Dự báo những nét lớn trong chính sách Châu Á của Mỹ

Tiến sĩ Lại Thái Bình, Học viện Ngoại giao |

Thực tiễn triển khai chính sách của Mỹ với Châu Á thời gian qua cho thấy tính ổn định tương đối sẽ có thể được tiếp tục trong thời gian tới.

Chú trọng hơn tính đa phương

Dấu ấn đậm nét bao trùm nhất trong hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại của Tổng thống Donald Trump 4 năm qua là việc hình thành “Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương” (IPS). Việc điều chỉnh chính sách này được dựa trên 3 trụ cột chính là an ninh, kinh tế và quản trị.

Về an ninh, Mỹ thúc đẩy hợp tác quốc phòng với các nước trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương thông qua việc tăng cường hợp tác với các nước cùng quan điểm, tập trung thúc đẩy hợp tác chiến lược với Australia, Nhật Bản, Ấn Độ để đối phó với các vấn đề cấp bách trong khu vực cũng như các hướng hợp tác lâu dài trong bối cảnh cạnh tranh nước lớn ngày càng gay gắt. Đại dịch COVID-19 tuy làm cho nước Mỹ chịu nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng song hầu như không làm giảm quyết tâm của Mỹ trong các vấn đề chiến lược lâu dài. Ngoài các nước đồng minh, đối tác cũ, Mỹ cũng chú trọng thúc đẩy hợp tác với các nước đối tác mới trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương để củng cố các tập hợp quan hệ linh hoạt và phù hợp với yêu cầu của thời kỳ mới. Trong 4 năm qua, hằng năm Mỹ chi khoảng 700 tỉ USD cho các hạng mục chi tiêu và hợp tác quốc phòng, bao gồm các khoản hỗ trợ an ninh cho các nước đồng minh và đối tác. Mỹ cũng tiếp tục hoàn tất việc củng cố các điểm đóng quân then chốt tại khu vực theo hướng tăng cường chia sẻ trách nhiệm và chuyển 60% hải quân về đây.

Về kinh tế, song song với việc rút ra khỏi Hiệp định TPP về tự do thương mại với Châu Á - Thái Bình Dương, Mỹ tăng cường thúc đẩy hợp tác khu vực tư nhân và các định chế tài chính trong quan hệ với khu vực, nhất là trong các lĩnh vực thông tin, cơ sở hạ tầng và năng lượng (trong đó nhấn mạnh việc đầu tư liên quan các dự án khí hóa lỏng - LNG). Mặt khác, Mỹ cũng tăng cường chính sách bảo hộ thương mại, nhấn mạnh việc hợp tác kinh tế - thương mại phải dựa trên cơ sở cùng có lợi, thúc đẩy có chọn lọc hợp tác thương mại với một số quốc gia khu vực... Dự kiến chính quyền ông Joe Biden có thể chú trọng hơn tính đa phương trong hợp tác với khu vực, tiếp tục thúc đẩy quan hệ với các đồng minh truyền thống, chú trọng hơn các nội dung hợp tác kinh tế, kỹ thuật, môi trường... trong quan hệ với Châu Á.

Điều chỉnh cách thức cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc

Mặc dù chưa bao giờ xem nhẹ sự phát triển cũng như cạnh tranh ảnh hưởng của Trung Quốc trong nhiều năm, trên thực tế nhận thức và điều chỉnh chính sách trong quan hệ với Trung Quốc của Mỹ có bước chuyển quan trọng trong 4 năm cầm quyền vừa qua của chính quyền Tổng thống Donald Trump theo hướng tăng cường cạnh tranh toàn diện.

Mỹ từ chỗ mong muốn Trung Quốc trở thành một “đối tác có trách nhiệm”, tham gia ngày càng nhiều vào việc hợp tác giải quyết các vấn đề quốc tế và khu vực cùng các quốc gia khác… đã coi Trung Quốc là “đối thủ” quan trọng nhất trong các tính toán chiến lược khu vực và toàn cầu. Theo đó, trong 4 năm qua của chính quyền ông Donald Trump, Mỹ đã không ngừng gây sức ép toàn diện với Trung Quốc trên các mặt thương mại, khoa học - công nghệ, chiến lược khu vực và vấn đề Biển Đông. Mặt khác, Mỹ cũng tiếp tục giữ các kênh liên lạc với Trung Quốc trong các lĩnh vực có thể, trì hoãn các biện pháp “trừng phạt”, cố gắng không để bùng nổ xung đột và các hiểu lầm về mặt chiến lược trong quan hệ Mỹ - Trung. Cách tiếp cận này ngày càng nhận được sự ủng hộ và đồng thuận cao hơn trong nội bộ Mỹ.

Dự báo, chính quyền ông Joe Biden tiếp tục tăng cường các sức ép trong cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc, nhưng có thể điều chỉnh về mặt cách thức...

ASEAN tiếp tục là cầu nối quan trọng của Mỹ với Châu Á

Cùng với việc điều chỉnh chính sách Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, tăng cạnh tranh với Trung Quốc, Đông Nam Á tiếp tục thu hút sự chú ý của Mỹ do có vị trí chiến lược, là một thị trường quan trọng với hơn 600 triệu dân và là nơi có thể tăng cường các mối liên kết mới theo hướng mở rộng và củng cố thêm các quan hệ truyền thống của Mỹ, tăng cường đối trọng và cạnh tranh ảnh hưởng và kinh tế với Trung Quốc và Nga, đóng góp tích cực cho việc duy trì sức mạnh quốc tế của Mỹ tại khu vực.

