Đông Nam Á đặt cược hàng chục tỉ USD vào thủy điện tích năng

Thùy Trang |

Công suất lắp đặt thủy điện tích năng của Đông Nam Á được dự đoán sẽ tăng từ 2,3 GW lên 18 GW vào năm 2033.

Philippines, Việt Nam, Indonesia và Thái Lan đang đầu tư lớn và có các chính sách khuyến khích phát triển thủy điện tích năng. Nguồn năng lượng này có thể giúp khu vực chuyển giao từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng tái tạo - theo trang Oilprice.

Thủy điện tích năng được dự đoán sẽ đóng vai trò quan trọng trong chuyển đổi năng lượng của Đông Nam Á trong tương lai. Công suất lắp đặt thủy điện tích năng ở Đông Nam Á được dự đoán sẽ tăng gấp 8 lần - từ 2,3 gigawatts (GW) vào năm 2024 lên 18 GW vào năm 2033. Đồng thời, nó cũng thu hút một lượng đầu tư khoảng 12 đến 70 tỉ USD.

Với 64% nguồn năng lượng của khu vực đến từ nhiên liệu hóa thạch, các biện pháp dự trữ năng lượng xanh là vô cùng quan trọng để tăng tính linh hoạt của hệ thống điện, nhất là trong bối cảnh những nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời và năng lượng gió dần được tích hợp.

Hiện nay, 2,7 GW của thủy điện tích năng đang được xây dựng và 13,3 GW còn lại đang trong các giai đoạn khác nhau. Dù Thái Lan đang tự hào có công suất hiện tại ấn tượng nhất khu vực, song Philippines sẽ sớm vượt mặt nước này với công suất 5,7 GW.

Các quốc gia khác trong khu vực đang đầu tư vào thủy điện tích năng bao gồm Việt Nam (4,5 GW) và Indonesia (4,2 GW). Thái Lan cũng sẽ đóng góp vào sự tăng trưởng của khu vực trong năm 2033, với 1,6 GW đang được dự tính đưa vào phát triển.

Bà Nevi Cahya Winofa - chuyên viên phân tích năng lượng tái tạo của công ty Rystad Energy nhận định rằng: “Thủy điện tích năng là một giải pháp hứa hẹn đáp ứng nhu cầu về năng lượng đang dần tăng trong khu vực. Điều này đặc biệt quan trọng cho việc duy trì sự đáng tin cậy của hệ thống lưới điện trong bối cảnh Đông Nam Á đang tích hợp thêm nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời và năng lượng gió. Tuy nhiên, các nhà hoạch định chiến lược và phát triển phải thực hiện tốt công tác quản lý rủi ro trước những nguy cơ và bất trắc khi đưa thủy điện tích năng vào hoạt động.

Bộ Năng Lượng Philippines đang tích cực điều phối công nghệ dự trữ năng lượng, bao gồm thủy điện tích năng. Trong chương trình đấu giá năng lượng xanh (GEAP 3) sắp diễn ra vào nửa sau của năm 2024, Bộ Năng Lượng Philippines dự định sẽ đem lại 3,1 GW thủy điện tích năng.

Tương tự, Quy hoạch điện VIII của Việt Nam đặt mục tiêu đạt được 2,4 GW thủy điện tích năng vào năm 2030, với những dự án như Bác Ái và Ninh Sơn đang trong quá trình xây dựng. Bên cạnh đó, Indonesia, Thái Lan và các quốc gia khác trong khu vực cũng đang tạo ra những bước tiến nhất định trong xây dựng chính sách liên quan đến thủy điện tích năng.

Các công ty nhà nước đang đi đầu về các dự án thủy điện tích năng ở Indonesia, Philippines, Việt Nam và Thái Lan. Xu hướng này khá dễ thấy đối với 3 nhà phát triển lớn nhất Đông Nam Á có sở hữu nhà nước khá đáng kể. Công ty PLN của Indonesia đang đi đầu khu vực với công suất 3,7 GW.

Việc chi phí ban đầu quá cao và thời gian thu hồi vốn đầu tư quá lâu khiến cho các dự án về thủy điện tích năng kém phần hấp dẫn đối với các công ty tư nhân.

