Đông Nam Á nỗ lực “cai nghiện” sản phẩm nhựa

VÂN ANH |

Nhân Ngày Môi trường thế giới 2018, trong khi Liên Hợp Quốc kêu gọi chiến dịch “dọn dẹp ô nhiễm rác thải nhựa lớn nhất thế giới” thì các chuyên gia tập trung vào khu vực Đông Nam Á, nơi có 4 trong số những nước gây ô nhiễm rác thải nhựa trên biển hàng đầu thế giới.

Từ các thành phố lớn như Bangkok và Jakarta đến các khu nghỉ dưỡng ven biển ở Philippines và Việt Nam, túi nilon và vỏ chai nhựa là hình ảnh phổ biến của ô nhiễm chất thải nhựa trong khu vực. Trên toàn cầu, khoảng 8 triệu tấn nhựa được đổ vào đại dương mỗi năm, giết chết sinh vật biển và xâm nhập vào chuỗi thức ăn của con người - theo Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc.

Bốn nước Đông Nam Á gồm Indonesia, Philippines, Thái Lan, Việt Nam cộng với Trung Quốc chiếm tới 60% lượng rác thải nhựa đổ ra đại dương - theo 1 nghiên cứu năm 2015 của tổ chức Bảo vệ Đại dương (Ocean Conservancy) có trụ sở tại Mỹ và Trung tâm Kinh doanh - Môi trường McKinsey. “Năm nền kinh tế này đã tạo ra nhu cầu bùng nổ các sản phẩm tiêu dùng, nhưng thiếu cơ sở hạ tầng quản lý rác thải để đối phó với sự gia tăng rác thải nhựa” - báo cáo cho biết.

Ba năm sau đó, “tình trạng khẩn cấp rác thải” trên đảo thiên đường du lịch Bali của Indonesia và quyết định đóng cửa đảo du lịch Boracay ở Philippines cho thấy, các chính phủ đang nhận thức được tác động của chất thải nhựa - Reuters dẫn lời bà Susan Ruffo, giám đốc các sáng kiến quốc tế của Ocean Conservancy cho hay. “Nhưng đây không chỉ là trách nhiệm của chính phủ, mà tất cả các tập đoàn, xã hội dân sự và mọi công dân đều phải góp phần” - bà Susan nói.

“Nghiện” sản phẩm nhựa

Trong giờ nghỉ trưa, Chinapa Payakha - một nhân viên văn phòng ở Bangkok - đi từ cửa hàng 7-Eleven ra với 2 túi nilon trên tay, 1 chiếc đựng nước ngọt Big Gulp, chiếc kia đựng đồ ăn trưa với 1 quả chuối cũng được bọc trong túi nilon. “Đối với cuộc sống văn phòng, túi nilon thực sự cần thiết” - Chinapa nói. Quả thực, thói quen dùng túi nilon như Chinapa là 1 thách thức mà các nhà vận động môi trường ở Thái Lan phải đối mặt, nơi túi nilon có mặt ở khắp ngóc ngách chợ búa và cửa hàng.

Ông Geoff Baker - một nhà vận động chống ô nhiễm chất thải nhựa - cho biết, ở Thái Lan - nước thải ra hơn 2 triệu rác nhựa mỗi năm, “cơn nghiện” đồ nhựa chưa có dấu hiệu ngừng lại. “Đi đến đâu người ta cũng đưa cho bạn đồ nhựa” - ông Baker, người gây bão mạng xã hội hồi tháng Tư với hơn 700 chiếc túi nilon quấn quanh người, vừa nói vừa bước vào 1 cửa hàng 7-Eleven và chứng kiến dòng người mua chuối bọc trong nilon.

Cái chết gần đây của 1 con cá voi hoa tiêu ở Thái Lan vì nuốt phải 80 túi nhựa nặng đến 8kg gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh không chỉ ở Thái Lan mà còn toàn thế giới. Bộ Tài nguyên Biển và Duyên hải Thái Lan hy vọng, cái chết của con cá voi sẽ giúp nâng cao nhận thức của người dân về rác thải nhựa.

Vài tháng sau khi chính quyền quân sự lên nắm quyền năm 2014, Thái Lan đã đặt ra ưu tiên và mục tiêu đến năm 2021 cho vấn đề quản lý rác thải, trong đó có cắt giảm sử dụng túi nilon, chai lọ nhựa trong các cơ quan chính phủ và doanh nghiệp, cấm dùng đồ nhựa ở các điểm du lịch. Một mức thuế với túi nilon cũng được đưa ra, cùng với mục tiêu tái chế 60% rác thải nhựa vào năm 2021. Tuy nhiên, theo ông Baker, “chưa có thay đổi nào thực sự từ những lời hứa này”. Nhưng 1 phát ngôn viên cho biết, chính phủ Thái Lan cam kết giảm thiểu sử dụng đồ nhựa. “Chúng tôi đã cố gắng nâng cao nhận thức. Người ta quen với sự tiện lợi của nhựa mà không nghĩ đến hậu quả” - người phát ngôn Weerachon Sukhonpatipak nói.

Thức tỉnh

Các quốc gia khác cũng đặt mục tiêu đầy tham vọng. Indonesia, đứng thứ 2 trong nghiên cứu năm 2015 về ô nhiễm chất thải nhựa trong dân cư sống ở vùng biển của 192 quốc gia, cam kết chi 1 tỉ USD/năm để giảm thiểu 70% rác thải nhựa đến năm 2025. Indonesia cũng nỗ lực đánh thuế bao bì nhựa để giúp giải quyết vấn nạn rác thải. Tuy nhiên, Bộ trưởng Công nghiệp Airlangga Hartato phản đối đánh thuế, nói rằng nó sẽ làm tổn thương ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống địa phương.

Ở Philippines, mối đe dọa với sinh vật biển nên được coi là “lời kêu gọi thức tỉnh” để mọi người giảm thiểu sử dụng đồ nhựa - Jonas Leones, 1 quan chức cao cấp Bộ Môi trường Philippines cho biết. Philippines không áp đặt lệnh cấm dùng túi nilon trên toàn quốc, nhưng một số chính quyền địa phương đang tự điều chỉnh. Một số trung tâm mua sắm cũng đã thay túi nhựa bằng túi giấy và khuyến khích sử dụng tái chế.

Nhân Ngày Môi trường thế giới 2018, sáng 4.6, 22 đại sứ quán và các tổ chức quốc tế ở Việt Nam đã ký Quy tắc ứng xử về chống ô nhiễm chất thải nhựa. Thông qua việc ký quy tắc ứng xử này, các cơ quan đối tác quốc tế cam kết tiến hành đánh giá hiện trạng sử dụng các sản phẩm nhựa dùng 1 lần tại văn phòng cơ quan và bắt đầu thay đổi cách thức hoạt động để giảm thiểu chất thải nhựa. “Là các tổ chức đối tác quốc tế, chúng tôi vinh dự được làm việc tại Việt Nam và chia sẻ trách nhiệm chung nhằm giảm chất thải nhựa của chúng tôi tại đất nước xinh đẹp này và bảo vệ môi trường cho các thế hệ tương lai” - Đại sứ Canada tại Việt Nam Ping Kitnikone nói.

VÂN ANH
TIN LIÊN QUAN

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Mục tiêu giải ngân 94.161 tỉ đồng, tập trung phát triển đường bộ cao tốc

Đặng Tiến |

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đặt mục tiêu giải ngân 94.161 tỉ đồng năm 2023, tập trung phát triển đường bộ cao tốc và nhiệm kỳ sau tập trung phát triển đường sắt tốc độ cao.