chưa thể trở lại hoàn toàn như thời trước dịch bệnh. Vì thế, nhiều khả năng bức tranh chung và chiều hướng diễn biến chung của tăng trưởng kinh tế và thương mại thế giới trong năm 2021 về cơ bản sẽ như trong năm 2020.

Nikkei ngày 29.12 tổng hợp các dự báo về GDP thực tế theo từng quốc gia ở Đông Nam Á của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), lấy số liệu năm 2019 là mốc 100. Kết quả cho thấy, Việt Nam cùng với Indonesia và Malaysia đều đạt điểm trên 100 cho năm 2021, có nghĩa là nền kinh tế của 3 nước Đông Nam Á sẽ tăng trưởng trong năm 2021 đạt mức cao hơn so với trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát. Việt Nam được dự báo dẫn đầu nhóm 6 nước Đông Nam Á gồm Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Singapore, Philippines và Thái Lan, với chỉ số tăng trưởng được dự báo là 108,4. S&P Global dự báo, nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 10,9% theo giá trị thực vào năm 2021, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác ở Châu Á - Thái Bình Dương, sau khi tăng 2,91% trong năm nay.

Ngạc Ngư
TIN LIÊN QUAN

Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự báo kinh tế Việt Nam hồi phục hoàn toàn trong năm 2021

Thanh Hà |

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố những những dự báo khác nhau cho 6 nền kinh tế Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, trong năm 2021.

Thủ tướng: Việt Nam lọt top 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất thế giới

Vương Trần - Quang Hiếu |

"Tạp chí The Economist tháng 8 năm 2020 đã xếp Việt Nam trong top 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất thế giới", Thủ tướng nhấn mạnh điều này tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương, sáng 28.12.

Kinh tế 24h: GDP Việt Nam thuộc nhóm tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới

Khương Duy |

Phát hiện gần 80kg tôm tươi được bơm hoá chất ở Kiên Giang; Nhà đầu tư lỗ nặng sau 1 tuần mua vàng; GDP Việt Nam năm 2020 tăng 2,91%, thuộc nhóm tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới... là những tin tức kinh tế đáng chú ý 24h qua.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Chứng khoán: Tiếp tục tăng lên ngưỡng kháng cự 1.100 điểm

Gia Miêu |

Việc thị trường vượt vùng tích lũy có thể là tín hiệu kỹ thuật khiến dòng tiền quay lại thị trường chứng khoán.

Thủ tướng Đức nêu điểm mạnh của tân Bộ trưởng Quốc phòng

Ngọc Vân |

Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết kinh nghiệm dày dặn và “trái tim nhân hậu” của tân Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius khiến ông trở thành người phù hợp cho vai trò này.

Đà Nẵng: Mai nở muộn, chủ vườn nóng ruột lo mất tết

Nguyễn Linh |

Những ngày cận kề tết Nguyên đán Quý Mão 2023, các chủ vườn mai trên địa bàn TP Đà Nẵng xót ruột vì thời tiết thất thường khiến mai nở muộn, sợ không trúng dịp tết.

Nhiều người trên thế giới tin tưởng sẽ giàu có hơn sau lạm phát

Quý An (theo Reuters) |

Có 2/5 số người được hỏi tin rằng họ sẽ giàu có hơn trong tương lai, trong bối cảnh suy thoái kinh tế và lạm phát.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự báo kinh tế Việt Nam hồi phục hoàn toàn trong năm 2021

Thanh Hà |

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố những những dự báo khác nhau cho 6 nền kinh tế Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, trong năm 2021.

Thủ tướng: Việt Nam lọt top 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất thế giới

Vương Trần - Quang Hiếu |

"Tạp chí The Economist tháng 8 năm 2020 đã xếp Việt Nam trong top 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất thế giới", Thủ tướng nhấn mạnh điều này tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương, sáng 28.12.

Kinh tế 24h: GDP Việt Nam thuộc nhóm tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới

Khương Duy |

Phát hiện gần 80kg tôm tươi được bơm hoá chất ở Kiên Giang; Nhà đầu tư lỗ nặng sau 1 tuần mua vàng; GDP Việt Nam năm 2020 tăng 2,91%, thuộc nhóm tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới... là những tin tức kinh tế đáng chú ý 24h qua.