Tuy nhiên, Philippines không đi theo xu hướng chung này. Khác với các nước láng giềng, đất nước này có thị trường điện cạnh tranh cả về sản xuất lẫn phân phối. Sự cạnh tranh này tạo ra giá điện bán buôn biến động mạnh so với các thị trường được điều tiết. Điều này khiến cho thủy điện tích năng hấp dẫn hơn trong mắt các nhà phát triển ở Philippines.

Thùy Trang
TIN LIÊN QUAN

Các siêu đập thủy điện Trung Quốc đón mưa vàng giải nhiệt

Thanh Hà |

Trung Quốc là quốc gia có hệ thống thủy điện lớn nhất thế giới. Hệ thống siêu đập thủy điện Trung Quốc có công suất 425 gigawatt, bao gồm nhà máy thủy điện lớn nhất tại đập Tam Hiệp trên sông Dương Tử.

Trung Quốc đưa thủy điện cao bậc nhất thế giới vào hoạt động

Song Minh |

Trung Quốc vận hành tổ máy đầu tiên của một trong những nhà máy thủy điện nằm ở độ cao cao nhất thế giới.

Hiểm họa khôn lường từ những đập thủy điện chắn ngang sông

Ngọc Vân |

Sự gia tăng các đập thủy điện đang gây ra những hiểm họa khôn lường.

Chợ báo giấy giữa lòng Thủ đô tất bật mỗi sáng tinh mơ

Việt Anh - Hoàng Xuyến |

Suốt hàng chục năm qua, dù là ngày nắng hay mưa, cứ mỗi sáng tinh mơ, dọc vỉa hè phố Đinh Lễ lại nhộn nhịp cảnh người người phân loại, đưa những đầu báo giấy đến các cơ quan công sở của Thủ đô.

Giới trẻ Hà Nội thức xuyên đêm để kịp đi uống cà phê lúc 4h sáng

Trần Phương Chi |

Để kịp có mặt tại quán cà phê từ 4h sáng, nhiều bạn trẻ thức xuyên đêm để thử cảm giác hẹn hò, tán gẫu và ngắm phố xá Hà Nội lúc mặt trời chưa mọc.

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vào Bảng xếp hạng 500 công ty lớn nhất Đông Nam Á

Khương Duy |

Tạp chí Fortune ngày 18.6 đã công bố bảng xếp hạng 500 công ty Đông Nam Á năm 2024 - the Southeast Asia 500. Đây là lần đầu tiên Fortune công bố bảng xếp hạng 500 công ty lớn nhất trong khu vực dựa theo doanh thu của năm tài chính 2023. Trong số 70 doanh nghiệp Việt Nam lọt vào bảng danh sách này, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) góp mặt 8 doanh nghiệp thành viên, trực thuộc.

Hoãn phiên tòa xử vụ tai nạn khiến 3 thành viên CLB HAGL tử vong

THANH TUẤN |

Gia Lai - Sáng 20.6, TAND tỉnh Gia Lai đã hoãn phiên tòa đối với Đinh Tiến Bình (SN 1987, nghề nghiệp lái xe, trú tại thị trấn Nhơn Hòa, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) về tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” khiến 3 người trong CLB bóng đá Hoàng Anh Gia Lai tử vong.

Truy tìm Tổng Giám đốc và nhiều nhân viên Công ty Đại Lộc Land

Quang Việt |

Từ trình báo của các cá nhân về việc đổ tiền đầu tư vào Công ty Đại Lộc Land song không được thanh toán, Cơ quan điều tra xác định có dấu hiệu lừa đảo nên truy tìm Tổng Giám đốc và dàn nhân viên doanh nghiệp này.

Các siêu đập thủy điện Trung Quốc đón mưa vàng giải nhiệt

Thanh Hà |

Trung Quốc là quốc gia có hệ thống thủy điện lớn nhất thế giới. Hệ thống siêu đập thủy điện Trung Quốc có công suất 425 gigawatt, bao gồm nhà máy thủy điện lớn nhất tại đập Tam Hiệp trên sông Dương Tử.

Trung Quốc đưa thủy điện cao bậc nhất thế giới vào hoạt động

Song Minh |

Trung Quốc vận hành tổ máy đầu tiên của một trong những nhà máy thủy điện nằm ở độ cao cao nhất thế giới.

Hiểm họa khôn lường từ những đập thủy điện chắn ngang sông

Ngọc Vân |

Sự gia tăng các đập thủy điện đang gây ra những hiểm họa khôn lường.