Đối thoại Shangri La: Rào cản lòng tin khiến Mỹ, Trung khó xích lại

Thanh Hà |

Phát biểu khai mạc Đối thoại Shangri-La 2019 tối 31.5, Thủ tướng Singapore cho rằng, vấn đề cơ bản giữa Mỹ và Trung Quốc là "thiếu lòng tin chiến lược" lẫn nhau.

Hội nghị thượng đỉnh quốc phòng thường niên kéo dài 3 ngày diễn ra vào thời điểm căng thẳng thương mại leo thang giữa Washington và Bắc Kinh, hai bên đã đánh thuế trị giá hàng tỉ USD cho hàng hóa của đối phương.

Phát biểu trước các bộ trưởng quốc phòng, quan chức quân sự, các nhà hoạch định chính sách và học giả, trong đó có cả Mỹ và Trung Quốc, Thủ tướng Lý Hiển Long cho rằng, nếu tiếp tục đi theo con đường hiện tại, "sẽ là sai lầm nghiêm trọng của cả hai bên".

Thủ tướng Lý Hiển Long cho rằng, không có sự chắc chắn chiến lược nào về đối đầu Mỹ - Trung Quốc nhưng nếu xảy ra sẽ không giống Chiến tranh Lạnh.

Ông lý giải rằng, Trung Quốc có liên kết kinh tế và thương mại rộng lớn với phần còn lại của thế giới và là một điểm quan trọng trong nền kinh tế thế giới.

"Trên thực tế, tất cả các đồng minh của Mỹ ở Châu Á, bao gồm Nhật Bản, Philippines, Hàn Quốc, Thái Lan và Australia cũng như nhiều bạn bè và đối tác của Mỹ, trong đó có Singapore, đều có Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất" - ông nói.

Thủ tướng Lý Hiển Long nhấn mạnh: "Họ đều là đồng minh, là bạn của Mỹ nhưng đối tác thương mại lớn nhất của họ là Trung Quốc. Họ đều hy vọng Mỹ và Trung Quốc sẽ giải quyết sự khác biệt. Các bên muốn làm bạn với cả hai để vun đắp quan hệ an ninh, kinh tế với Mỹ đồng thời phát triển kết nối kinh doanh với Trung Quốc”.

Theo Thủ tướng Singapore, nếu thực sự có một cuộc xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc, kết cục xấu hơn có thể xảy ra với nền kinh tế Trung Quốc Thủ tướng Lý Hiển Long nhận định: "Mỹ vẫn là nước mạnh nhất trên thế giới. Nền kinh tế vẫn đổi mới nhất và mạnh nhất đồng thời có năng lực quân sự vượt xa bất kỳ nước nào khác. Người Mỹ lo Trung Quốc bắt kịp Mỹ, nhưng dù Trung Quốc có thể vượt ở một số lĩnh vực cũng sẽ mất rất nhiều năm để ngang hàng với Mỹ" - ông nói.

Thủ tướng Singapore cảnh báo, nếu xung đột tiếp diễn giữa hai cường quốc sẽ dẫn tới nhiều hệ quả nguy hại. Nhiều vấn đề quốc tế nóng như tình hình Triều Tiên,  không phổ biến hạt nhân và biến đổi khí hậu không thể được giải quyết nếu không có sự tham gia đầy đủ của Mỹ và Trung Quốc, cùng với các quốc gia khác.

"Về mặt kinh tế, tổn thất không chỉ là 1 hoặc 2% GDP của thế giới, mà là những lợi ích to lớn của thị trường và chuỗi sản xuất toàn cầu cũng như việc chia sẻ hiểu biết và những đột phá cho phép tất cả các quốc gia cùng tiến lên nhanh hơn" - ông nói.

Thủ tướng Lý Hiển Long nói rằng, quan hệ Mỹ-Trung sẽ định hình quan hệ quốc tế trong nhiều năm tới. "Chúng tôi hy vọng Mỹ và Trung Quốc tìm ra cách thức  hướng tới mang tính xây dựng, dù cạnh tranh là chắc chắn, nhưng đồng thời hợp tác trong các vấn đề lớn mà hai bên cùng quan tâm và có tầm quan trọng toàn cầu" - ông nói.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Ông chủ Lầu Năm Góc và Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc sắp gặp nhau

Hải Anh |

Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan sẽ gặp Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa tại một diễn đàn quốc phòng Châu Á tổ chức ở Singapore trong tháng 6 tới.

