Dự án khí đốt Nga bị Mỹ trừng phạt sắp xuất khẩu lô hàng đầu tiên

Song Minh |

Dự án khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga chịu lệnh trừng phạt của Mỹ sắp xuất khẩu lô hàng đầu tiên.

Tờ Financial Times đưa tin, Mỹ đặt dự án Artic LNG 2 (LNG 2 Bắc Cực) của Nga dưới các lệnh trừng phạt trực tiếp vào tháng 11 năm ngoái, nhằm ngăn chặn các đồng minh của mua khí đốt của dự án khi nó bắt đầu sản xuất.

Động thái này diễn ra sau lệnh cấm của EU đối với việc chuyển giao công nghệ liên quan đến LNG cho Nga vào tháng 4.2022, hai tháng sau khi Mátxcơva tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraina.

Artic LNG 2 là chìa khóa trong chiến lược năng lượng của Nga, tiềm năng thành công của dự án có thể sẽ kích thích đầu tư thêm vào các kế hoạch tương tự.

“Về mặt xây dựng, các biện pháp trừng phạt không có tác dụng” - Ben Seligman, chuyên gia dự án phát triển dầu khí ở Bắc Cực, cho biết. Ông nói, Nga đã có thể hoàn thành dây chuyền sản xuất đầu tiên chỉ với những sửa đổi nhỏ và đã có giải pháp cho dây chuyền thứ hai.

Artic LNG 2 ở bán đảo Gydan phía bắc Siberia sản xuất LNG phục vụ thị trường châu Á và châu Âu. Dự án này do tập đoàn tư nhân Novatek của Nga sở hữu phần lớn, TotalEnergies của Pháp, hai công ty Trung Quốc và một liên doanh Nhật Bản, mỗi công ty nắm giữ 10% cổ phần.

Nhiên liệu siêu lạnh ngày càng trở nên quan trọng đối với Điện Kremlin do Nga mất nguồn xuất khẩu khí đốt qua đường ống sang châu Âu.

Khi ba dây chuyền sản xuất LNG của Artic LNG 2 hoàn thành, dự án sẽ có công suất sản xuất hàng năm là 19,8 triệu tấn và đóng góp đáng kể vào mục tiêu sản lượng trước xung đột của Nga là 80-140 triệu tấn vào năm 2035.

Ảnh minh họa dự án Arctic LNG 2 khi cả 3 dây chuyền đi vào hoạt động. Ảnh: Novatek
Ảnh minh họa dự án Arctic LNG 2 khi cả 3 dây chuyền đi vào hoạt động. Ảnh: Novatek

Dây chuyền sản xuất Artic LNG 2 đầu tiên đã bắt đầu vào tháng 12. Các nguồn tin trong ngành cũng như các thương nhân cho rằng, dự án có thể vận chuyển lô hàng đầu tiên trong vài tuần tới. Novatek trước đó đã ký hợp đồng cung cấp với Tập đoàn năng lượng Chiết Giang và Tập đoàn Shenergy của Trung Quốc.

Alexander Kislov - nhà phân tích độc lập, người trước đây từng làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu LNG cho một công ty năng lượng lớn của Nga - cho biết: “Artic LNG 2 là một thử nghiệm quan trọng. Các quyết định đầu tư tiếp theo vào các dự án LNG khác của Nga sẽ phụ thuộc vào sự thành công của dự án này”.

Mehdy Touil - chuyên gia vận hành LNG, người làm việc trong dự án Yamal LNG của Novatek, cũng ở Siberia - cho biết sau khi các lệnh trừng phạt của EU nhắm vào việc chuyển giao công nghệ LNG, trở ngại chính là việc mua sắm tuabin để hóa lỏng khí và cung cấp năng lượng cho địa điểm này.

Theo nguồn tin của Financial Times, Công ty tua bin khí Cáp Nhĩ Tân của Trung Quốc đã cung cấp số tuabin cần thiết còn lại để vận hành dây chuyền đầu tiên, sau khi một công ty Mỹ rút khỏi hợp đồng cung cấp 21 tuabin cho cả ba dây chuyền.

Trong một diễn biến riêng biệt, chính quyền thành phố Cáp Nhĩ Tân hồi tháng 12 năm ngoái cho biết Tập đoàn đóng tàu nhà nước Trung Quốc, công ty mẹ của Cáp Nhĩ Tân, đã bán 20 tuabin cho một “công ty Nga”.

Một cựu giám đốc điều hành công ty hóa dầu Nga nói rằng, “tất nhiên tuabin của Trung Quốc kém hơn của Đức hoặc Pháp”, nhưng chúng là một “sự thay thế có thể chấp nhận được”.

Mỏ Utreneye cung cấp khí đốt cho dự án Arctic LNG 2. Ảnh: TASS
Mỏ Utreneye cung cấp khí đốt cho dự án Arctic LNG 2. Ảnh: TASS

Trung Quốc trở thành nhà nhập khẩu LNG lớn nhất của Nga vào năm ngoái. Theo ông Touil, sự hỗ trợ của Trung Quốc là yếu tố then chốt tạo nên sự thành công của dự án này.

Tài liệu của Novatek cho thấy 5 công ty Trung Quốc chịu trách nhiệm hỗ trợ phần lớn dây chuyền LNG thứ nhất và thứ hai.

