Đột phá khảo cổ Trung Quốc viết lại nền văn minh sông Dương Tử

Song Minh |

Phát hiện khảo cổ Trung Quốc 8.000 năm tuổi ở Chiết Giang có thể viết lại nền văn minh sông Dương Tử.

Theo Tân Hoa Xã, đột phá khảo cổ được phát hiện tại khu di chỉ gò vỏ sò thời tiền sử Tỉnh Đầu Sơn (Jingtoushan) ở thành phố Dư Diêu, tỉnh Chiết Giang, trong một cuộc khảo sát để xây dựng nhà máy. Đây là gò vỏ sò cổ xưa và được chôn sâu nhất ở vùng ven biển Trung Quốc.

Một chuyên gia từ Viện Khảo cổ học Chiết Giang đang làm sạch các vỏ sò được khai quật từ khu di chỉ Tỉnh Đầu Sơn. Ảnh: Xinhua
Một chuyên gia từ Viện Khảo cổ học Chiết Giang đang làm sạch các vỏ sò được khai quật từ khu di chỉ Tỉnh Đầu Sơn. Ảnh: Xinhua

Phương pháp định tuổi bằng đồng vị carbon của Đại học Bắc Kinh kết luận rằng, địa điểm này có tuổi đời từ 7.800 đến 8.300 năm, lâu đời hơn 1.000 năm so với Di tích Văn hóa Hà Mỗ Độ (Hemudu) cũng ở Chiết Giang.

Sau nhiều năm nghiên cứu và khai quật, các chuyên gia đã có thể xác định chắc chắn rằng, tàn tích được chôn sâu từ 5 đến 10 mét dưới mặt đất, có diện tích khoảng 8.000 mét vuông.

Trong quá trình khai quật, các nhà khảo cổ đã tìm thấy một số đồ tạo tác bao gồm đồ gốm, công cụ bằng đá, gỗ, xương và rất nhiều tàn tích động thực vật.

Trưởng nhóm khai quật - giáo sư Sun Guoping - cho biết: “Nghiên cứu hiện tại của chúng tôi về các đồ vật được khai quật cho thấy, tổ tiên của chúng tôi đã sống ở khu vực này sớm hơn ở Hà Mỗ Độ".

Hiện vật khai quật ở di chỉ Tỉnh Đầu Sơn. Ảnh: Xinhua
Hiện vật khai quật ở di chỉ Tỉnh Đầu Sơn. Ảnh: Xinhua

Văn hoá Hà Mỗ Độ (5000 trước Công nguyên - 3500 trước Công nguyên) là nền văn hoá thuộc thời đại đồ đá mới, phát triển rực rỡ ở phía nam vịnh Hàng Châu, thuộc vùng Giang Nam, nay thuộc địa phận Dư Diêu, Chiết Giang. Di chỉ Hà Mỗ Độ được khai quật vào năm 1973.

Khám phá này là một trong những bước đột phá khảo cổ quan trọng nhất ở Trung Quốc trong thế kỷ 20 vì văn hóa Hà Mỗ Độ đóng vai trò quan trọng trong khu vực sông Dương Tử và toàn bộ miền đông nam Trung Quốc.

Việc phát hiện tàn tích nền văn hoá Hà Mỗ Độ dẫn đến quan điểm lịch sử mới cho rằng, cả lưu vực sông Dương Tử và lưu vực sông Hoàng Hà đều là những cái nôi của nền văn minh Trung Quốc.

Di chỉ Hà Mỗ Độ. Ảnh: Xinhua/VCG
Di chỉ Hà Mỗ Độ. Ảnh: Xinhua/VCG

Tuy nhiên, giáo sư Guoping nhận định, phát hiện khảo cổ ở tàn tích Tỉnh Đầu Sơn có thể viết lại điều đó bởi nó có thể cho thấy một nền văn hóa tiền Hà Mỗ Độ.