Nhiều vành đai, nhiều con đường tại Đối thoại Shangri-La

THANH HÀ |

Đối thoại Shangri - La diễn ra từ 1 - 3.6 sẽ củng cố tầm quan trọng ngày càng lớn của khái niệm Ấn Độ - Thái Bình Dương đối với an ninh và ổn định ở Đông Nam Á, cây viết Rory Medcalf nhận định trong bài viết đăng tải trên Policy Forum.

Trung Quốc tìm mọi cách xoay chuyển tình thế tại Đối thoại Shangri-La

Vân Anh |

Với điểm nóng Biển Đông và các hành vi quân sự hóa đảo nhân tạo trong chương trình nghị sự, Trung Quốc tìm mọi cách định hình Đối thoại Shangri-La thành một hội nghị trao đổi học thuật hơn là một cuộc tranh luận chính sách.

Rét buốt 13 độ C, người dân vẫn chen chân đến chợ hoa Quảng An ngày cận Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Mặc dù Hà Nội đang rét buốt, nhiệt độ về đêm giảm sâu dưới 13 độ C nhưng chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn tấp nập, nhộn nhịp người bán, kẻ mua trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2023.

Giờ thứ 9: Điếng người khi biết con nuôi của chồng chính là con riêng (P1)

Nhóm PV |

Trong cuộc sống hiện đại, quan niệm "con nào cũng là con" được rất nhiều người ủng hộ. Và dù rằng là con trai hay gái cũng được yêu thương, chăm sóc như nhau. Tuy nhiên, vẫn có những người còn giữ những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, mong muốn có một cậu con trai để nối dõi và để hương hỏa cho ông bà tổ tiên. Vì lí do đó, nhiều người đã đánh mất niềm hạnh phúc của gia đình và những đứa con của chính họ.

Chương trình Giờ thứ 9 do NSND Khải Hưng là đạo diễn. Giọng đọc: NSND Minh Hòa – NSƯT Phú Thăng. Âm nhạc: Xuân Phương.

Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: media@laodong.vn.

Bản tin dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 19.1

NHÓM PV |

Dự báo thời tiết mới nhất 19.1: Khu vực Nam Bộ ngày mai có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, đêm không mưa.

Hà Nội: Tết vẫn chưa về đến... làng chài

Kim Sơn |

Hà Nội - Những ngày này không khí xuân đã tràn ngập khắp phố phường, người người nhà nhà ra đường sắm Tết. Tuy nhiên, ở làng chài Văn Đức (Gia Lâm) người dân vẫn đang tất bật mưu sinh, kiếm con tôm con cá cho bữa ăn hàng ngày.

Nhiều lý do để trừ, cắt thưởng Tết của người lao động

Bảo Hân |

Vụ việc một công ty tại Bạc Liêu có thông báo về việc cắt thưởng cuối năm do không like, share bài của giám đốc đang thu hút sự chú ý của dư luận.

Ông chủ Lầu Năm Góc và Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc sắp gặp nhau

Hải Anh |

Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan sẽ gặp Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa tại một diễn đàn quốc phòng Châu Á tổ chức ở Singapore trong tháng 6 tới.

Nhiều vành đai, nhiều con đường tại Đối thoại Shangri-La

THANH HÀ |

Đối thoại Shangri - La diễn ra từ 1 - 3.6 sẽ củng cố tầm quan trọng ngày càng lớn của khái niệm Ấn Độ - Thái Bình Dương đối với an ninh và ổn định ở Đông Nam Á, cây viết Rory Medcalf nhận định trong bài viết đăng tải trên Policy Forum.

Trung Quốc tìm mọi cách xoay chuyển tình thế tại Đối thoại Shangri-La

Vân Anh |

Với điểm nóng Biển Đông và các hành vi quân sự hóa đảo nhân tạo trong chương trình nghị sự, Trung Quốc tìm mọi cách định hình Đối thoại Shangri-La thành một hội nghị trao đổi học thuật hơn là một cuộc tranh luận chính sách.