Theo công ty dữ liệu Kpler, đã có 12 chuyến đi từ Trung Quốc đến các cảng ở khu vực Murmansk phía tây bắc kể từ khi EU đưa ra lệnh trừng phạt. Các chuyên gia nhận định, hầu hết thiết bị được lắp ráp trên một cấu trúc nổi, sau đó được kéo đến bán đảo Gydan. Họ nói thêm, dây chuyền thứ hai có thể bắt đầu sản xuất vào cuối năm nay.

Khi phương Tây cắt giảm nguồn cung, Trung Quốc đã trở thành nguồn cung cấp phần cứng, điện tử và các hàng hóa khác quan trọng cho Nga. Dữ liệu thương mại cho thấy xuất khẩu của nước này sang Nga vào năm 2023 đã tăng 47% so với năm trước, lên 111 tỉ USD.

Song Minh
TIN LIÊN QUAN

Nga ngạc nhiên tột độ khi Đan Mạch dừng điều tra Nord Stream

Ngọc Vân |

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho rằng, quyết định chấm dứt cuộc điều tra vụ phá hoại đường ống dẫn khí Nord Stream (Dòng chảy phương Bắc) dưới Biển Baltic có lẽ là do Copenhagen không muốn xác minh sự thật về tội ác này.

Đức tính chi hàng tỉ euro để sửa đường ống dẫn khí từ Nga

Song Minh |

Đức có kế hoạch chi hàng tỉ euro để chuyển đổi đường ống dẫn khí từ Nga nhằm tái sử dụng vận chuyển hydro.

Nước sẽ giúp Nga tăng xuất khẩu khí đốt qua đường ống tới EU

Ngọc Vân |

Trung tâm khí đốt Thổ Nhĩ Kỳ sẽ giúp Nga tăng xuất khẩu khí đốt qua đường ống và khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) sang Thổ Nhĩ Kỳ và các nước châu Âu.

Hệ sinh thái nghìn tỉ của Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn "Hậu Pháo"

Lục Giang |

Trước khi bị bắt, Nguyễn Văn Hậu (tức "Hậu Pháo") từng là đại gia nắm khối tài sản nghìn tỉ. Đồng thời, Tập đoàn Phúc Sơn cũng gây nhiều chú ý trên thị trường địa ốc với quỹ đất lên đến hàng trăm héc ta và hàng loạt dự án “đình đám”.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội lên tiếng vụ 191 học viên cai nghiện bỏ trốn

HẠNH AN |

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có báo cáo gửi Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang - Chủ tịch Ủy ban quốc gia phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm - về vụ việc 191 học viên bỏ trốn khỏi cơ sở cai nghiện tỉnh Sóc Trăng.

Nam Em nhập viện cấp cứu, vắng mặt tại buổi triệu tập của Sở Thông tin và Truyền thông TPHCM

Anh Trang |

Nam Em vắng mặt còn bạn trai là doanh nhân Bùi Hữu Cường đồng thời là quản lý của cô có mặt tại Sở Thông tin và Truyền thông TPHCM sáng 28.2.

Bộ Quốc phòng sáp nhập Tổng cục Hậu cần và Tổng cục Kỹ thuật theo lộ trình

Vương Trần |

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đề nghị các cơ quan tham mưu, chỉ đạo triển khai cơ bản hoàn thành điều chỉnh tổ chức biên chế lực lượng hậu cần; sáp nhập cơ quan hậu cần-kỹ thuật cấp chiến dịch, sáp nhập Tổng cục Hậu cần và Tổng cục Kỹ thuật theo lộ trình, bảo đảm tinh, gọn, mạnh.

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong tuyên truyền hoạt động Công đoàn

Kiều Vũ - Hà Anh |

Hà Nội - Theo Kế hoạch về tuyên truyền nhiệm vụ chính trị của tổ chức Công đoàn năm 2024 trên báo chí, xuất bản của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn do ông Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ký, một trong những yêu cầu là đa dạng hoá các sản phẩm báo chí, xuất bản theo hướng đa phương tiện, thiết thực, dễ tiếp cận, đẩy mạnh chuyển đổi số để gia tăng sử dụng, lưu hành trong đoàn viên, người lao động.

Nga ngạc nhiên tột độ khi Đan Mạch dừng điều tra Nord Stream

Ngọc Vân |

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho rằng, quyết định chấm dứt cuộc điều tra vụ phá hoại đường ống dẫn khí Nord Stream (Dòng chảy phương Bắc) dưới Biển Baltic có lẽ là do Copenhagen không muốn xác minh sự thật về tội ác này.

Đức tính chi hàng tỉ euro để sửa đường ống dẫn khí từ Nga

Song Minh |

Đức có kế hoạch chi hàng tỉ euro để chuyển đổi đường ống dẫn khí từ Nga nhằm tái sử dụng vận chuyển hydro.

Nước sẽ giúp Nga tăng xuất khẩu khí đốt qua đường ống tới EU

Ngọc Vân |

Trung tâm khí đốt Thổ Nhĩ Kỳ sẽ giúp Nga tăng xuất khẩu khí đốt qua đường ống và khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) sang Thổ Nhĩ Kỳ và các nước châu Âu.