Đột phá tiến tới sáng tỏ bí ẩn về Nữ hoàng Ai Cập Nefertiti

Hải Anh |

Giới nghiên cứu Ai Cập đang tiến bước gần hơn đến giải mã bí ẩn Nữ hoàng Nefertiti từ khi phát hiện ra bức tượng bán thân tuyệt đẹp của bà.

Bí ẩn nữ hoàng đẹp nhất Ai Cập

Các nhà nghiên cứu Ai Cập từ lâu đã cố gắng ghép nối thông tin về cuộc đời mẹ kế pharaoh Tutankhamun kể từ khi đồ tạo tác được tìm thấy ở Tell el-Amarna một thế kỷ trước.

Nữ hoàng Nefertiti kết hôn với cha của Tutankhamun - Akhenaten. Bà qua đời vào năm 1331 trước Công nguyên. Tuy nhiên, cả ngôi mộ và thi thể của bà đều không được tìm thấy. Điều này đặt ra một số câu hỏi chưa được giải đáp về cuộc đời và việc trị vì của bà với Tân Vương quốc Ai Cập. Giáo sư Ai Cập học Aidan Dodson đã trình bày chi tiết về cách các nhà nghiên cứu đang tìm hiểu thêm về nữ hoàng Ai Cập huyền thoại này trong podcast HistoryExtra.

“Có rất nhiều huyền thoại, trong đó có huyền thoại về nguồn gốc của bà" - giáo sư Ai Cập học chia sẻ.

"Một số người khăng khăng rằng bà là công chúa hoàng gia, hoặc tìm cách biến bà thành công chúa ngoại quốc vì tên của bà ấy có nghĩa là "người phụ nữ xinh đẹp đã đến" trong khi thực sự đó là một cái tên Ai Cập hoàn toàn phổ biến vào thời kỳ đó" - Giáo sư Dodson chia sẻ thêm.

"Bức tượng bán thân tuyệt đẹp của Nữ hoàng Nefertiti, được tìm thấy năm 1912, đã khiến bà trở thành một "mỹ nhân có sức mê hoặc" quốc tế hơn là thực sự xem bà là nhân vật có tư tưởng và ảnh hưởng" - ông lưu ý.

Hi vọng tìm thấy lăng mộ Nữ hoàng Nefertiti

Ông chỉ ra những quan niệm sai lầm này đã được làm sáng tỏ gần đây. “Phải đến vài năm trở lại đây, chúng tôi mới bắt đầu nhận ra rằng bà ấy còn nhiều điều hơn thế nữa. Sự nghiệp của bà thực sự vượt ra ngoài việc chỉ đơn giản là vợ của một vị vua" - nhà nghiên cứu Ai Cập nói.

“Trong thời kỳ làm vợ Akhenaten, chúng tôi thấy Nefertiti được miêu tả là đang chiến đấu với những kẻ thù của Ai Cập, đó là điều mà không có bất kỳ nữ hoàng Ai Cập nào khác có được. Chúng tôi cũng thấy Nefertiti trên các góc quan tài của chồng bà, thay vì hình tượng các nữ thần của cái chết truyền thống thường thấy ở vị trí đó. Ngay cả khi đang sống, bà ấy cũng trở thành nữ thần của người đã chết, vì vậy bà ấy cực kỳ được kính trọng" - Giáo sư Ai Cập học Aidan Dodson lưu ý.

Ông chia sẻ thêm, ngoài ra, rõ ràng là thay vì được nhớ tới với tư cách là hoàng hậu của pharaoh Akhenaten, Nữ hoàng Nefertiti thực sự đã sống với tư cách một nữ pharaoh chính thức, vai trò mà rất ít phụ nữ được đảm nhận.

Dù đã có những cuộc tìm kiếm khảo cổ rộng rãi, ngôi mộ Nữ hoàng Ai Cập Nefertiti vẫn chưa bao giờ được tìm thấy.

Tiến sĩ Chris Naunton, tác giả cuốn "Tìm kiếm những ngôi mộ đã mất ở Ai Cập" tiết lộ cách một phát hiện quan trọng gần KV62 trong Thung lũng các vị Vua có thể sớm dẫn đến một bước đột phá.

“Một cuộc khảo sát không xâm lấn đã phát hiện ra điểm bất thường ở vùng lân cận của lăng mộ, trong khu vực có lăng mộ của Tutankhamen. Không rõ đó là một phần chưa được khám phá của lăng mộ Tutankhamen hay một ngôi mộ riêng biệt hay thứ gì khác nằm dưới mặt đất hoàn toàn bị che giấu" - ông chia sẻ.