“Theo những gì còn sót lại từ di chỉ Tỉnh Đầu Sơn, phương thức sản xuất và cách sống của người dân ở đây rất khác so với ở nền văn hoá Hà Mỗ Độ. Đó là một khám phá rất quý giá đối với chúng tôi khi nghiên cứu về thời kỳ tiền sử” - giáo sư Guoping nói.

Bên cạnh việc cung cấp một cái nhìn về lịch sử phát triển của con người trong khu vực, địa điểm này cũng có tầm quan trọng về môi trường.

Giám đốc Viện Khảo cổ học Chiết Giang - giáo sư Liu Bin - nói thêm: “Đây là một khám phá rất quan trọng vì nó nằm ngay sát bờ biển cổ đại. Nhờ những phát hiện, giờ đây, chúng ta biết rõ ràng chân trời ở đâu cách đây 8.000 năm. Điều quan trọng đối với chúng tôi là nghiên cứu những thay đổi của khí hậu và biển trong 10.000 năm qua".

Khai quật khảo cổ ở di chỉ Tỉnh Đầu Sơn. Ảnh: Xinhua/New Blue Network
Khai quật khảo cổ ở di chỉ Tỉnh Đầu Sơn. Ảnh: Xinhua/New Blue Network

Bản thân quá trình khai quật cũng có giá trị học thuật cao. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng kết cấu thép bao quanh để khai quật những tàn tích quy mô lớn và bị chôn vùi sâu, trái ngược với các phương pháp khảo cổ học truyền thống.

Các chuyên gia cho hay, kỹ thuật này mở đường cho các cuộc khai quật khảo cổ khác trong môi trường ven biển ở Trung Quốc, giúp vẽ nên bức tranh rõ ràng hơn về lịch sử cổ đại của khu vực.

Các chuyên gia hiện tập trung vào việc nghiên cứu các tài liệu được khai quật.

Song Minh
TIN LIÊN QUAN

Kỳ quan khảo cổ Trung Quốc hé lộ nền văn minh cổ đại

Khánh Minh |

Những cổ vật được ví như kỳ quan khảo cổ Trung Quốc ở di tích Tam Tinh Đôi hé lộ nền văn minh cổ đại của Thục quốc.

Khai quật khảo cổ phát hiện lăng mộ Hoàng đế Trung Quốc nghi bị sát hại

Khánh Minh |

Trong khi khai quật một lăng mộ ở Lạc Dương, các nhà khảo cổ Trung Quốc phát hiện hiện vật cho thấy ngôi mộ bí ẩn này là mộ Hoàng đế Lưu Chí của Hán triều.

Trung Quốc giới thiệu phát hiện khảo cổ 5.000 tuổi ở đập Tam Hiệp

Khánh Minh |

Các phát hiện khảo cổ 5.000 năm tuổi ở khu vực đập Tam Hiệp đã được giới thiệu trong một loạt sách mới vừa ra mắt ở Trung Quốc.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Kỳ quan khảo cổ Trung Quốc hé lộ nền văn minh cổ đại

Khánh Minh |

Những cổ vật được ví như kỳ quan khảo cổ Trung Quốc ở di tích Tam Tinh Đôi hé lộ nền văn minh cổ đại của Thục quốc.

Khai quật khảo cổ phát hiện lăng mộ Hoàng đế Trung Quốc nghi bị sát hại

Khánh Minh |

Trong khi khai quật một lăng mộ ở Lạc Dương, các nhà khảo cổ Trung Quốc phát hiện hiện vật cho thấy ngôi mộ bí ẩn này là mộ Hoàng đế Lưu Chí của Hán triều.

Trung Quốc giới thiệu phát hiện khảo cổ 5.000 tuổi ở đập Tam Hiệp

Khánh Minh |

Các phát hiện khảo cổ 5.000 năm tuổi ở khu vực đập Tam Hiệp đã được giới thiệu trong một loạt sách mới vừa ra mắt ở Trung Quốc.