Thực tiễn quan hệ quốc tế hiện đại cho thấy Đông Nam Á là một khu vực ngày càng có vai trò quan trọng và ASEAN là một tổ chức khu vực thành công, đóng góp nhiều cho hợp tác khu vực và quốc tế dù nhiều tổ chức khác gặp khó khăn. Với quan tâm thường xuyên của chính quyền đảng Dân chủ về hợp tác đa phương và khu vực, Đông Nam Á và ASEAN chắc chắn sẽ tiếp tục là cầu nối quan trọng của Mỹ với Châu Á. (Sau khi ông Obama lên cầm quyền, tháng 7.2009, Mỹ tham gia Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông - Nam Á (TAC); đề xuất và tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ và bốn nước Hạ nguồn sông Mekong (CLTV) lần đầu. Mỹ là một trong những nước đối thoại đầu tiên chính thức lập Phái đoàn Mỹ tại ASEAN, cử Đại sứ Mỹ thường trú bên cạnh ASEAN năm 2010)...

Quan hệ Việt - Mỹ tiếp tục là điểm sáng trong hợp tác khu vực

Chuyến thăm Việt Nam của Ngoại trưởng Mike Pompeo ngày 30.10.2020 có thể là một điều bất ngờ với nhiều người, song thể hiện một bước tiến mang tính biểu tượng quan trọng về độ tin cậy và những tiến bộ trong quan hệ song phương cho đến nay. Phù hợp với những tuyên bố của Tổng thống Donald Trump trong chuyến thăm chính thức Việt Nam nhân dịp dự Hội nghị Cấp cao APEC tháng 11.2017, trong những năm qua hai bên không ngừng tìm kiếm các cơ hội để tăng quan hệ một cách thực chất, giải quyết tích cực các quan tâm về kinh tế - thương mại trên cơ sở bổ sung hợp lý cho 2 nền kinh tế và duy trì mức độ tăng trưởng thương mại song phương khá cao và ổn định hằng năm…

Tiến sĩ Lại Thái Bình, Học viện Ngoại giao
TIN LIÊN QUAN

Vì sao ông Biden thắng được ông Trump để trở thành Tổng thống Mỹ?

Khánh Minh |

Có 3 yếu tố chính giúp ông Joe Biden đánh bại ông Donald Trump để trở thành Tổng thống thứ 46 của Mỹ.

Tổng thống đắc cử Joe Biden: “Đã đến lúc hàn gắn linh hồn nước Mỹ!”

Khánh Minh |

Tổng thống đắc cử Joe Biden trong bài phát biểu đầu tiên trước toàn quốc đã kêu gọi đoàn kết, hoà giải, hàn gắn linh hồn nước Mỹ, tin rằng nước Mỹ là ngọn hải đăng của thế giới.

Anh trao đổi với các nước CPTPP về việc gia nhập hiệp định

Ngọc Vân |

Anh thảo luận với các nước thành viên của Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), trong đó có Việt Nam, về việc gia nhập CPTPP.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Tiểu thương chợ hoa lớn nhất Hà Nội than ế ẩm ngày giáp Tết

MINH HÀ - DƯƠNG ANH |

Theo các tiểu thương bán hoa tại chợ Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội), năm nay giá hoa vẫn giữ mức ổn định, tăng cao nhất vào các ngày 29 và 30 Tết. Tuy nhiên, hàng hóa vẫn còn tiêu thụ chậm, chỉ bằng 50% so với mọi năm.

Những bản hợp đồng bom tấn tại V.League 2023

AN NGUYÊN |

Trước thềm mùa giải mới V.League 2023, các câu lạc bộ như Công an Hà Nội, Nam Định hay Thanh Hoá hoạt động rất tích cực trên thị trường chuyển nhượng với những bản hợp đồng "bom tấn" chất lượng.

Chứng khoán: Tiếp tục tăng lên ngưỡng kháng cự 1.100 điểm

Gia Miêu |

Việc thị trường vượt vùng tích lũy có thể là tín hiệu kỹ thuật khiến dòng tiền quay lại thị trường chứng khoán.

Thủ tướng Đức nêu điểm mạnh của tân Bộ trưởng Quốc phòng

Ngọc Vân |

Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết kinh nghiệm dày dặn và “trái tim nhân hậu” của tân Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius khiến ông trở thành người phù hợp cho vai trò này.

Vì sao ông Biden thắng được ông Trump để trở thành Tổng thống Mỹ?

Khánh Minh |

Có 3 yếu tố chính giúp ông Joe Biden đánh bại ông Donald Trump để trở thành Tổng thống thứ 46 của Mỹ.

Tổng thống đắc cử Joe Biden: “Đã đến lúc hàn gắn linh hồn nước Mỹ!”

Khánh Minh |

Tổng thống đắc cử Joe Biden trong bài phát biểu đầu tiên trước toàn quốc đã kêu gọi đoàn kết, hoà giải, hàn gắn linh hồn nước Mỹ, tin rằng nước Mỹ là ngọn hải đăng của thế giới.

Anh trao đổi với các nước CPTPP về việc gia nhập hiệp định

Ngọc Vân |

Anh thảo luận với các nước thành viên của Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), trong đó có Việt Nam, về việc gia nhập CPTPP.