Chuyên gia này cho biết, có những cuộc khai quật được triển khai ở khu vực này trong một hoặc hai năm. Tuy nhiên, những cuộc khai quật đã dừng lại kể từ khi xảy ra đại dịch. Dù vậy, ông tin tưởng cuộc khai quật sẽ tiếp tục và có câu trả lời về những gì ẩn giấu ở lăng mộ này.

Hiện tại, các nhà nghiên cứu tiếp tục tìm hiểu về cuộc đời của người phụ nữ trị vì trong thời kỳ được cho là giàu có nhất trong lịch sử Ai Cập cổ đại.

Hải Anh
TIN LIÊN QUAN

Có gì bên trong ''thành phố vàng mất tích'' 3.000 năm của Ai Cập

Phương Linh |

Tháng 4.2021, nhóm nghiên cứu do Tiến sĩ Zahi Hawass dẫn đầu thông báo đã khai quật được ''Thành phố vàng mất tích'' 3.000 năm tuổi của Ai Cập, được gọi là Aten.

Giới khảo cổ sốc khi phát hiện xác ướp Ai Cập là thai phụ

Thanh Hà |

Các nhà khảo cổ học nghiên cứu bộ sưu tập xác ướp quốc gia của Warsaw, Ba Lan, phát hiện ra điều chấn động.

Ai Cập khai quật 110 mộ cổ ở đồng bằng sông Nile

Hải Anh |

Các nhà khảo cổ Ai Cập đã khai quật 110 ngôi mộ tại một địa điểm cổ đại ở đồng bằng sông Nile.

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu cán bộ không đi lễ hội trong giờ hành chính

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính; không sử dụng xe công đi lễ hội, trừ trường hợp thực thi nhiệm vụ.

3 lý do khiến VN-Index giảm sốc đầu tuần, nhóm bất động sản sàn la liệt

Đức Mạnh |

Nhóm bất động sản hôm nay diễn biến kém khả quan, kéo VN-Index lùi sâu dưới tham chiếu. Toàn thị trường ghi nhận số mã giảm gấp hơn 3 lần số mã tăng, 75 cổ phiếu bám sàn.

Không khí lạnh gây mưa giảm nhiệt sâu từ đêm nay

AN AN |

Do tác động của không khí lạnh, từ đêm nay 13.2 Bắc Bộ, Thanh Hoá - Nghệ An trời chuyển rét kèm mưa rào và dông.

Vụ sai phạm tại Sở Y tế TP Cần Thơ: Bị hại xin giảm án cho các bị cáo

Anh Tú |

TPHCM - Ngày 13.2, tại phiên tòa xét xử vụ án vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Sở Y tế TP Cần Thơ, đại diện Sở Y tế Cần Thơ (bị hại của vụ án) đề nghị Hội đồng xét xử giảm nhẹ trách nhiệm cho bị cáo nguyên là lãnh đạo và chuyên viên.

Đi khám bệnh, chỉ cần mang căn cước công dân

NHẬT HỒ - PHÚC DUY |

Cà Mau - Ngày 13.2, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Cà Mau cho biết đã hoàn thiện dữ liệu, số hoá để quản lý quá trình tham gia, hưởng các chế độ BHXH, BHYT. Người dân đi đến các cơ sở y tế chỉ cần trình căn cước công dân là có thể  khám chữa bệnh, không cần đem thẻ BHYT giấy như trước đây.

Có gì bên trong ''thành phố vàng mất tích'' 3.000 năm của Ai Cập

Phương Linh |

Tháng 4.2021, nhóm nghiên cứu do Tiến sĩ Zahi Hawass dẫn đầu thông báo đã khai quật được ''Thành phố vàng mất tích'' 3.000 năm tuổi của Ai Cập, được gọi là Aten.

Giới khảo cổ sốc khi phát hiện xác ướp Ai Cập là thai phụ

Thanh Hà |

Các nhà khảo cổ học nghiên cứu bộ sưu tập xác ướp quốc gia của Warsaw, Ba Lan, phát hiện ra điều chấn động.

Ai Cập khai quật 110 mộ cổ ở đồng bằng sông Nile

Hải Anh |

Các nhà khảo cổ Ai Cập đã khai quật 110 ngôi mộ tại một địa điểm cổ đại ở đồng bằng sông Nile.